Bán đấu giá tài sản thi hành án là gì? Trường hợp huỷ kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án?
Bán đấu giá tài sản thi hành án là một trong những biện pháp được sử dụng khá phổ biến trong quá trình tiến hành thủ tục thi hành án. Trong một số trường hợp bán đấu giá tài sản thi hành án và đã được ghi nhận, tuy nhiên trong một số trường hợp trên thực tế thì việc bán đấu giá tài sản thi hành án không được ghi nhận và phải hủy kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án. Vậy huỷ kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án được diễn ra trong những trường hợp nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho các bạn nội dung liên quan đến: ” Trường hợp hủy kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án”.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
– Cơ sở pháp lý:
+
Mục lục bài viết
1. Bán đấu giá tài sản thi hành án là gì?
Những nội dung cơ bản trong quy định pháp luật về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự bao gồm: Tại sản thi hành án dân sự ra đấu giá, Chủ thể trong bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự (người có thẩm quyền đưa tài sản ra đầu giả, tổ chức đấu giá, đấu giá viên các chủ thể tham gia vào hoạt động ban đầu giá tài sản thi hành án dân sự như người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người đăng ký tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá); quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của các chủ thể trong bán đấu giá tài san thi hành án dân sự.
– Những quy định bảo đảm các hoạt động đâu giá tài sản thi hành án dân sự như cơ chế quản lý, kiểm sát, xử lý vi phạm trong bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự, trình độ, đạo đức nghề nghiệp đối với đấu giá viên, thủ lao dịch vụ đổi với bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự, cơ chế phối hợp của các cơ quan liên quan trong hoạt động bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự Như vậy dưới góc độ là một hệ thống quy phạm pháp luật về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự có thể đưa ra khái niệm về hệ thống quy phạm pháp luật về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự như sau:
– Hệ thống quy phạm pháp luật về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự là tổng thể các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình bản đấu giá tài sản thi hành án dân sự (thủ tục trước khi đưa tài sản ra đấu giá, thủ tục đầu giả, thủ tục sau đầu giả) nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong hoạt động bản đầu giá tài sản thi hành án dân sự Thông qua tổ chức đấu giá quan hệ mua bản tài sản giữa người có tài sản bán đấu giá và người trúng đấu giá tài sản phát sinh Người mua được tài sản là người trả giá cao nhất hoặc ít nhất bằng giá khởi điểm được bàn giao tài sản sau khi hoàn tất thủ từ thanh toán được bảo vệ quyền sở hữu sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật
– Đặc điểm của bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự:
+ Cơ sở pháp lý để thực hiện bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự: dựa trên bản án, quyết định có hiệu lực thi hành của các chủ thể có thẩm quyền xét xử.
Khi các tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ thanh toán tiền, tài sản được Tòa án Trọng tài hoặc một cơ quan tài phản khác… giải quyết bằng bản án, quyết định hay phán quyết có hiệu lực thi hành thì đây là cơ sở pháp lý đầu tiên để cơ quan thi hành án dân sự tiên hành các thủ tục thi hành án Trong quan niệm của các nhà lập pháp ở các quốc gia về bán đấu giả tài sản thi hành án dân sự: , cơ sở pháp lý để thực hiện đấu giá tài săn này đều dựa trên quyết định, bản án hay phán quyết của của cơ quan có thẩm quyền xét xử. Bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự: dựa trên bản án, quyết định có hiệu lực thi hành của các chủ thể có thẩm quyền xét xử. Đối với tài sản cầm có thể chấp thì căn cứ vào nội dung của
+ Người có thẩm quyền đưa tài sản thi hành án dân sự: ra bản đấu giả không phải là chủ sở hữu tài sản mà là một chủ thể có thẩm quyền tổ chức thi hành án dân sự: được Nhà nước trao quyền. Theo nguyên tắc dân sự thì chỉ có chủ sở hữu tài sản mới có quyền quyết định đối với tài sản của mình trong đó có quyền bán tài sản. Chủ sở hữu có quyền bán tài sản theo cách thông thường nhưng cũng có toàn quyền quyết định đua tài sản của mình qua bản đầu giả. Trong bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự thì người có tài sản bán đầu giả không phải là chủ sở hữu tài săn mà là một chủ thể được Nhà nước trao quyền tổ chức thi hành án dân sự.
– Về cơ bản, tài sản thi hành án dân sự cũng là một trong những loại tài sản bắt buộc phải được bản đầu giả theo quy định của pháp luật nên trình tự thủ tục đấu giá sẽ tuân theo trình tự, thủ tục chung về đâu giá tài sản Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự còn có điểm khác biệt đối với các loại tài sản đầu giả khác là thể hiện sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước để bảo đảm thi hành án nếu đương sự không tự nguyện thi hành án Hay nói cách khác, bản đấu giá tài sản thi hành án như là một trong những phương thức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự sau khi đã kê biên tài sản để thi hành án
– Có thể thấy được việc đưa tài sản thi hành án dân sự ra đấu giá không phải xuất phát từ ý chí của chủ sở hữu đối với tài sản mà xuất phát từ ý chí của người có thẩm quyền đưa tài sản thi hành án dân sự ra đầu giả theo quy định của pháp luật nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án. Có thể nói để bảo đảm quyền đòi nợ đến cùng của chủ nợ hay bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người được thi hành án thì Nhân nước cần sử dụng sức mạnh cưỡng chế trong quá trình thực hiện ban đầu giá tài sản thi hành án dân sự nêu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án.
2. Trường hợp huỷ kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án.
– Hủy kết quả đấu giá tài sản được quy định tại Điều 72 Luật Đấu giá tài sản, theo đó kết quả đấu giá tài sản bị hủy trong năm trường hợp sau:
+ Trường hợp 1: trường hợp người trúng đấu giá có hành vi thông đồng, móc nối với đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá khác, cá nhân, tổ chức khác để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản. Điều này dẫn đến việc hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định của pháp luật về dân sự.
+ Trường hợp 2: Theo thỏa thuận giữa các bên. Theo đó người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản và người trúng đấu giá, giữa người có tài sản đấu giá và người trúng đấu giá thoả thuận với nhau về việc hủy kết quả đấu giá tài sản, hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản đấu giá (trừ trường hợp gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức).
+ Trường hợp 3: Người có tài sản đấu giá hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản khi: (1) Tổ chức đấu giá tài sản cố tình cho phép người không đủ điều kiện tham gia đấu giá theo quy định của pháp luật tham gia đấu giá và trúng đấu giá, tổ chức không có chức năng hoạt động đấu giá tài sản mà tiến hành cuộc đấu giá hoặc cá nhân không phải là đấu giá viên mà điều hành cuộc đấu giá, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện, (2) Tổ chức đấu giá tài sản thông đồng, móc nối với người tham gia đấu giá trong quá trình tổ chức đấu giá dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản, (3) Tổ chức đấu giá tài sản tổ chức cuộc đấu giá không đúng quy định về hình thức đấu giá, phương thức đấu giá theo Quy chế cuộc đấu giá dẫn đến làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản, (4) Tổ chức đấu giá tài sản không thực hiện việc niêm yết đấu giá tài sản; không thông báo công khai việc đấu giá tài sản;.. theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp 4: Theo quyết định của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp đấu giá tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp 5: Những người tham gia đấu giá có những hành vi gian lận như: người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên có hành vi thông đồng, móc nối, dìm giá trong quá trình tham gia đấu giá dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản.