Thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp cho cá nhân? Nơi cấp cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp cho cá nhân? Xử lý khi người được cấp, tống đạt hoặc thông báo không nhận, từ chối nhận văn bản tố tụng? Xử lý khi cấp, tống đạt hoặc thông báo mà người được cấp văn bản tố tụng dân sự vắng mặt?
Cấp, tống đạt,
1. Thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp cho cá nhân
Theo quy định tại khoản 1 Điều 175
“1. Người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng phải trực tiếp chuyển giao cho người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng có liên quan. Người được cấp, tống đạt, thông báo phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận văn bản tố tụng. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.”
Theo quy định này và quy định tại Điều 177
Thủ tục chuyển giao trực tiếp văn bản tố tụng đến người được cấp, tống đạt, thông báo đảm bảo cho việc cấp, tống đạt, thông báo các văn bản của Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan THADS được kịp thời, đúng đối tượng và đảm bảo được tính hợp lệ. Đồng thời, việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự được thực hiện đúng thì quyền, nghĩa vụ của người được cấp, tống đạt, thông báo cũng được đảm bảo.
Có hai cách thức tiến hành việc cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp văn bản tố tụng dân sự: Thứ nhất, triệu tập đương sự đến trụ sở làm việc của các cơ quan ban hành văn bản để giao văn bản. Thứ hai, người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự đến nơi cư trú, làm việc của cá nhân hoặc trụ sở của cơ quan, tổ chức để giao văn bản tố tụng dân sự.
Trường hợp người được cấp, thông báo hoặc tống đạt là cá nhân thì văn bản tố tụng dân sự cần cấp, thông báo, tống đạt được trực tiếp chuyển cho họ. Đương sự phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận văn bản tố tụng dân sự. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự.
2. Nơi cấp cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp cho cá nhân
Một điểm mới của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 là đã tạo điều kiện cho người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự được đề nghị Tòa án cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự theo phương thức họ lựa chọn hoặc được thỏa thuận lựa chọn với đương sự khác về địa chỉ để Tòa án thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cho họ.
Khi thực hiện việc cấp, tống đạt và thông báo văn bản tố tụng dân sự cũng xảy ra trường hợp người được cấp, tống đạt hoặc thông báo đã chuyển đến địa chỉ mới. Trường hợp người được cấp, tống đạt, thông báo đã chuyển đến nơi cư trú mới và đã thông báo cho Tòa án việc thay đổi nơi cư trú thì phải cấp, tống đạt, thông báo theo địa chỉ nơi cư trú mới của họ. Nếu họ không thông báo cho Tòa án biết việc việc thay đổi địa chỉ cư trú mới thì tòa án thực hiện theo quy định tại Điều 179 Bộ luật Tố tụng dân sư năm 2015 (thủ tục niêm yết công khai) và Điều 180 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng).
3. Xử lý khi người được cấp, tống đạt hoặc thông báo không nhận, từ chối nhận văn bản tố tụng
Pháp luật tố tụng dân sự cũng dự liệu đối với trường hợp người được cấp, tống đạt hoặc thông báo từ chối nhận văn bản tố tụng. Trong trường hợp này thì người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo phải lập biên bản, trong đó nêu rõ lý do của việc từ chối, có xác nhận của đại diện tổ dân phố hoặc Công an xã, phường, thị trấn về việc người đó từ chối nhận văn bản tố tụng. (Khoản 4 Điều 177 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
Việc lập biên bản này là cơ sở để xác định người thực hiện việc cấp, tống đạt và thông báo văn bản tố tụng dân sự đã thực hiện hết trách nhiệm của mình, còn người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự từ chối quyền được nhận văn bản. Nhưng Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 lại không quy định sau khi lập biên bản thì hậu quả pháp lý đối với việc người được cấp, tống đạt, thông báo không nhận văn bản là gì và cũng không có quy định trình tự giải quyết tiếp theo.
4. Xử lý khi cấp, tống đạt hoặc thông báo mà người được cấp văn bản tố tụng dân sự vắng mặt
Việc giải quyết trường hợp này được quy định tại Khoản 5 Điều 177 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, cụ thể: Trường hợp người được cấp, tống đạt, thông báo vắng mặt thì người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo phải lập biên bản và giao cho người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng nơi cư trú với họ hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc (sau đây gọi chung là tổ trưởng tổ dân phố) để thực hiện việc ký nhận hoặc điểm chỉ và yêu cầu người này cam kết giao lại tận tay cho người được cấp, tống đạt, thông báo.
Trong thực tế, thì khi thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng dân sự cho một cá nhân nào đó thì không phải lúc nào người được cấp, tống đạt và thông báo văn bản tố tụng dân sự cũng có mặt tại nơi ở, nơi cư trú nên không phải trường hợp nào cũng có thể giao trực tiếp các văn bản tố tụng dân sự cho những người được cấp, tống đạt và thông báo. Vì vậy, việc pháp luật quy định giao cho người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú với người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự nhận thay và yêu cầu họ ký nhận và cam kết giao lại tận tay ngay cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo là phù hợp. Bởi người thân thích cùng cư trú là người tiếp xúc thường ngày với những người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Việc nhờ những người thân thích cùng cư trú giao các văn bản tố tụng dân sự lại cho người được cấp, tống đạt và thông báo sẽ đảm bảo gần như chắc chắn văn bản sẽ đến được tận tay người được cấp, tống đạt, thông báo.
Hiện nay Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 không quy định về người thân thích của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng dân sự gồm những ai. Theo tinh thần quy định của Nghị quyết số 03/2012/NQ- HĐTP của Hội đồng Thẩm phán
Tổ trưởng tổ dân phố nơi người được cấp tống đạt hoặc thông báo cư trú là người nắm bắt các hoạt động của người dân trong địa bàn mình quản lý. Sau người thân thích cùng cư trú, thì người này chính là những người nắm rõ tình hình của người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng nhất. Vì vậy, trong trường hợp người được cấp, tống đạt hoặc thông báo vắng mặt thì người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng dân sự có thể yêu cầu tổ trưởng tổ dân phố nơi người được cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng dân sự nhận thay và yêu cầu người này cam kết giao tận tay cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo.
So với Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 thì Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã bỏ quy định trong trường hợp việc cấp, tống đạt hoặc thông báo qua người khác (người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú, tổ trưởng tổ dân phố) thì biên bản về việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự phải có người chứng kiến. Việc bỏ quy định này là phù hợp với thực tế bởi nhiều trường hợp không phải lúc nào cũng có người giúp chứng kiến việc giao văn bản tố tụng dân sự bởi họ ngại va chạm, sợ phiền phức.
Biên bản thể hiện việc người thân thích có năng lực hành vi dân sự đầy đủ cung cư trú với người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự hoặc tổ trưởng tổ dân phố nơi người được nhận văn bản tố tụng dân sự cư trú nhận thay văn bản tố tụng dân sự phải được lưu trong hồ sơ vụ án. Biên bản này chính là căn cứ để chứng minh cơ quan ban hành văn bản, người thực hiện việc cấp tống đạt đã thực hiện hết trách nhiệm của mình trong việc cấp, tống đạt và thông báo văn bản tố tụng dân sự cho người được cấp, tống đạt thông báo. Tuy nhiên, pháp luật lại không quy định thời điểm nào là thời điểm người thực hiện việc cấp tống đạt đã cấp, tống đạt và thông báo hợp lệ. Đây là vấn đề cần có quy định chi tiết hơn.