Kê biên, xử lý tài sản là gì? Quy định bán tài sản đã kê biên theo Luật thi hành án dân sự?
Kê biên và xử lý tài sản của người phải thi hành án là một trong những quy định của pháp luật – là biện pháp cưỡng chế thi hành án. Pháp luật quy định những biên pháp cưỡng chế thi hành án và biện pháp xử lý tài sản của người phải thi hành án. Trong đó có biện pháp bán tài sản đã kê biên, vậy biện pháp bán tài sản đã kê biên được quy định như thế nào? Khi tiến hành bán đấu giá tài sản thì cần phải đáp ứng những điều kiện gì? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Quy định bán tài sản đã kê biên theo Luật thi hành án dân sự”.
Luật sư
– Cơ sở pháp lý:
1. Kê biên, xử lý tài sản là gì?
– Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là biện pháp cưỡng chế thi hành án do chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành. Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau:
+ Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản được áp dụng theo bản án, quyết định của toà án, người phải thi hành án có nghĩa vụ trả tiền cho người được thi hành án.
+ Theo đó, người phải thi hành án có tài sản để thi hành nghĩa vụ trả tiền cho người được thi hành án.
+ Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản được áp dụng khi tài sản bị kê biên phải thuộc sở hữu của người phải thi hành án, bao gồm tài sản thuộc sở hữu riêng của người phải thi hành án và tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác. Những tài sản này có thể đang do người phải thi hành án hoặc người thứ ba quản lý, sử dụng.
+ Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản được áp dụng khi đã hết thời gian tự nguyện do chấp hành viên ấn định nhưng người phải thi hành án không tự nguyện thi hành hoặc chưa hết thời gian tự nguyện nhưng cần ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản.
– Theo các quy định này, khi áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, ngoài việc phải tuân thủ các nguyên tắc chung của việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án còn phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
+ Mọi tài sản của người phải thi hành án đều có thể bị kê biên để thi hành án trừ những tài sản không được kê biên theo quy định của pháp luật, bao gồm tài sản thuộc sở hữu riêng, tài sản thuộc sở hữu chung với người khác, kể cả quyền sử dụng đất hoặc tài sản đang do người khác giữ.
+ Người phải thi hành án có quyền thoả thuận với người được thi hành án về tài sản được kê biên để đảm bảo thi hành án. Nếu hai bên không thoả thuận được, người phải thi hành án có quyền đề nghị chấp hành viên kê biên tài sản nào trước và chấp hành viên phải chấp nhận đề nghị đó nếu xét thấy việc đề nghị đó không cản trở việc thi hành án.
– Trường hợp người phải thi hành án tự nguyện đề nghị kê biên tài sản cụ thể trong số nhiều tài sản mà không gây trở ngại cho việc thi hành án và tài sản đó đủ để thi hành án, các chi phí liên quan thì chấp hành viên lập biên bản giải thích cho họ về việc phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản đó và tiến hành kê biên tài sản để thi hành án. Người phải thi hành án bị hạn chế quyền thực hiện giao dịch đối với các tài sản khác cho đến khi thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án.
– Nếu người phải thi hành án không đề nghị kê biên tài sản nào trước thì tài sản thuộc sở hữu riêng của người phải thi hành án được kê biên trước. Nếu người phải thi hành án không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thi hành án thì chấp hành viên mới được kê biên phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản thuộc sở hữu chung với người khác.
2. Quy định bán tài sản đã kê biên theo Luật thi hành án dân sự.
Bán tài sản đã kê biên để thi hành án được quy định tại Điều 110
Nếu người được thi hành án không đồng ý nhận tài sản đã kê biên thì tài sản đã kê biên sẽ được bán để thi hành án. Theo quy định tại Điều 101 Luật thi hành án dân sự 2008, tuỳ trường hợp tài sản đã kê biên được bán qua thủ tục bán đấu giá hoặc không qua thủ tục đấu giá.
– Đối với tài sản kê biên là động sản có giá trị từ trên 10.000.000 đồng và bất động sản thì việc bán đấu giá do tổ chức bán đấu giá thực hiện. Đương sự có quyền thoả thuận về tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày định giá. Nếu đương sự thoả thuận được về tổ chức bán đấu giá thì chấp hành viên kí hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá do đương sự thoả thuận lựa chọn.
– Trường hợp đương sự không thoả thuận được về tổ chức bán đấu giá thì chấp hành viên lựa chọn tổ chức bán đấu giá để kí hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản. Việc kí hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản được tiến hành trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày định giá. Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày, kể từ ngày kí hợp đồng.
– Đối với tài sản kê biên là động sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng hoặc tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản chưa có tổ chức bán đấu giá hoặc có tổ chức bán đấu giá nhưng tổ chức bán đấu giá từ chối kí hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản thì chấp hành viên có quyền chủ động bán đấu giá tài sản kê biên.
– Việc chấp hành viên chủ động bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày, kể từ ngày định giá hoặc từ ngày nhận được văn bản của tổ chức bán đấu giá từ chối bán đấu giá.
– Ngoài ra, chấp hành viên có quyền bán tài sản kê biên mà không qua thủ tục bán đấu giá đối với tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng hoặc tài sản tươi sống, mau hỏng. Trong trường hợp này thì việc bán tài sản phải được thực hiện trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên.
– Theo quy định tại khoản 6 Điều 101 Luật thi hành án dân sự 2008 thì thủ tục bán đấu giá tài sản kê biên được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Theo đó, thủ tục bán đấu giá tài sản đã kê biên được thực hiện theo quy định của Luật đấu giá tài sản được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2016.
– Để tránh những tổn phí không cần thiết, bảo đảm quyền lợi của người phải thi hành án, khoản 5 Điều 101 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định trước khi mở cuộc bán đấu giá 01 ngày làm việc, người phải thi hành án có quyền nhận lại tài sản nếu nộp đủ tiền thi hành án và thanh toán các chi phí thực tế, hợp lý đã phát sinh từ việc cưỡng chế thi hành án và tổ chức bán đấu giá. Người phải thi hành án có trách nhiệm hoàn trả phí tổn thực tế, hợp lý cho người đăng kí mua tài sản. Mức phí tổn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu toà án giải quyết. Khi người phải thi hành án đã nộp đủ tiền thi hành án và các khoản chi phí thực tế phát sinh, trong thời hạn 05 ngày làm việc chấp hành viên phải ra ngay quyết định giải toả việc kê biên.
– Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định về trả lại tài sản kê biên cho người phải thi hành án: Việc trả lại tài sản kê biên cho người phải thi hành án được thực hiện sau khi đưa ra bán đấu giá nhưng không thể bán được và người được thi hành án không đồng ý nhận tài sản để thi hành án. Theo quy định tại Điều 104 Luật thi hành án dân sự 2008, trong trường hợp người được thi hành án không đồng ý nhận tài sản để thi hành án thì chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá.
– Nếu giá trị tài sản đã giảm bằng hoặc thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người được thi hành án vẫn không nhận để trừ vào số tiền được thi hành án thì tài sản được giao lại cho người phải thi hành án quản lý, sử dụng. Người phải thi hành án không được đưa tài sản này tham gia các giao dịch dân sự cho đến khi họ thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án. Đối với tài sản bán đấu giá để thi hành các khoản nộp ngân sách nhà nước, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được