Trong một số trường hợp trong quá trình ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự thì lại thấy được những tình tiết, những căn cứ cho rằng vẫn còn những thiếu xót thì sẽ ra quyết định kháng nghị quyết định khởi tố vụ án hình sự. Vậy, Mẫu quyết định kháng nghị quyết định khởi tố vụ án hình sự bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định kháng nghị quyết định khởi tố vụ án hình sự là gì?
Mẫu quyết định kháng nghị quyết định khởi tố vụ án hình sự là mẫu quyết định do cơ quan có thẩm quyền ban hành khi có căn cứ về việc đưa ra quyết định kháng nghị quyết định khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. Về bản chất, khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tung trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định sự việc xảy ra có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc ra quyết định không khởi tố vụ án. vụ hình sự,. Quyết định khởi tố vụ án là cơ sở pháp lí để thực hiện việc điều tra. Các hoạt động điều tra và việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế chỉ được tiến hành sau khi có quyết định khởi tố vụ án. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết phải làm sáng tỏ những tài liệu đầu tiên, xác định hoàn cảnh, địa điểm xảy ra tội phạm, thu thập những vật chứng và những tình tiết có giá trị cho việc phát hiện tội phạm thì tiến hành khám nghiệm hiện trường; khám nghiệm tử thi; trưng cầu giám định; yêu cầu định giá tài sản; trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì giữ người hoặc bắt người trước khi khởi tố vụ án. Do đó, khi không có căn cứ quyết định khởi tố vụ án mà vẫn tiến hành khởi tố vụ án thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định kháng nghị quyết định khởi tố vụ án hình sự. Mẫu quyết định kháng nghị quyết định khởi tố vụ án hình sự nêu rõ những nội dung về: tên
Mẫu quyết định kháng nghị quyết định khởi tố vụ án hình sự là mẫu văn bản được dùng để đưa ra quyết định về việc kháng nghị quyết định khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. Theo đó,
Khi tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, cơ quan có thẩm quyền khởi tố phải xác định có sự việc xảy ra hay không, nếu có sự việc xảy ra phải xem sự việc đó có hay không có dấu hiệu tội phạm. Giai đoạn khởi tố vụ án có nhiệm vụ xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để khởi tố hoặc không khởi tố vụ án, bảo đảm không tội phạm nào không bị phát hiện, không người vô tội nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự oan. Khi xác định có dấu hiệu tội phạm, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án.
– Nếu xác định không có dấu hiệu tội phạm hoặc có các căn cứ khác theo quy định của pháp luật thì ra quyết định không khởi tố vụ án. Trong trường hợp đặc biệt, khi xác định “những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể…” thì không khởi tố vụ án hình sự mà có thể xử lý bằng các biện pháp khác. Về bản chất, kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm là quyền của những người tham gia tố tụng và viện kiểm sát theo quy định của pháp luật để nghị toà án cấp trên trực tiếp của toà án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Mẫu quyết định kháng nghị quyết định khởi tố vụ án hình sự là căn cứ để kháng nghị và hủy quyết định khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Mẫu quyết định kháng nghị quyết định khởi tố vụ án hình sự:
VIỆN KIỂM SÁT (1)
(2) ……….
Số:…../QĐKN-VKS…-…(3)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
……, ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH
KHÁNG NGHỊ QUYẾT ĐỊNH KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT…
Căn cứ các điều 153, 157 và 161 Bộ luật Tố tụng hình sự;
Xét thấy Quyết định khởi tố vụ án hình sự số….…. ngày… tháng..…. năm….. của Hội đồng xét xử, Tòa án (4)… đối với vụ án…… là không có căn cứ, vì.. (5)
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Kháng nghị Quyết định khởi tố vụ án hình sự số……ngày…… tháng… năm……. của Hội đồng xét xử, Tòa án.(4)
Điều 2. Đề nghị Tòa án (6) … ra quyết định hủy bỏ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số… ngày… tháng… năm của Hội đồng xét xử, Tòa án(4)
Nơi nhận:
– Tòa án đã ra Quyết định khởi tố;
–
– …………;
– Lưu: HSKS, VP.
VIỆN TRƯỞNG (7)
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn mẫu quyết định kháng nghị quyết định khởi tố vụ án hình sự:
(1): Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
(2): Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
(3): Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
(4): Ghi tên Tòa án đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự
(5): Nêu rõ một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 BLTTHS
(6): Ghi tên Tòa án trên một cấp
(7): Trường hợp Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền ký thay thì ghi như sau:“KT. VIỆN TRƯỞNG/ PHÓ VIỆN TRƯỞNG”
4. Quy định của pháp luật về kháng nghị quyết định khởi tố vụ án hình sự:
– Về đối tượng của kháng cáo, kháng nghị: Bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật là đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm. Theo đó, bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật không phải là đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm mà là đối tượng của kháng nghị giám đốc thẩm nếu phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án; là đối tượng của kháng nghị tái thẩm nếu phát hiện có tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định mà toà án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.
– Đối tượng của kháng cáo cũng như kháng nghị phúc thẩm là bản án sơ thẩm có thể. Quyết định sơ thẩm có thể là đối tượng của kháng cáo cũng như kháng nghị nhưng cũng có thể chỉ là đối tượng của kháng nghị phúc thẩm. Đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm bao gồm những quyết định như: Quyết định sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo; quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo; quyết định khác của toà án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015. như: quyết định của toà án về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Quyết định sơ thẩm chỉ là đối tượng của kháng nghị phúc thẩm như: quyết định của toà án về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện, huỷ quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện
– Về chủ thể và phạm vi kháng nghị (Điều 336 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.): Viện kiểm sát cùng cấp với toà án đã ra bản án, quyết định sơ thẩm và viện kiểm sát cấp trên trực tiếp của viện kiểm sát đó có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Việc kháng nghị của viện kiểm sát khi phát hiện ra những sai lầm, thiếu sót của bản án, quyết định sơ thẩm không những là quyền hạn mà còn là trách nhiệm của viện kiểm sát trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.
– Theo đó, pháp luật quy định viện kiểm sát có quyền yêu cầu toà án giải quyết lại vụ án theo hướng tăng nặng hoặc giảm nhẹ hình phạt, tăng hay giảm mức bồi thường cho phù hợp với pháp luật, đường lối, chính sách của Nhà nước và thực tế khách quan của vụ án. Bên cạnh đó, viện kiểm sát có thể kháng nghị toàn bộ hay một phần bản án hoặc quyết định đối với tất cả bị cáo và những người tham gia tố tụng khác hay chỉ với một số người.
– Thẩm quyền quyết định kháng nghị thuộc về viện trưởng viện kiểm sát. Theo quy định của pháp luật, khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, phó viện trưởng viện kiểm sát có quyền quyết định kháng nghị. ( Lưu ý: theo quy định của pháp luật Viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát không được uỷ quyền kháng nghị cho kiểm sát viên.)
– Khi tiến hành ra quyết định kháng nghị quyết định khởi tố vụ án hình sự thì chủ thể kháng nghị phải nêu rõ được những lý do( một trong các căn cứ không khởi tố quy định tại Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự 2015) khi đó, quyết định kháng nghị kháng nghị khởi tố vụ án hình sự và đề nghị Tòa án đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đó phải ra quyết định hủy bỏ Quyết định khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Bộ luật tố tụng hình sự 2015.