Điều kiện để người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam? Thời hạn người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam?
Trong quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì người nước ngoài có quyền sở hữu đối với tài sản là nhà ở, chủ thể đối với tài sản thường có các quyền như: “quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật” đối với người nước ngoài thì cũng có đầy đủ các quyền giống như công dân Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh quy định về quyền sở hữu tài sản là nhà ở được quy định trong pháp luật Nhà ở thì cũng theo quy định tại pháp luật này cũng có quy định thêm về điều kiện để người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Do đó, có thể thấy rằng pháp luật nước ta rất chú trọng đến việc quy định về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Vậy pháp luật nước ta quy định về điều kiện để người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam có nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung chi tiết như sau:
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014;
1. Điều kiện để người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Trên cơ sở quy định về việc người nước ngoài có thể sở hữu nhà ở tại Việt Nam khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định dựa theo căn cứ theo quy định tại Điều 160 Luật Nhà ở 2014, do đó, theo như quy định này thì cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở phải đáp ứng điều kiện sau:
“Điều 160. Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Đối với tổ chức nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
3. Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam”.
Trong trường hợp pháp luật nhà ở quy định về giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì được sửa đổi bổ sung dựa theo căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 74
Đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở của cá nhân nước ngoài được quy định tại Luật Nhà ở năm 2014 bao gồm: cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam và cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở năm 2014, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ Việt Nam.
Như vậy, từ quy định được nêu ra ở trên thì đối với cá nhân là người nước ngoài, pháp luật hiện hành chỉ cần một điều kiện duy nhất là được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Bên cạnh đó, xét về đối tượng của quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài hiện nay cũng được mở rộng hơn so với quy định tại Nghị quyết số 19/2008/NQ- QH12. Không những thế mà người nước ngoài theo như quy định này thì vẫn chỉ được mua nhà ở thương mại trong dự án nhưng được mở rộng thêm cả nhà ở riêng lẻ.
2. Thời hạn người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Trên cơ sở quy định để giới hạn về quyền sở hữu nhà ở của cá nhân, tổ chức người nước ngoài bằng số lượng nhà ở mà cá nhân nước ngoài được phép sở hữu, bên cạnh đó pháp luật còn có quy định về thời hạn sở hữu nhà ở cũng là một trong những quy định giới hạn quyền sở hữu của người nước ngoài tại Việt Nam về mặt thời gian.
Trong khi pháp luật nước ngoài quy định về việc tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước họ được sở hữu nhà ổn định lâu dài và không có quy định về việc hạn chế thời hạn sử dụng là bao nhiêu năm. Thì theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành đối với quyền sở hữu nhà ở của cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với những đối tượng này.
Do đó quy định về thời hạn sử dụng là năm mươi năm nên khi hết hạn, nếu chủ sở hữu đối với nhà ở là cá nhân, tổ chức nước ngoài mà có nhu cầu gia hạn về thời gian gia hạn quyền sở hữu nhà ở này thì có thể được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nhà nước Việt Nam. Để quản lý về việc thời hạn sở hữu nhà ở của cá nhân, tổ chức nước ngoài phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận nhà ở mà đối tượng này được cấp. Bên cạnh việc quy định về thời hạn sở hữu nhà của cá nhân nước ngoài thì nếu trong trường hợp cá nhân nước ngoài thực hiện việc kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì cá nhân, nước ngoài được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam.
Bởi vì, pháp luật Việt Nam có quy định về quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức nước ngoài đối với tài sản là nhà ở giống như công dân Việt nam gồm những quyền cơ bản theo quy định của
Ngoài ra, pháp luật hiện hành cũng có quy định về việc chủ thể bán hoặc tặng cho nhà ở của mình cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì bên mua, bên nhận tặng cho được sở hữu nhà ở ổn định lâu dài. Và ngược lại thì khi chủ sở hữu nhà ở đó thực hiện việc bán hoặc tặng cho nhà ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì bên mua, bên nhận tặng cho chỉ được sở hữu nhà ở trong thời hạn còn lại.
Nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì phải có đơn ghi rõ thời hạn đề nghị gia hạn thêm kèm theo bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đối với nhà ở và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở đó xem xét, giải quyết trước khi hết hạn sở hữu nhà ở ba tháng theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và có văn bản đồng ý gia hạn một lần thời hạn sở hữu nhà ở theo đề nghị của chủ sở hữu nhưng tối đa không quá năm mươi năm và kể từ khi hết hạn sở hữu nhà ở lần đầu ghi trên Giấy chứng nhận trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của chủ sở hữu
Như vậy, có thể thấy việc pháp luật Nhà ở nước ta có quy định rất chặt chẽ trong việc quản lý nhà ở trong quá trình mà cá nhân, tổ chức nước ngoài khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì có quyền sở hữu đối với nhà ở đó. Bởi lẽ có việc quản lý này là do Nhà nước ta thực hiện việc quản lý về thời gian sở hữu nhà nhằm để giới hạn thời gian sở hữu nhà của á nhân, tổ chức nước ngoài hướng đến việc quản lý về đất đai và nhà ở đối với những đối tượng này dễ dàng hơn. Mặt khác là để đảm báo an ninh quốc phòng của quốc gia.