Kháng cáo, kháng nghị trong tố tụng dân sự là gì? Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trong tố tụng dân sự?
Kháng cáo, kháng nghị trong tố tụng dân sự được xem là phương thức, là căn cứ phát sinh thủ tục phúc thẩm dân sự, giúp toà án cấp phúc thẩm có cơ sở pháp lý để xem xét lại tính hợp pháp, hợp lý trong phán quyết của toà án cấp sơ thẩm, để kịp thời phát hiện, sửa chữa những sai lầm, vi phạm pháp luật có trong bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm, từ đó bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, nhà nước. Kháng cáo là quyền của đương sự, kháng nghị vừa là quyền vừa là trách nhiệm của Viện Kiểm sát, do đó pháp luật cho phép các chủ thể có quyền thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trong một số trường hợp và tại các thời điểm nhất định. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ tập trung phân tích các vấn đề pháp lý về thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trong tố tụng dân sự.
Cơ sở pháp lý:
Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn Quy định trong phần thứ ba “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của Bộ Luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi Bộ Luật tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành.
1. Kháng cáo, kháng nghị trong tố tụng dân sự là gì?
1.1. Kháng cáo trong tố tụng dân sự là gì?
Khái niệm kháng cáo phúc thẩm, dưới góc độ ngôn ngữ học, theo Từ diển Tiếng việt, được hiểu là “chống án, yêu cầu toà cấp trên xét xử”.
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, khái niệm kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng dân sự được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Khi tìm hiểu sâu hơn về kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm, có thể thấy, kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm chính là quyền tố tụng quan trọng mà pháp luật quy định cho những chủ thể có quyền kháng cáo để những chủ thể này chống lại hành vi xâm hại sự vi phạm từ phía cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tung.
Khái quát hơn về định nghĩa, có thể hiểu kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm là hoạt động tố tung của đương sự và các chủ thể khác theo quy định của pháp luật trong việc không đòng ý với toàn bố hoặc một phần bản án, quyết định của toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật do cho rằng toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định bị kháng cáo đó đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự để yêu cầu Toà án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm dân sự.
Kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm mang những đặc điểm sau:
– Kháng cao là cơ sở làm phát sinh thủ tục phúc thẩm và là căn cứ xác định phạm vi xét xử phúc thẩm.
– Chủ thể có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm chỉ bao gồm một số người tham gia tố tụng.
– Đối tượng của kháng cáo là bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.
– Các chủ thể có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm có quyền tự định đoạt, quyết định việc thực hiện quyền kháng cáo, thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo và phạm vi kháng cáo.
– Phạm vi kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm bị giới hạn bởi những nội dung đã được giải quyết ở Toà cấp sơ thẩm.
– Kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm dân sự được thực hiện theo một trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng dân sự quy định.
1.2. Kháng nghị trong tố tụng dân sự là gì?
Trong hệ thống dữ liệu của Luật Dương Gia, khi giải thích về kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, chúng tôi đều thống nhất đưa ra định nghĩa như sau: Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự là hoạt động tố tụng của những người có thẩm quyền của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật trong việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực trong thời hạn pháp luật quy định, đề nghị Toà án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm.
Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm mang những đặc điểm tưng tự như kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm, bên cạnh đó, còn mang những đặc điểm riêng, cụ thể:
– Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là thực hiện chứng năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát.
– Chủ thể kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là những người có thẩm quyền của Viện kiểm sát.
– Những người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm được kháng nghị trong thời hạn mà pháp luật tố tụng dân sự quy định.
Về mặt chính trị, xã hội, kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm giúp khắc phúc được những sai sót, vi phạm của Toà án cấp sơ thẩm, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Kháng cáom kháng nghị còn là một trong những cơ chế pháp lý để bảo vệ quyền con người, quyền công dân, góp phần xây dựng và củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
2. Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trong tố tụng dân sự?
2.1. Thay đổi, bổ sung kháng cáo, kháng nghị trong tố tụng dân sự?
Khoản 1, Khoản 2 Điều 284 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:
“1.Trường hợp chưa hết thời hạn kháng cáo theo quy định tại Điều 273 của Bộ luật này thì người đã kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng cáo ban đầu.
Trường hợp chưa hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại Điều 280 của Bộ luật này thì Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng nghị ban đầu.
2. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết“.
Quy định trên đã có sự kế thừa, tiếp thu và bổ sung các quy định của
Khi thời hạn kháng cáo, kháng nghị chưa hết thì có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, kháng nghị không bị giới hạn phạm vi kháng cáo, kháng nghị. Quy định này giúp đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự cũng như tôn trọng quan điểm của Viện kiểm sát và của người ký kháng nghị trong trường hợp họ muốn thay đổi, bổ sung kháng nghị, ngoài ra nó còn phù hợp với thực tế, bởi giả thiết họ không nộp đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị sớm mà thời điểm sau này (thời điểm có thay dỏi) chủ thể kháng cáo, kháng nghị mới nội đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị thì tòa án sẽ xác định phạm vi khang cáo, kháng nghị theo đơn nộp sau.
Trường hợp đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị thì chủ thể vẫn có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, kháng nghị nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo ban đầu. Quy định này vừa đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự, tôn trọng quan điểm của viện kiểm sát vừa đảm bảo được quyền, lợi ích của đương sự khác.
2.2. Rút kháng cáo, kháng nghị trong tố tụng dân sự?
Quy định về rút kháng cáo, kháng nghị trong Bộ luật tố tụng dân sự về cơ bản vẫn giữ nguyên các quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011, theo đó, trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị. Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị.
Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã có sự sửa đổi, bổ sung một số quy định về rút kháng cáo, kháng nghị để đảm bảo các quy định này được rõ ràng hơn, đầy đủ hơn, cụ thể: thay cụm từ “Viện kiểm sát kháng nghị” bằng cụm từ “viện kiểm sát đã kháng nghị” và đã bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định khi đương sự rút kháng cáo, Viện kiểm sát rút kháng nghị nhằm tạo cơ sở pháp lý để tòa án ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm khi có việc rút kháng cáo, kháng nghị, đó là đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên toà do Thẩm phán chủ toạ quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.
Trong trường hợp có nhiều kháng cáo, kháng nghị mà các chủ thể có quyền kháng cáo, kháng nghị rút một trong các kháng cáo, kháng nghị thì hội đồng xét xử phúc thẩm phải nhận định về việc người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị rút một phần kháng nghị và quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với những kháng cáo hoặc kháng nghị đã rút đó trong bản án phúc thẩm.
Về hình thức thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị: Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho các đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị, thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.
Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa. (Khoản 4, Điều 284 Bộ luật tố tụng dân sự).