Điều kiện, và quá trình cưỡng chế buộc thực hiện công việc, không thực hiện công việc nhất định? Cưỡng chế buộc thực hiện công việc nhất định? Về cưỡng chế buộc không được thực hiện công việc nhất định?
Cưỡng chế thi hành án là một trong những phương pháp sử dụng quyền lực nhà nước để ép chủ thể có nghĩa vụ phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Bên cạnh cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền thì pháp luật thi hành án dân sự còn quy định về cưỡng chế buộc thực hiện, không thực hiện một công việc nhất định. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin về cưỡng chế buộc thực hiện, không thực hiện một công việc nhất định.
Luật sư
1. Điều kiện, và quá trình cưỡng chế buộc thực hiện công việc, không thực hiện công việc nhất định
Cưỡng chế thi hành án nói chung và cưỡng chế buộc thực hiện công việc, không thực hiện công việc nhất định chỉ được áp dụng khi có các căn cứ để cưỡng chế buộc thực hiện, không thực hiện công việc nhất định. Thứ nhất, thì người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ thực hiện công việc, không thực hiện công việc nhất định theo bản án, quyết định được quy định tại Điều 1 Luật Thi hành án dân sự, bao gồm bản án, quyết định dân sự, quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự; quyết định của
Thứ hai, quyết định thi hành án do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ban hành theo yêu cầu của được thi hành án hoặc chủ động ra quyết định thi hành án trong trường hợp có các khoản thuộc diện chủ động thi hành. Thứ ba, có quyết định cưỡng chế thi hành án.
Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành án hoặc chưa hết thời hạn tự nguyện thi hành án nhưng để ngăn chặn việc trốn tránh nghĩa vụ.
Tổng kết lại thì cưỡng chế buộc thực hiện công việc, không thực hiện công việc nhất định chỉ được áp dụng khi người phải thi hành án có nghĩa vụ phải thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và có thái độ, hành vi không tự nguyện thi hành mặc dù có điều kiện thi hành án.
Khi cưỡng chế buộc thực hiện công việc, không thực hiện công việc nhất định thì chấp hành trình tự thực hiện cũng được thực hiện như thực hiện cưỡng chế thi hành án thông thường. Sau khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế. Chấp hành viên lập kế hoạch cưỡng chế trong trường hợp cần huy động lực lượng và chi phí cưỡng chế. Tiếp đó là tiến hành cưỡng chế, tiến hành cưỡng chế buộc thực hiện công việc, không thực hiện công việc nhất định được thực hiện tại nơi đối tượng cần cưỡng chế. Trước khi thực hiện cưỡng chế theo kế hoạch và quyết định cưỡng chế đã ấn định, người có thẩm quyền thi hành án chủ trì phổ biến toàn bộ kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể từng đơn vụ, từng người, nêu các tình huống có thể xảy ra và các biện pháp xử lý các tình huống đó. Chuẩn bị đầy đủ các biên bản, văn bản cần sử dụng trước khi tiến hành cưỡng chế, các phương tiện, điều kiện liên quan để dự kiến phục vụ tốt cho việc cưỡng chế. Người có thẩm quyền thi hành án chủ trì tiến hành toàn bộ quá trình cưỡng chế, kịp thời xử lý mọi tình huống đã dự kiến trong kế hoạch và tình huống phát sinh diễn ra trong quá trình cưỡng cho đến khi kết thúc việc cưỡng chế.
2. Cưỡng chế buộc thực hiện công việc nhất định
Cưỡng chế buộc thực hiện công việc có bản chất là buộc người phải thi hành án phải thực hiện hành vi theo bản án, quyết định. Xét theo nghĩa rộng thì cưỡng chế trả vật, giấy tờ, chuyển QSDĐ cũng thuộc về cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện công việc mà cụ thể là thực hiện hành vi trả tài sản cho người có quyền theo bản án, quyết định. Tuy nhiên, đây là những hành vi có tính đặc thù nên có thể quy định riêng. Theo kết cấu của Luật Thi hành án dân sự hiện nay thì cưỡng chế buộc thực hiện công việc nhất định là cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện công việc nhất định bao gồm cưỡng chế giao người chưa thi hành án niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định ( Điều 120 ); cưỡng chế buộc nhận người lao động trở lại làm việc ( Điều 121 ) và cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện công việc nhất định ( Điều 118 ). Theo đó, ngoài các hành vi giao người chưa thi hành án niên cho người được giao nuôi dưỡng, nhận người lao động trở lại làm việc thì các hành vi khác chưa xác định sẽ được áp dụng theo Điều 118 Luật Thi hành án dân sự cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện công việc nhất định.
Pháp luật đã thiết lập một cơ chế hợp lý, linh hoạt và hiệu quả để bảo đảm thi hành quyền lợi của người được thi hành án: Kết hợp giữa phạt tiền, giao cho người khác thực hiện và buộc người phải thi hành án chịu chi phí, đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, trường hợp thi hành nghĩa vụ phải thực hiện công việc nhất định theo bản án, quyết định mà người phải thi hành án không thực hiện thì Chấp hành viên quyết định phạt tiền và ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó thực hiện nghĩa vụ thi hành án. Hết thời hạn đã ấn định mà người phải thi hành án không thực hiện nghĩa vụ thi hành án nếu công việc đó có thể giao cho người khác thực hiện thi hành án thì Chấp hành viên giao cho người có điều kiện thực hiện; chi phí thực hiện do người phải thi hành án chịu. Nếu công việc đó phải do chính người phải thi hành án thực hiện thì Chấp hành viên đề nghị cơ quan có thi hành án quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án. (Điều 118
Tuy nhiên, Điều 118 Luật Thi hành án dân sự cũng có hạn chế là chưa có quy định cụ thể như thế nào là cưỡng chế thi hành nghĩa vụ phải thực hiện công việc nhất định. Các quy định tại Điều 120 và Điều 121 Luật Thi hành án dân sự về cưỡng chế giao người chưa thi hành án niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định và cưỡng chế buộc nhận người lao động trở lại làm việc cũng được xây dựng theo tinh thi hành án của Điều 118 Luật Thi hành án dân sự: Buộc thực hiện nghĩa vụ, phạt tiền, đề nghị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm người không chấp hành án. Tuy nhiên, đã có sự linh hoạt và cụ thể hóa hơn cho phù hợp với tính chất của từng trường hợp cụ thể như Chấp hành viên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị – xã hội tại địa phương đó thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án ; bố trí công việc khác cho người lao động với mức tiền lương tương đương, thi hành án toán các chế độ cho người lao động …
3. Về cưỡng chế buộc không được thực hiện công việc nhất định
Cưỡng chế buộc không được thực hiện công việc nhất định chính là cưỡng chế thi hành nghĩa vụ không được thực hiện công việc nhất định có bản chất là buộc người phải thi hành án không được thực hiện hành vi theo bản án, quyết định. Biện pháp cưỡng chế này được quy định tại Điều 119 Luật Thi hành án dân sự. Pháp luật cũng đã thiết lập một cơ chế hợp lý và hiệu quả để bảo đảm thi hành quyền lợi của người được thi hành án: Kết hợp giữa phạt tiền, yêu cầu khôi phục hiện trạng hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện chấm dứt việc thực hiện công việc mà theo bản án, quyết định không được thực hiện thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền đối với người đó, trong trường hợp cần thiết có thể yêu cầu họ khôi phục hiện trạng ban đầu. Trường hợp người đó vẫn không chấm dứt công việc không được làm, không khôi phục lại hiện trạng ban đầu thì Chấp hành viên đề nghị cơ quan có thi hành án quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng điều luật này chưa chú trọng đến chế tài vật chất đối với hành vi không chấm dứt công việc không được làm để bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người được thi hành án và có nhiều điểm hạn chế tương tự như hạn chế của biện pháp cưỡng chế buộc thực hiện công việc nhất định.
Biện pháp cưỡng chế này khó thực hiện trong nhiều trường hợp vì tại Điều 119 Luật thi hành án dân sự quy định người phải thi hành án dân sự không tự nguyện chấm dứt việc thực hiện công việc mà theo bản án, quyết định không được thực hiện thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền đối với người đó, trong trường hợp cần thiết có thể yêu cầu họ khôi phục hiện trạng ban đầu ; trường hợp người đó vẫn không chấm dứt công việc không được thực hiện, không khôi phục lại hiện trạng ban đầu thì Chấp hành viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm về tội không chấp hành án. Tuy nhiên, thực tế áp dụng quy định này Chấp hành viên khó có thể biết được là người phải thi hành án không thực hiện công việc không được thực hiện.