Kê biên tài sản là gì? Nguyên tắc kê biên tài sản trong thi hành án dân sự?
Kê biên tài sản thi hành sản là là biện pháp cưỡng chế được áp dụng trong cưỡng chế thi hành án dân sự. Hoạt động cưỡng chế này sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhằm thực hiện những bản án, quyết định được yêu cầu thi hành. Khi tiến hành kê biên tài sản thì cần phải đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc do luật định. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin về nguyên tắc kê biên tài sản theo Luật thi hành án dân sự.
1. Kê biên tài sản là gì?
Kê biên tài sản thi hành án dân sự là một biện pháp cưỡng chế thi hành án, do Cơ quan thi hành án dân sự sử dụng quyền lực Nhà nước, áp dụng khi người phải thi hành án có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền theo bản án, quyết định của
Hoạt động cưỡng chế kê biên tài sản trong thi hành án dân sự phải tuân thủ những trình tự, thủ tục chặt chẽ theo quy định của luật định.
2. Nguyên tắc kê biên tài sản trong thi hành án dân sự
Bản thân là một biện pháp cưỡng chế thi hành án thì kê biên tài sản cũng mang những đặc điểm chung của cưỡng chế thi hành án dân sự và mang những đặc điểm riêng biệt, bao gồm:
Một là, việc kê biên tài sản của người phải thi hành án tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án, Chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định, quyết định thi hành án, tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án, điều kiện của người phải thi hành án; yêu cầu bằng văn bản của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để áp dụng biện pháp kê biên và xử lý tài sản thi hành án.
Việc áp dụng biện pháp kê biên và xử lý tài sản thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết căn cứ vào khoản 1 Điều 13 Nghị định 32/2015/NĐ- CP ngày 16 thi hành án 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định số 33/2020/NĐ- CP. Việc áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản là một trong những biện pháp phức tạp nhất trong công tác thi hành án nên Chấp hành viên phải có sự đánh giá về mọi mặt tất cả các điều kiện thi hành án, thái độ hợp tác của các đương sự, sự phối hợp của các cơ quan ban, ngành có liên quan, xác định tài sản tiến hành kê biên của một vụ việc để đưa ra quyết định có áp dụng biện pháp kê biên hay không. Trường hợp khi tiến hành biện pháp kê biên tài sản thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết khác được áp dụng đối với những vụ việc có nhiều tài sản Chấp hành viên cần phải có sự ước lượng đánh giá tương đối về giá trị của tất cả các tài sản để từ đó quyết định sẽ áp đúng kế biển, xử lý đối với tài sản nào là đủ để đảm bảo nghĩa vụ của người phải thi hành án cùng các chi phí phát sinh có liên quan. Ngoài ra, đối với trường hợp người phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ phải thi hành án mà tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên vẫn có quyền áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản để thi hành án căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 62/ 2015/NĐ – CP.
Thứ hai, chỉ được áp dụng biện pháp kê biên và xử lý tài sản sau khi đã hết thời hạn tự nguyện thi hành án trừ trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh nghĩa vụ thi hành án. Theo quy định của Luật thi hành án dân sự, sau khi cơ quan thi hành án dân sự ra Quyết định thi hành án thì kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được
So với quy định tại
Thứ ba, không được kê biên những tài sản mà pháp luật quy định không được phép kê biên. Những tài sản mà pháp luật quy định không được phép kê biên được quy định cụ thể tại Điều 87 Luật thi hành án dân sự bao gồm những tài sản bị cấm lưu thông, tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng, tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan tổ chức và những tài sản thiết yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân cũng như quá trình sản xuất của cơ quan, tổ chức là người phải thi hành án.
Thứ tư, việc kê biên, xử lý tài sản phải do người có thi hành án quyền tiến hành. Kê biên là một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành án Vì vậy mà nó cũng mang tính quyền lực nhà nước, thể hiện qua việc Nhà nước chỉ trao quyền kê biên, xử lý tài sản cho chủ thể nhất định và cũng chỉ có chủ thể này được quyền tiến hành các thủ tục và tổ chức kê biên, xử lý tài sản. Theo quy định của Luật thi hành án dân sự thì chủ thể có thi hành án quyền tiến hành kê biên tài sản nói riêng và các biện pháp cưỡng chế thi hành án nói chung là Chấp hành viên.
Thứ năm, chỉ được kê biên vào thời gian quy định, tránh những ngày lễ của đất nước. Cơ quan thi hành án dân sự không tổ chức cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng trong thời gian 15 ngày trước và sau tết Nguyên đán, các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách, nếu họ là người phải thi hành án, các trường hợp đặc biệt khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn, xã hội, phong tục tập quán tại địa phương Ngoài ra, không thực hiện việc tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 sáng ngày hôm sau, các ngày nghi, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác của Chính phủ quy định căn cứ theo khoản 2 Điều 46 Luật thi hành án dân sự.
Đây là những nguyên tắc hợp lý và rất thiết thực, bởi với người Việt Nam thì những ngày cuối năm là thời khắc của sự đoàn tụ, sum vầy, ai cũng mong được đành những thời gian như vậy bên gia đình, bạn bè, làng xóm của mình. Chính vì vậy, việc tiến hành tổ chức kê biên, xử lý tài sản trong giai đoạn này, đặc biệt đối với tài sản là nhà ở hoặc QSDĐ cùng tài sản gắn liền với đất, là việc buộc họ phải rời khỏi nơi sinh sống, sinh hoạt của cả gia đình là một điều không nên. Cũng tương tự như vậy, những ngày truyền thống đối với đối tượng chính sách chính là những ngày vinh danh những người có công với đất nước, những thương binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng, nếu tổ chức kế biên và xử lý tài sản trong những ngày như vậy chính là việc đà ngược lại với đạo lý của dân tộc Việt Nam “Uống nước nhớ nguồn”
Bên cạnh đó, cơ quan thi hành án dân sự cũng không được thực hiện việc tổ chức cưỡng chế trong thời gian từ 22 giờ đến 06 sáng ngày hôm sau bởi đó là khoảng thời gian ma theo khoa học con người cần có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng sau một ngày làm việc không chỉ của các bên đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà còn của Chấp hành viên tổ chức kê biên và các cán bộ của các ban ngành có liên quan thi hành án gia phối hợp. Ngoài ra, quy định về thời gian không được tiến hành kê biên tài sản cũng nhằm đảm bảo tình hình an anh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.