Kháng cáo và thời hạn kháng cáo trong tố tụng dân sự? Kháng cáo quá hạn và thủ tục kháng cáo quá hạn?
Kháng cáo phúc thẩm dân sự là nội dung được ghi nhận từ những văn bản đầu tiên của Nhà nước về tố tụng dân sự khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời và được tiếp thu, duy trì và phát triển cho đến Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành. Điều này cũng phần nào chứng minh được ý nghĩa quan trọng của kháng cáo đối với thực tiễn xét xử, giải quyết các vụ án dân sự tại Việt Nam.
Khi nghiên cứu về kháng cáo phúc thẩm dân sự, có rất nhiều vấn đề cần lưu ý, trong đó điển hình là quy định về thời hạn kháng cáo, đây là quy định thể hiện quyền của chủ thể kháng cáo có được bảo đảm hay không, tức là nếu quá thời hạn kháng cáo, thì quyền kháng cáo của đương sự và các chủ thể khác sẽ bị tước bỏ, trừ trường hợp đặc biệt khác. Như vậy, quy định về thời hạn kháng cáo không mang tính tuyệt đối, mà vẫn có trường hợp ngoại lệ mà trong trường hợp đó, chủ thể có thể kháng cáo quá hạn và được Toà án xem xét, đánh giá và chấp thuận cho việc kháng cáo quá hạn.
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
1. Kháng cáo và thời hạn kháng cáo trong tố tụng dân sự?
Kháng cáo là quyền tố tụng được pháp luật tố tụng dân sự trao cho đương sự và các chủ thể nhất định khác, là quyền có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trước hết, kháng cáo tạo ra một trong những điều kiện làm cơ sở cho việc xét xử của Toà án cấp trên trực tiếp đối với bản án, quyết định chưa có hiệu lực của Toà án cấp dưới trực tiếp. Thông quá việc xét xử phúc thẩm, Toà án cấp trên trực tiếp không chỉ kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật mà còn phát hiện, khắc phục kịp thời những thiếu sót, sai lầm về xét xử của Toà án cấp dưới.
Kháng cáo có ý nghĩa như trên, vậy kháng cáo trong tố tụng dân sự là gì? Có nhiều học giả, nhà nghiên cứu đã được ra các cách giải thích khác nhau về “kháng cáo”. Trong phần lớn các bài viết của Luật Dương Gia về kháng cáo trong tố tụng dân sự, đều thống nhất đưa ra khái niệm như sau: Kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm là một trong những hoạt động tố tụng mà đương sự và các chủ thể khác theo quy định của pháp luật trong quá trình tham gia tố tụng không đồng ý với một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng bản án, quyết định đó xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, yêu cầu Toà án cấp phúc thẩm xét xử lại một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm đó.
Thời hạn kháng cáo là khoảng thời gian được Bộ luật tố tụng dân sự ấn định, mà khi hết khoảng thời gian đó, người có quyền kháng cáo không còn quyền kháng cáo, trừ trường hợp đặc biệt khác.
Quy định về thời hạn kháng nhằm để bảo đảm tính nhanh chóng của pháp luật tố tụng dân sự và bảo đảm tính ổn định của bán án, quyết định sơ thẩm. Cụ thể hơn, việc quy định về thời hạn kháng cáo còn nhằm bảo đảm quyền lợi cho bên đương sự còn lại. Nếu không quy định thời hạn kháng cáo mà để thời gian kéo dài, các bên có thể kháng cáo bất cứ lúc nào thì khi bản án đã có hiệu lực pháp luật và được thi hành thì chủ thể làm đơn kháng cáo sẽ làm đảo lộn trật tự, mất đi sự ổn định của pháp luật. Hơn nữa, việc kháng cáo vào thời điểm bản án đã được thi hành có thể xâm phạm đến quyền lợi của bên đương sự còn lại hoặc không có tác dụng sau khi thi hành bản án không thể khôi phục lại trạng thái ban đầu.
Thời hạn kháng cáo có ý nghĩa như vậy, tại sao vẫn có quy định về kháng cáo quá hạn? Câu trả lời sẽ có trong Mục 2 dưới đây.
2. Kháng cáo quá hạn và thủ tục kháng cáo quá hạn?
Về nguyên tắc, việc kháng cáo phải được thực hiện trong thời hạn theo quy định của pháp luật, nếu quá thời hạn thì kháng cáo bị coi là không hợp lệ và không được chấp nhận.
Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế cuộc sống, có những trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan như thiên tại, lũ lụt, do ốm đau, tai nạn phải nằm viện điều trị,…dẫn đến người kháng cáo không thể thực hiện việc kháng cáo trong thời hạn kháng cáo theo quy định của pháp luật. Do vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người kháng cáo trong trường hợp này, Tòa án có thể chấp nhận kháng cáo quá hạn.
Kháng cáo quá hạn là kháng cáo được chủ thể có quyền kháng cáo thực hiện quá thời hạn do pháp luật tố tụng dân sự quy định, tức là thời hạn kháng cáo quá 15 đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm và quá 07 ngày đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm.
Về việc kháng cáo quá hạn thì có quan điểm cho rằng không nên chấp nhận kháng cáo quá hạn bởi vì kháng cáo quá hạn là cần thiết trong một số trường hợp như nhìn chung có mâu thuẫn với những quy định khác nhau của luật tố tụng, kéo dài thời hạn xét xử dẫn đến việc tùy tiện xét xử không kịp thời ở cấp phúc thẩm, không bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giữa các đương sự.
Tuy nhiên, phủ định lại quan điểm này, một số học giả đã đưa ra những lí do như: trình tự thủ tục để giải quyết kháng cáo quá hạn cũng như căn cứ chấp nhận kháng cáo quá hạn được quy định rất chặt chẽ, kháng cáo quá hạn sẽ được sắp xếp bởi hội đồng xét kháng cáo quá hạn và chỉ được chấp nhận trong những trường hợp đặc biệt, nêu sẽ không thể có sự tuỳ tiện trong xem xét kháng cáo quá hạn; Việc cho phép kháng cáo quá hạn chính là một trong những phương thức để bảo đảm quyền kháng cáo cho đương sự nếu không quy định kháng cáo quá hạn thì những đương sự vì lí do chính đáng và không thể thực hiện quyền kháng cáo trong hạn sẽ bị tước quyền kháng cáo hợp pháp của mình khi đó quyền kháng cáo của đương sự không được bảo đảm.
Trong Bộ luật tố tụng dân sự không đưa quy định cụ thể về các trường hợp kháng cáo quá hạn được chấp nhân, điều này dẫn tới sự thiếu thống nhất khi áp dụng pháp luật vào thực tiến. Tuy nhiên, mặc dù ra đời để hướng dẫn cho Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung 2011, nhưng
Tham khảo kinh nghiệm một số nước trên thế giới, điển hình là Pháp, trong pháp luật tố tụng dân sự của Pháp, quốc gia này quy định về các trường hợp kháng cáo quá hạn và chỉ chấp nhận trong hai trường hợp là đương sự rơi vào hoàn cảnh không có khả năng thực hiện quyền kháng cáo hoặc đương sự không biết được bản án để thực hiện kháng cáo kịp thời nhưng không phải lỗi do họ.
Như đã nói ở trên, thủ tục xem xét kháng cáo quá hạn được quy định rất chặt chẽ và được sắp xếp hợp lí và hiệu quả, cụ thể, theo quy định tại Điều 275 quy định như sau:
– Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn. Trường hợp người kháng cáo, Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
– Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của người kháng cáo quá hạn, đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp; nếu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định.
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 vẫn tiếp tục giữ nguyên các quy định về khái niệm kháng cáo quá hạn, thành lập Hội đồng phúc thẩm gồm 3 thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn, trình tự, thủ tục xem xét kháng cáo hạn như trong