Về hệ thống cơ quan thi hành án dân sự? Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự? Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự?
Các cơ quan thi hành án dân sự ở nước ta hiện nay được xây dựng theo cấp từ Trung ương đến địa phương. Mỗi một cơ quan đều có có những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định. Và trong mỗi cơ quan đều có Thủ trưởng, Phó thủ trưởng thực hiện những nhiệm vụ theo luật định, đây là chủ thể không thể thiếu đối với hoạt động tổ chức cơ quan thi hành án dân sự. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin về Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.
Tổng đài Luật sư
* Cơ sở pháp lý:
–
–
– Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
1. Về hệ thống cơ quan thi hành án dân sự
Cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ trực tiếp thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực thi hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật thi hành án dân sự. Theo Điều 13 Luật Thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án dân sự gồm:
+ Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh) có tên gọi là Cục thi hành án dân sự tỉnh, là cơ quan thi hành án dân sự thuộc Tổng cục thi hành án dân sự.
+ Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện), có tên gọi là Chi cụ thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện thuộc Cục thi hành án dân sự tỉnh.
+ Cơ quan thi hành án cấp quân khu và tương đương (gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp quân khu) có tên gọi là Phòng thi hành án cấp quân khu.
2. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự
Thông thường, tại các cơ quan nhà nước, người đứng đầu cơ quan chính là Thủ thưởng cơ quan. Từ đó hiểu người đứng đầu cơ quan thi hành án dân sự được gọi là thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.
Tại Luật Thi hành án dân sự quy định như sau:
“Điều 22. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự
1. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải là Chấp hành viên. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm; Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án trong quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm.”
Theo quy định này thì có thể thấy Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chính là chủ thể có vị trí cao nhất trong cơ quan thi hành án dân sự, chịu trách nhiệm chính về hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự. Tại cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đó chính là Chi cục trưởng Chi Cục thi hành án dân sự; còn tại Cục thi hành án dân sự thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đó chính là Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự.
Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án đó chính là cấp phó, đứng sau Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự. Tương ứng với Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, thì Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đó chính là Phó Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự và Phó Cục trưởng Cục thi hành án dân sự.
Bản thân các Cục trưởng, Phó cục trưởng; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng này chính là các Chấp hành viên, khi đáp ứng các điều kiện luật định được bổ nhiệm làm Cục trưởng, Phó cục trưởng; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng tại các cơ quan thi hành án.
Theo quy định tại Điều 72 Nghị định số 62/2015/NĐ- CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 33/2020/NĐ- CP thì:
– Chi Cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự phải là Chấp hành viên sơ cấp trở lên; những cá nhân này phải có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong sạch, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công tác; có kinh nghiệm thực tiễn về thi hành án dân sự; có năng lực điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Chi cục thi hành án dân sự;
– Còn Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục thi hành án dân sự phải là Chấp hành viên trung cấp trở lên; có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong sạch, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công tác; có kinh nghiệm thực tiễn về thi hành án dân sự; và có năng lực điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Cục thi hành án dân sự
Đây là những điều kiện tiên quyết để một cá nhân được xem xét để làm Thủ trưởng, Phó Thủ tưởng cơ quan thi hành án dân sự. Những điều kiện này đặt ra nhằm đảm bảo những cá nhân là người đứng đầu cơ quan thi hành án dân sự là người có đủ đức, đủ tài, đủ kinh nghiệm thực tế để có thể lãnh đạo được cơ quan thi hành án dân sự. Ngoài ra thì các chủ thể này phải đáp ứng đủ các điều kiện khác nữa do Bộ Tư pháp quy định và phải được Bổ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm giữ chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự được quy định tại Điều 23
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
– Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về thi hành án theo thẩm quyền. Quyền hạn này của Thủ trưởng cơ quan thi hành án còn được quy định tại Điều 36 Luật Thi hành án dân sự, cụ thể thì “Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án khi có yêu cầu thi hành án”. Các Thủ trưởng sẽ căn cứ và quyền hạn theo cấp của mình được pháp luật quy định để ban hành Quyết định thi hành án dân sự.
– Quản lý, chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự: đóng vai trò là người đứng dầu của cơ quan, thì các cá nhân là Thủ trưởng có trách nhiệm quản lý các bộ phận trong cơ quan của mình, trong đó hoạt động thi hành án dân sự do các Chấp hành viên đảm nhiệm là hoạt động trọng tâm.
– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp tổ chức thi hành án;
– Yêu cầu cơ quan đã ra bản án, quyết định giải thích bằng văn bản những điểm chưa rõ hoặc không phù hợp với thực tế trong bản án, quyết định đó để thi hành. Bản án, quyết định của
– Kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định theo quy định của pháp luật. Cơ quan thi hành án dân sự không có quyền kháng nghị, do đó, khi nhận thấy có căn cứ tiến hành kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định mà cơ quan thi hành án đó đang thụ lý giải quyết thì cơ quan này có quyền kiến nghị đến Viện Kiểm sát để cơ quan này tiến hành kháng nghị, lúc này Thủ trưởng cơ quan thi hành án có văn bản đề nghị kháng nghị gửi Viện Kiểm sát. Quy định này nhằm mở rộng khả năng phát hiện những sai lầm, thiết sót trong giai đoạn xét xử của
– Trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm giải quyết những kháng nghị về quyết định hoặc hành vi của Chấp hành viên khi có đề nghị, kháng nghị,… Đây là chủ thể đại diện của cơ quan thi hành án để thực hiện các hoạt động khác
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên;
– Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo, thống kê thi hành án; hoạt động báo cáo, thông kế cần được thực hiện để cơ quan thi hành án cấp trên và cơ quan quản lý thi hành án dân sự.
– Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có quyền điều động, hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo, kiểm tra công tác thi hành án đối với Chấp hành viên, công chức cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh và cấp huyện trên địa bàn và những việc khác theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp. Đây là nhiệm vụ riêng của Cục trưởng Cục thi hành án dân sự, mà Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự không có.
Thủ trưởng cơ quan thi hành sự có quyền phân công công việc hoặc ủy quyền cho Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự của mìn và Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công, ủy quyến đó. Khi thực hiện các nhiệm vụ, công việc thì Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc được giao.