Trọng tài thương mại là gì? Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại? Thủ tục giải quyết việc dân sự liên quan đến trọng tài thương mại?
Trọng tài thương mại hiện nay đang là một trong những phương pháp chủ yếu và được sử dụng rộng rãi để giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Với những ưu điểm vượt bậc, hình thức này được lựa chọn ngày càng nhiều. Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài nhanh gọn, đơn giản và linh hoạt giúp cho các chủ thể bảo đảm được những quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về thủ tục giải quyết việc dân sự liên quan đến trọng tài thương mại trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Trọng tài thương mại là gì?
Theo khoản 1 Điều 3
Các tranh chấp được giải quyết thông qua hình thức trọng tài thương mại là tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại hoặc tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài thương mại.
Phương thức giải quyết bằng trọng tài thương mại tương đối đơn giản, linh hoạt và dựa theo thỏa thuận của các bên giúp cho quá trình giải quyết tranh chấp nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi của các bên.
Trung tâm trọng tài theo quy định của pháp luật thường tổ chức theo cơ cấu bao gồm: ban điều hành, ban thư ký và các trọng tài viên của trung tâm. Ta nhận thấy, bộ máy của trung tâm trung tài khá đơn giản và gọn nhẹ. Ban điều hành của trung tâm trọng tài sẽ bao gồm có chủ tịch, một hoặc các phó chủ tịch và có thể có tổng thư ký do chủ tịch trung tâm trọng tài cử. Chủ tịch trung tâm trọng tài cũng chính là trọng tài viên. Trong trung tâm trọng tài sẽ có danh sách trọng tài viên. Các trọng tài viên tham gia vào việc giải quyết tranh chấp khi được chọn hoặc được chỉ định theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
2. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại:
Theo quy định tại Điều 5 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì các tranh chấp sẽ được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên đã có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp giữa các bên.
Từ quy định được nêu cụ thể bên trên, ta có thể nhận thấy điều kiện để giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại là các bên sẽ phải có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
Khi các bên đã xác định giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì các bên cần lưu ý trong quá trình xác lập thỏa thuận tránh các trường hợp dẫn đến thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu. Cụ thể, thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu trong các trường hợp cụ thể như sau:
– Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì dẫn đến thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu.
– Các chủ thể là người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thì dẫn đến thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu.
– Các chủ thể là người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự thì dẫn đến thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu.
– Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì dẫn đến thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu.
– Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
– Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật thì dẫn đến thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu.
3. Thủ tục giải quyết việc dân sự liên quan đến trọng tài thương mại:
Theo Điều 415
“Thủ tục giải quyết các việc dân sự liên quan đến hoạt động của Trọng tài thương mại Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại Việt Nam.”
Cụ thể, theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại Việt Nam thì thủ tục giải quyết các tranh chấp bằng hình thức Trọng tài thương mại Việt Nam bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Xét thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Dựa theo Điều 33
Bước 2: Các chủ thể có yêu cầu sẽ gửi đơn khởi kiện yêu cầu Trung tâm trọng tài giải quyết.
Sau khi xem xét yêu cầu của các chủ thể còn thời hiệu khởi kiện, các bên sẽ có quyền làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Đối với trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý giải quyết yêu cầu, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 30 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, trong trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn sẽ phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài vụ việc, nguyên đơn sẽ phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.
Đơn khởi kiện sẽ bao gồm các nội dung sau đây:
– Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện.
– Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng nếu có.
– Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp.
– Cơ sở và chứng cứ khởi kiện nếu có.
– Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp.
– Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.
Kèm theo đơn khởi kiện được nộp lên sẽ cần phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan.
Trong trường hợp khi các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác thì theo quy định của pháp luật, trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
Bị đơn sẽ có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp giữa các bên. Đơn kiện lại của bị đơn sẽ phải được gửi cho Trung tâm trọng tài theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, đơn kiện lại phải gửi cho Hội đồng trọng tài và nguyên đơn. Cần lưu ý rằng, đơn kiện lại sẽ phải được nộp cùng thời điểm nộp bản tự bảo vệ.
Bước 3: Trung tâm trọng tài thành lập Hội đồng trọng tài.
Theo Điều 38 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 cho phép các bên vẫn có quyền tự mình đưa ra các thỏa thuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp. Đối với trường hợp khi các bên tự thỏa thuận được với nhau chấm dứt việc giải quyết tranh chấp thì có quyền yêu cầu Chủ tịch Trung tâm trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Còn đối với trường hợp không thỏa thuận được thì một Hội đồng trọng tài được thành lập để giải quyết tranh chấp.
Căn cứ vào tính chất của vụ tranh chấp mà các bên thỏa thuận Thành lập Hội đồng trọng tài tại trung tâm trọng tài hoặc Thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc để giải quyết tranh chấp theo đúng quy định của pháp luật. Trình tự thành lập trọng tài được quy định tại Điều 40, Điều 41 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài bao gồm:
– Thẩm quyền xác minh sự việc của Hội đồng trọng tài.
– Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài về thu thập chứng cứ.
– Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài về triệu tập người làm chứng.
– Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
– Thẩm quyền thay đổi, bổ sung, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài.
Bước 4: Mở phiên họp giải quyết tranh chấp.
Phiên họp giải quyết tranh chấp được mở ra nhằm mục đích chính là để các bên thực hiện hòa giải, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp.
Theo quy định tại Điều 58 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên.
Hội đồng trọng tài sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên và quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.
Bước 5: Phán quyết của Hội đồng trọng tài.
Theo quy định của pháp luật, khi các bên không hòa giải thành thì Hội đồng trọng tài sẽ giải quyết tranh chấp giữa các bên. Kết quả của việc giải quyết tranh chấp sẽ được thể hiện thông qua phán quyết của Hội đồng trọng tài.
Theo Điều 60 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.
Trong trường hợp khi biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày phán quyết đó được ban hành.
Khi phán quyết trọng tài có hiệu lực các cơ quan Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài.
Khi hết thời hạn thi hành phán quyết, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc thì bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết được đăng ký theo quy định tại Điều 62 của Luật Trọng tài thương mại năm 2010.