Khái quát về tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài? Các phương thức tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài?
Tương trợ tư pháp là một trong những nội dung quan trọng trong sự phát triển các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Để thực hiện tương trợ tư pháp ,các cơ quan có thẩm quyền sẽ đưa ra các yêu cầu bằng văn bản gọi là Ủy thác tư pháp. Việc ủy thác tư pháp để thực hiện tương trợ tư pháp rất đa dạng, bao gồm nhiều hoạt động, trong đó, phổ biến và quan trọng bậc nhất phải kể tới là tống đạt giấy tờ. Liên quan đến nội dung về tống đạt giấy tờ, trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ phân tích một nội dung cụ thể được ghi nhận tại Điều 474 Bộ luật tố tụng dân sự: Các phương thức tống đạt,
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Công văn 33/TANDTC-HTQT năm 2021 về công tác tương trợ tư pháp, tống đạt văn bản tố tụng ra nước ngoài do
1. Khái quát về tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Toà án cho đương sự ở nước ngoài?
Theo Từ điển tiếng Việt, “tống đạt” (đồng từ) có nghĩa là chuyển đến đương sự của cơ quan hành pháp. Trong đó, “tống” có nghĩa là gửi đi, đưa một cái gì đó mà không cần biết (bất chấp) người nhận có đồng ý hay không; và “đạt” có nghĩa là đến được đích, đạt được mục tiêu đề ra.
Theo từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý thuộc Bộ tư pháp, thì khái niệm tống đat được định nghĩa là việc chuyển đến đương sự giấy tờ cần thiết của cơ quan tư pháp.
Mặc dù
Trong Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại, có giải thích rằng: Tống đạt là việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Từ những khái niệm trên, có thể khái quát lại như sau: Tống đạt là thủ tục thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Toà án, Viện Kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự và giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác và cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tại Việt nam và/hoặc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật tố tụng.
Tống đạt văn bản tố tụng ra nước ngoài tại Việt Nam có một số đặc điểm sau:
– Hoạt động tống đạt là sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các quốc gia trong việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu. Đây chỉ là một thủ tục nhỏ trong công tác và quy trình tố tụng nói chung nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng và đòi hỏi sự hợp tác khăng khít giữa các quốc gia.
– Hoạt động tống đạt chỉ được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mà trong trường hợp cụ thể ở Mục 2 là Toà án.
– Mục đích chính của hoạt động uỷ thác tư pháp và tống đạt giấy tờ ra nước ngoài là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, những người có liên quan và các cá nhân, tổ chức, cơ quan trên lãnh thổ các quốc gia khác.
2. Các phương thức tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài?
Nội dung về các phương thức tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Toà án cho đương sự ở nước ngoài được ghi nhận tại Điều 474, bao gồm có 6 phương thức cơ bản:
Phương thức 1: Theo phương thức được quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định về tống đạt đó là các hiệp định tương trợ tư pháp. Ngoài ra, hoạt động tống đạt còn được điều chỉnh trong Công ước Lahay năm 1965 về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại (công ước tống đạt). Các điều ước quốc tế này đều quy định các nước thành viên chỉ định cơ quan trung ương (đầu mối) để thực hiện ủy thác tư pháp. Cơ quan trung ứng ở phía Việt nam thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự nói chung, ủy thác tư pháp tống đạt giấy tờ nói riêng là Bộ Tư pháp.
Phương thức 2: Theo đường ngoại giao đối với đương sự cư trú ở nước mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế.
Theo phương thức này, nếu đương sự có nơi cư trú hoặc có trụ sở tại các nước chưa cùng với Việt nam là thành viên của Hiệp định tương trợ tư pháp và Công ước tống đạt, toà án thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng theo phương thức ngoại giao.
Cơ quan ngoại giao của Việt Nam có trách nhiệm: (i) Tiếp nhận các yêu cầu tống đạt của phía nước ngoài và chuyển về cơ quan đầu mối là Bộ tư pháp để thực hiện; (ii) Tiếp nhận và thực hiện các yêu cầu tống đạt giấy tờ gửi ra nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền trong nước do Bộ Tư pháp chuyển đến.
Đối với trường hợp thực hiện yêu cầu tống đạt giấy tờ gửi ra nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền trong nước do Bộ tư pháp chuyển đến, cơ quan ngoại giao sẽ thực hiện theo hai cách: (1) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ trực tiếp thực hiện tống đạt giấy tờ cho công dân Việt Nam ở nước ngoài; (2) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi cho cơ quan có thẩm quyền của phía nước ngoài đề nghị thực hiện các yêu cầu tống đạt giấy tờ cho công dân của họ, hoặc người nước ngoài cư trú tại nước đó.
Phương thức 3: Theo đường dịch vụ bưu chính đến địa chỉ của đương sự đang cư trú ở nước ngoài với điều kiện pháp luật nước đó đồng ý với phương thức tống đạt này.
Theo phương thức này, tòa án có thẩm quyền tống đạt trực tiếp cho đương sự ở nước ngoài thông qua dịch vụ bưu chính. Kênh tống đạt bưu chính được thực hiện nếu đáp ứng hai điều kiện:
– Một là, việc tống đạt bằng bưu chính được chấp nhận theo pháp luật của nước yếu cầu và đáp ứng các điều kiện mà pháp luật nước đó quy định cho việc tống đạt bằng bưu chính.
– Hai là, nước được yêu cầu không phản đối việc sử dụng kênh tống đạt này. Việc chấp nhận kênh bưu chính hay không phụ thuộc vào lựa chọn của quốc gia đưa ra tuyên bố và không đồng nhất với việc nội luật của quốc gia đó có coi tống đạt qua bưu chính là kênh tống đạt hợp lệ hay không.
Để cụ thể hóa điều kiện này, Công văn 33/TANDTC-HTQT nêu rõ: nếu nước nơi đương sự có địa chỉ không phản đối, thì nước khác có thể tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự theo đường bưu chính, không phân biệt đương sự đó là tổ chức hoặc cá nhân có quốc tịch nước tống đạt, nước sở tại hoặc không quốc tịch. Đương sự bao gồm: công dân Việt Nam, công dân Việt Nam có cả quốc tịch nước khác, người nước ngoài, tổ chức nước ngoài có địa chỉ tại các nước không phản đối nước khác tống đạt văn bản tố tụng
Phương thức 4: Theo đường dịch vụ bưu chính đến cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài để tống đạt cho đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài.
Theo phương thức này, toà án có thể gửi văn bản tống đạt theo đường bưu chính đến cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để tống đạt cho đương sự là công dân Việt Nam mà không phải gửi qua Bộ Tư pháp và Bộ ngoại giao Việt Nam. Như vậy, quy trình tống đạt theo
Phương thức 5: Đối với cơ quan, tổ chức nước ngoài có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam thì việc tống đạt có thể được thực hiện qua văn phòng đại diện, chi nhánh của họ tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.
Đây là phương thức tống đạt bổ sung nhằm tận dụng những điều kiện thuận lợi nhất, giúp đương sự ở nước ngoài dễ nhắm bắt và tiếp cận được các thông tin, giấy tờ liên quan đến tố tụng. Hoạt động tống đạt này khá đơn giản, thực hiện như hoạt động tống đạt văn bản tố tụng trong nước.
Phương thức 6: Theo đường dịch vụ bưu chính cho người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền tại Việt Nam của đương sự ở nước ngoài.
Đây là trường hợp người tham gia tố tụng tại toà án Việt Nam là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền của đương sự ở nước ngoài. Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền có thể tống đạt giấy tờ theo đường dịch vụ bưu chính cho người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền của họ tại Việt Nam.