Thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự là gì? Phạm vi, điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự? Ý nghĩa to lớn của thủ tục Tố tụng dân sự rút gọn?
Thủ tục rút gọn trong Tố tụng dân sự là một quy định tiến bộ trong tố tụng dân sự Việt Nam, thủ tục này được ghi nhận trong
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự là gì?
Căn cứ theo khoản 1 điều 316 bộ luật tố tụng dân sự 2015 đưa ra khái niệm như sau:
“Thủ tục rút gọn là thủ tục tố tụng dân sự được
Theo đó có thể hiểu đơn giản về thủ tục rút gọn đó là một quy trình tố tụng riêng biệt được
+ Dựa trên quy định mà pháp luật đề ra về thủ tục tố tụng dân sự rút gọn chỉ áp dụng để giải quyết những vụ án có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Các điều kiện này được quy định tùy theo pháp luật tố tụng dân sự của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ. Thông thường điều kiện này là: Tranh chấp có chứng cứ rõ ràng, nội dung tranh chấp đơn giản, tài sản tranh chấp có giá trị không lớn,… thủ tục tố tụng dân sự rút gọn được giản lược một số thủ tục tố tụng so với thủ tục tố tụng dân sự thông thường.
+ Thủ tục rút gọn theo bộ luật tố tụng dân sự còn có đặc điểm đó là về thời gian giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng dân sự sẽ được rút ngắn hơn so với thời gian giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường nhưng vẫn bảo đảm việc giải quyết vụ án đúng pháp luật. Thủ tục rút gọn còn giúp giảm thiểu chi phí cho Nhà nước và đương sự khi giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục tố tụng rút gọn.
2. Phạm vi, điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự
2.1. Phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn trong Tố tụng dân sự
Tại Điều 316. Phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
1. Thủ tục rút gọn là thủ tục tố tụng được áp dụng để giải quyết vụ án dân sự có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này với trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thông thường nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng nhưng vẫn bảo đảm đúng pháp luật.
2. Những quy định của Phần này được áp dụng để giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn; trường hợp không có quy định thì áp dụng những quy định khác của Bộ luật này để giải quyết vụ án.
3. Trường hợp luật khác có quy định tranh chấp dân sự được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì việc giải quyết tranh chấp đó được thực hiện theo thủ tục quy định tại Phần này.
Như vậy, dựa trên quy định chúng tôi đã đưa ra như trên thì phạm vi áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn là giới hạn luật định áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp dân sự. Theo quy định tại Điều 316
2.2. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong Tố tụng dân sự
Pháp luật quy định điều kiện ap dụng thủ tục rút gọn cụ thể căn cứ theo quy định tại Điều 317 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thủ tục tố tụng rút gọn chỉ được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau:
Điều kiện đầu tiên theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự đó là đối với vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ
Điều kiện thứ hai đó là các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;
Điều kiện thứ ba theo quy định của pháp luật đê áp dụng thủ tục rút gọn đó là không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài vì tính chất của vụ án sẽ rất phức tạp, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn theo quy định hay có thể là do các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.
Ngoài ra căn cứ tại điều 317 Bộ luật tô tụng dân sự 2015 quy định đối với vụ án lao động đã được thụ lý, giải quyết theo thủ tục rút gọn mà người sử dụng lao động có quốc tịch nước ngoài hoặc người đại diện theo pháp luật của họ đã rời khỏi địa chỉ nơi cư trú, nơi có trụ sở mà không
3. Ý nghĩa to lớn của thủ tục Tố tụng dân sự rút gọn
Thông qua những phân tích mà chúng tôi đưa ra như trên bài viết có thể thấy ý nghĩa to lớn của thủ tục Tố tụng dân sự rút gọn nằm ngay trong chính tên gọi của thủ tục này với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể tiếp cận công lí một cách nhanh chóng. Việc xây dựng thủ tục Tố tụng dân sự rút gọn có ý nghĩa không chỉ đối với các đương sự, tòa án mà nó còn có ý nghĩa xã hội rộng lớn và sâu sắc.
Thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự có ý nghĩa đối với việc xây dựng thủ tục Tố tụng dân sự rút gọn góp phần đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, hội nhập kinh tế quốc tế và là sự hiện thực hóa chiến lược cải cách tư pháp của Đảng và nhà nước ta. Ngoài ra còn có ý nghĩa trong việc xây dựng thủ tục Tố tụng dân sự rút gọn sẽ giảm đáng kể các chi phí tố tụng cho đương sự và tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
Không những vậy, thông qua các vụ việc xét xử trong thủ tục Tố tụng dân sự rút gọn thời gian để tiến hành tố tụng được rút ngắn đi rất nhiều lần so với thủ tục Tố tụng dân sự thông thường. Do vậy quyền lợi hợp pháp của đương sự sẽ được đảm bảo một cách nhanh chóng kịp thời và hơn nữa là thủ tục Tố tụng dân sự rút gọn đáp ứng yêu cầu về bảo đảm quyền tiếp cận công lí của công dân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tòa án có thể giải quyết nhanh chóng vụ án và nó góp phần giảm áp lực công việc ho cán bộ ngành tòa án, đặc biệt là đối với thẩm phán khi mà số lượng các vụ án tranh chấp về dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình ngày một gia tăng.
Kết luận: Qua bài viết này chúng ta có thể thấy thủ tục rút gọn là thủ tục tố tụng được áp dụng để giải quyết vụ án dân sự có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này với trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thông thường nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng nhưng vẫn bảo đảm đúng pháp luật.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Phạm vi, điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự” và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.