Giấy tờ có giá là loại tài sản đặc biệt ngày càng được sử dụng như một tài sản cực kỳ có giá trị về mặt kinh tế, người ta vẫn thường có thể trao đổi giấy tờ có giá để đạt được các mục đích và mình mong muốn. Vậy giấy tờ có giá là gì?
Mục lục bài viết
1. Khái quát về cưỡng chế thi hành án đối với tài sản là giấy tờ có giá:
Thuật ngữ giấy tờ có giá được dùng phổ biến trong các văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật dân sự, Luật các tổ chức tín dụng,
– Theo Khoản 8, Điều 6,
– Trong Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi
Cưỡng chế thi hành án dân sự là việc chấp hành viên dùng quyền lực của Nhà nước buộc người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ thi hành án của họ, trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án không tự nguyện thi hành án.
Hầu hết các biện pháp cưỡng chế thi hành án đều tác động vào đối tượng là tài sản, ví dụ như tiền, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và dĩ nhiên là bao gồm cả giấy tờ có giá.
Dựa trên khái niệm về cưỡng chế thi hành án dân sự và giấy tờ có giá, có thể đưa ra khái niệm tổng quát về cưỡng chế thi hành án đối với tài sản là giấy tờ có giá như sau:
Cưỡng chế thi hành án đối với tài sản là giấy tờ có giá là việc cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự đối với tài sản là giấy tờ có giá, tức là việc sử dụng quyền lực nhà nước nhằm thu giữ giấy tờ có giá và xử lý giấy tờ có giá để thực hiện nghĩa vụ của người phải thi hành trước người được thi hành án trong trường hợp người phải thi hành án có đủ điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành.
2. Quy định hiện hành về cưỡng chế thi hành án đối với tài sản là giấy tờ có giá:
Theo thông lệ thì tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án có thể do chính người phải thi hành án đang giữ hoặc do người thứ ba giữ. Những phân tích trước đây trong hệ thống dữ liệu của mình, Luật Dương Gia đã nêu rõ các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với tài sản là tiền, phần nào cũng làm sáng tỏ thực trạng thi hành án dân sự về thu tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án dân sự. Trường hợp phát hiện người phải thi hành án có giấy tờ có giá thì Chấp hành viên cần thực hiện biện pháp thu giữ giấy tờ đó để thi hành án. Vấn đề này được quy định tại Điều 82 và Điều 83, Luật Thi hành án dân sự.
Điều 82 quy định rằng:
“1. Trường hợp phát hiện người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân đang giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu giữ giấy tờ đó để thi hành án.
2. Người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án phải chuyển giao giấy tờ đó cho cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân giữ giấy tờ có giá không giao giấy tờ cho cơ quan thi hành án dân sự thì Chấp hành viên yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chuyển giao giá trị của giấy tờ đó để thi hành án.“
Như vậy, Điều 82 cũng chỉ quy định khái quát về thủ tục thu giữ giấy tờ có giá mà chưa quy định định nghĩa về giấy tờ có giá, chưa có quy định về việc tống đạt quyết định thu giữ giấy tờ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án cũng như trách nhiệm của các chủ thể này trong trường hợp không thực hiện quyết định của Chấp hành viên.
Điều 83 quy định khái quát là “Việc bán giấy tờ có giá được thực hiện theo quy định của pháp luật”, nhưng cho đến này cũng chưa có văn bản cụ thể nào hướng dẫn chi tiết về vấn đề này. Một văn bản mang tính hẹp về phạm vi áp dụng sẽ có hiệu lực trong tháng 10/2021 là Thông tư 12/2021/TT-NHNN quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, mong rằng, đấy cũng sẽ là một căn cứ pháp lý có ý nghĩa trong việc xem xét đến việc bán giấy tờ có giá.
Thực tế đã cho thấy, việc cưỡng chế thi hành án dân sự đối với tài sản là giấy tờ có giá gặp rất nhiều khó khăn, mặc dù đây là loại tài sản có khả năng đảm bảo nghĩa vụ cực kỳ tốt nhờ giá trị mà nó mang, điều này một phần cũng xuất phát từ nguyên nhân là do thiếu kiến thức chuyên sâu của Chấp hành viên về giấy tờ có giá.
Việc thu giữ giấy tờ có giá đối với doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng, là tiền đề để thực hiện kê biên tài sản của doanh nghiệp theo nguyên tắc được quy định tại Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thi hành án dân sự: “Cơ quan thi hành án dân sự chỉ kê biên tài sản khác của doanh nghiệp phải thi hành án, nếu sau khi đã khấu trừ tài khoản, xử lý vàng, bạc, đá quý, kim khí quý khác, giấy tờ có giá của doanh nghiệp đang do doanh nghiệp quản lý hoặc đang do người thứ ba giữ mà vẫn không đủ để thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định có quyết định khác hoặc đương sự có thỏa thuận khác.”
3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật quy định về cưỡng chế tài sản là giấy tờ có giá:
– Hoàn thiện Luật thi hành án dân sự theo hướng thiết lập quy phạm định nghĩa về giấy tờ có giá, bổ sung quy định về việc tống đạt quyết định thu giữ giấy tờ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án cũng như trách nhiệm của các chủ thể này trong trường hợp không thực hiện quyết định của Chấp hành viên.
Ngoài ra, cần có hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục bán giấy tờ có giá tại Điều 83 Luật thi hành án dân sự theo hướng dẫn chiếu theo quy dịnh của Luật Đấu giá tà sản hoặc có quy định riêng về bán giấy tờ có giá.
Bên cạnh việc thiết lập quy phạm định nghĩa về giấy tờ có giá, có thể thiết lập điều khoản liệt kê các loại giấy tờ có giá thông dụng trên cơ sở tham khảo các văn bản chuyên ngành tài chính, ngân hàng, chứng khoán.
Nghiên cứu về biện pháp cưỡng chế thu giữ giấy tờ có giá, tại Cộng hòa Pháp, pháp luật nước này cho phép Thừa phát lại là người duy nhất có quyền yêu cầu sự trợ giúp của các lực lượng công quyền khi cần để kê biên tài sản để xử lý theo pháp luật. Trường hợp người thuê nhà không trả được tiền thuê, thì Thừa phát lại sẽ áp dụng biện pháp thu hồi tiền thuê và trục xuất người thuê ra khỏi nơi thuê, hoặc trong lĩnh vực thương mại thì thực hiện các biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy tờ có giá như chi phiếu hoặc thương phiếu chưa thanh toán.
Từ những phân tích ở trên, cần lưu ý rằng, biện pháp thu giữ giấy tờ có giá chỉ được thực hiện khi chững minh được rằng người phải thi hành án hoặc người thứ ba đang giữ giấy tờ có giá (nhưng phải thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án). Trong tương lai, việc hoàn thiện các quy định về cưỡng chế thi hành án đối với giấy tờ có giá là thách thức, là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo một cơ sở pháp lý trọn vẹn, chặt chẽ, có tính thực tế cao, để đưa biện pháp thu giữ giấy tờ có giá trở thành biện pháp quan trọng, hiệu quả trong sự phát triển ngày càng gia tăng của các loại hình giấy tờ có giá và người sở hữu giấy tờ có giá cũng ngày càng nhiều do giá trị mà chúng mang lại.
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự.