Trong hoạt động kinh doanh, đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì bắt buộc phải có là giấy phép hành nghề. Đây là một trong những yếu tố cơ bản, quan trọng trước khi doanh nghiệp đó đi vào hoạt động.
Mục lục bài viết
1. Giấy phép hành nghề là gì?
Giấy phép hành nghề/ chứng chỉ hành nghề là một trong những loại giấy tờ vô cùng quan trọng và nhìn vào đó có thể đánh giá được năng lực chuyên môn cũng như những kỹ năng của người được cấp chứng chỉ hành nghề. Theo đó, chứng chỉ hành nghề được hiểu chung là một văn bằng mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định. Đối với mỗi ngành nghề khác nhau thì sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề tương ứng, phù hợp với ngành nghề kinh doanh của họ.
– Hiệu lực của chứng chỉ hành nghề: đối với những chứng chỉ hành nghề được cấp ở nước ngoài không có hiệu lực thi hành tại Việt Nam( trừ trường hợp đặc biệt pháp luật chuyên ngành hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.)
– Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề, đây là một trong những yếu tố cơ bản quan trọng trước khi doanh nghiệp đó đi vào hoạt động. Tuy nhiên, trên thực tế, đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật, việc đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh đó phải thực hiện theo quy định như sau:
+ Giám đốc của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định.
+ Giám đốc của doanh nghiệp đó và ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc và người khác phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định.
+ Ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không yêu cầu Giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề.
2. Những ngành nghề phải có chứng chỉ, giấy phép hành nghề phổ biến:
Theo quy định tại phụ lục IV,
– Kinh doanh dịch vụ pháp lý: đây là một dịch vụ, ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó đòi hỏi người tham gia vào kinh doanh dịch vụ pháp lý( luật sư, công chứng viên,…) cần phải có chứng chỉ hành nghề. Theo đó, chứng chỉ hành nghề như: luật sư, công chứng viên… là văn bằng do Bộ Tư Pháp kết hợp với các Tổ chức Luật Sư cấp sau khi thông qua kết quả kiểm ta tập sự hành nghề.
– Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (trong trường hợp không ủy quyền): theo đó, đại diện sở hữu công nghiệp gồm tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và cá nhân hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp trong tổ chức đó. Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề, người đại diện sở hữu công nghiệp trong tổ chức: (1) Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, (2) Thường trú tại Việt Nam, (3) Có bằng tốt nghiệp đại học,(4) Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về sở hữu công nghiệp liên tục từ năm năm trở lên hoặc đã trực tiếp làm công tác thẩm định các loại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về sở hữu công nghiệp liên tục từ năm năm trở lên hoặc đã tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp.
– Dịch vụ làm thủ tục về thuế: điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế đó là: (1) là người Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam từ 12 tháng trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, (2) có thời gian công tác thực tế về thuế, tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên, (3) có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc ngành, chuyên ngành kinh tế, thuế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành khác ( lưu ý: tổng số đơn vị học trình hoặc tín chỉ hoặc tiết học của các môn học kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế, phân tích hoạt động tài chính từ 7% trở lên trên tổng số học trình hoặc tín chỉ hoặc tiết học cả khóa học),
– Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm: theo đó những người xin cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm có thể là: Bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam bao gồm những điều kiện sau: (1) Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam; (2) Giấy chứng nhận là lương y; (3) Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền. Trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền thì không cần có văn bản xác nhận quá trình thực hành và phải có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. (4) Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự ( không đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.)
– Dịch vụ khám chữa bệnh y học cổ truyền tư nhân
– Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y, theo đó điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y là: Đối với chủ cửa hàng kinh doanh thuốc thú y chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y tối thiểu phải có bằng kỹ sư chăn nuôi hoặc trung cấp thú y, chăn nuôi thú y do các cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp; hoặc trung cấp sinh học, nuôi trồng thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản. Đối với người trực tiếp bán hàng tối thiểu phải có chứng chỉ tốt nghiệp lớp tập huấn về lĩnh vực đăng ký hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh cấp;
3. Những ngành nghề phải có chứng chỉ, giấy phép hành nghề khác:
Ngoài những ngành nghề nêu trên những ngành nghề sau đây cũng yêu cầu cần có chứng chỉ, giấy phép hành nghề bao gồm:
– Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
– Sản xuất, mua bán thuốc thú y; thú y thủy sản
– Dịch vụ kiểm toán
–
– Giám sát thi công xây dựng công trình (Tùy hạng công trình);
– Khảo sát xây dụng (Tùy hạng công trình);
– Thiết kế xây dựng công trình (Tùy hạng công trình);
– Tư vấn quản lý chi phí xây dựng hạng 1;
– Tư vấn quản lý chi phí xây dựng hạng 2
– Đấu giá tài sản;
– Dịch vụ môi giới bất động sản;
– Dịch vụ định giá bất động sản;
– Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản – chức năng môi giới;
– Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản – chức năng định giá;
– Dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải;
– Hoạt động xông hơi khử trùng.
Những ngành nghề được nêu trên đều là những ngành nghề kinh doanh có điều kiện và trước khi đi vào hoạt động thì đều cần phải có chứng chỉ hành nghề, đây là một trong những điều kiện tiên quyết. Đối với mỗi loại ngành nghề khác nhau thì chứng chỉ hành nghề sẽ được cấp theo quy định của pháp luật chuyên ngành về loại ngành nghề kinh doanh, dịch vụ đó. Nếu không có chứng chỉ hành nghề mà vẫn đi vào hoạt động, kinh doanh thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:
–