Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ là gì? Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ? Thành phần phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải? Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ?
Chuẩn bị xét xử vụ án dân sự là một hoạt động vô cùng quan trọng trong giải quyết vụ việc dân sự. Đây là giai đoạn chuẩn bị các yếu tố cần thiết để có thể tiến hành phiên tòa xét xử vụ án. Trong giai đoạn này, Thẩm phán được giao giải quyết vụ án phải tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ.
Luật sư
1. Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ là gì?
Cùng với thủ tục hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm,
Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ là phương thức để đảm bảo các đương sự quyền được biết và tiếp cận tất cả các tài liệu, chứng cứ, xác định những chứng cứ đã giao nộp, đề nghị triệu tập người làm chứng hoặc người tham gia tố tụng…. của vụ án trước khi
2. Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 trước khi tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, Thẩm phán phải
Thẩm phán có thể mở một phiên họp duy nhất (khi có đủ điều kiện theo luật đinh) hoặc mở nhiều phiên họp (khi xác định thấy các bên có thể hòa giải được), tuy nhiên số lượng phiên họp cần được tổ chức hợp lý để không làm mất nhiều thời gian công sức của đương sự.
3. Thành phần phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
Tại Khoản 1 Điều 209 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định như sau:
“1. Thành phần tham gia phiên họp gồm có:
a) Thẩm phán chủ trì phiên họp;
b) Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp;
c) Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự;
d) Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động đối với vụ án lao động khi có yêu cầu của người lao động, trừ vụ án lao động đã có tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thể người lao động, người lao động. Trường hợp đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động không tham gia hòa giải thì phải có ý kiến bằng văn bản;
đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có);
e) Người phiên dịch (nếu có).”
Đối chiếu với quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự cũ, thì Điều 184 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 không quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có trong thành phần tham gia hòa giải. Tuy nhiên khoản 3 Điều 64 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 lại quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền tham gia hòa giải. Do sự không nhất quán giữa hai điều luật dẫn đến trên thực tế họ chỉ có quyền tham gia việc hòa giải trong trường hợp cần thiết do thẩm phán phụ trách vụ án quyết định và triệu tập. Nhằm đảm bảo tốt hơn việc sự hỗ trợ pháp lý của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã bổ sung thành phần tham gia hòa giải bao gồm cả người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự cho nên Tòa án phải triệu tập họ tham gia việc hòa giải. Quy định này đảm bảo tính tương thích với khoản 3 Điều 76 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 vẫn chưa quy định hậu quả pháp lý Thẩm phán quyết định hoãn hay vẫn tiến hành hòa giải nếu họ vắng mặt khi đã được Tòa án triệu tập hợp lệ. Ngoài ra, Bộ luật Tố tụng dân sự cũng cho phép Thẩm phán yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia phiên họp. Đối với các vụ án hôn nhân gia đình, Thẩm phán yêu cầu đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, về trẻ em, Hà liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia phiên họp. Nếu vắng mặt họ thì vẫn tiến hành hòa giải.
4. Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
Như ở mục 1 đã viết, thì phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ được tổ chức cùng với phiên hòa giải. Cụ thể thì đầu tiên Tòa án sẽ tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trước khi tiến hành hòa giải. Tại Điều 210 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về trình tự tiến hành phiên họp như sau:
“1. Trước khi tiến hành phiên họp, Thư ký Tòa án báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp đã được Tòa án thông báo. Thẩm phán chủ trì phiên họp kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia, phổ biến cho các đương sự về quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của Bộ luật này.
2. Khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về những vấn đề sau đây:
a) Yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết;
b) Tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác;
c) Bổ sung tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;
d) Những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết.
3. Sau khi các đương sự đã trình bày xong, Thẩm phán xem xét các ý kiến, giải quyết các yêu cầu của đương sự quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp người được Tòa án triệu tập vắng mặt thì Tòa án thông báo kết quả phiên họp cho họ.”
Như vậy, thì trước khi tiến hành phiên họp Tòa án phải thực hiện đầy đủ thủ tục, phổ biến quyền và nghĩa vụ của những người tham gia theo quy định của Bộ luật này. Tại phiên họp Thẩm phán sẽ công bố các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi các đương sự về yêu cầu của mình, các tài liệu, chứng cứ đã nộp, những yêu cầu khác liên quan đến vụ án… mà nội dung của phiên họp được chia thành ba nội dung chính sau:
– Giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án: là quyền và cũng là nghĩa vụ của đương sự để chứng minh cho yêu cầu của mình. Kiểm tra việc giao nộp tài liệu, chứng cứ là việc xem xét các chứng cứ được các đương sự giao nộp cho Tòa án có đầy đủ, hợp lệ hay không. Tài liệu, chứng cứ có thể do các đương sự tự mình thu thập hoặc các văn bản thể hiện quan điểm của mình về nội dung vụ án. Khi giao nộp tài liệu, chứng cứ thì tiến hành lập biên bản giao nộp như luật định.
– Kiểm tra việc tiếp nhận chứng cứ đó chính là việc cá đương sự có quyền được biết, ghi chép, được sao chụp tài liệu trong hồ sơ, được thông báo về những tài liệu mà Tòa án thu thập được. Việc này nhằm giúp các đương sự biết được các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, căn cứ vào đó để đưa ra những lập luận để chứng minh cho yêu cầu của mình.
– Kiểm tra việc công khai tài liệu của Tòa án: các tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã thu thập được trong quá trình giải quyết vụ án như biên bản lấy lời khai, đối chiếu của các đương sự, kết quả trưng cầu giám định, định giá tài sản,….và các tài liệu, chứng cứ khác do đương sự giao nộp phải được công khai. Trên cơ sở đó, đương sự có thể yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc giao nộp thêm tài liệu, chứng cứ.
Khi tiến hành phiên họp, Thư ký Tòa án phải lập biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ. Biên bản phải đảm bảo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 211 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Như vậy, mục đích tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ là nhằm xác định yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập, những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết, bổ sung các tài liệu, chứng cứ, yêu cầu Tòa án triệu tập người tham gia tố tụng./.