Quy định về người thừa kế theo Bộ luật dân sự năm 2015? Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế?
Hiện nay, việc thừa kế không còn quá xa lạ trong đời sống, nó được hình thành từ việc một người chết có di sản để lại và người được hưởng di sản sẽ làm thủ tục hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc phân chia di sản theo pháp luật. Thông thường chúng ta sẽ thấy việc phân chia sẽ được tiến hành thoe ý nguyện của người chết nhưng những phần còn lại lại thường xảy ra mẫu thuẫn, tranh giành quyền thừa kế đó. Vậy, việc thừa kế di sản được pháp luật quy định như thế nào? Người thừa kế có phát sinh quyền, nghĩa vụ gì đối với tài sản hay không?
1. Quy định về người thừa kế theo Bộ luật dân sự năm 2015 ?
Căn cứ theo Điều 613 Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định về người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Cũng căn cứ theo đó, người thừa kế được quy định gồm thừa kế theo pháp luật đối với những trường hợp không có di chúc, các giấy chứng nhận thừa kế khác và thừa kế theo di chúc do người chết để lại.
Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật, theo đó người thừa kế sẽ được sắp xếp theo hàng thừa kế được quy định theo thứ tự sau đây:
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm những người cùng huyết thống gần nhất tính từ người thân sinh ra mình hoặc người mình sinh ra và có xác lập mối quan hệ theo pháp luật đó là: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
– Hàng thừa kế thứ hai gồm những người cùng huyết thống nhưng được tính theo dân gian là từ đời thứ 2 tức là những người có mối quan hệ như: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
– Hàng thừa kế thứ ba gồm những người cùng huyết thống nhưng được tính theo dân gian là từ đời thứ 3 tức là những người có mối quan hệ như: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Khi xác lập xong hàng thừa kế thì việc chia di sản thừa kế được quy định là những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.Những người ở hàng thừa kế chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản.
Tuy nhiên theo quy định tại Điều 621 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì trong một số trường hợp kể cả thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật, thì những người sau đây không có quyền được hưởng thừa kế là những người thuộc và trường hợp:
+ Trường hợp vi phạm vào những hành vi cấm với mục đích hưởng di sản: Bị cơ quan có thẩm quyền kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
+ Trường hợp người nhận thừa kế người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế nhằm hưởng một phần hoặc tòan bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền được hưởng.
+ Trường hợp người nhận thừa kế là người thực hiện những hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc tòan bộ di sản trái với ý muốn của người để lại di sản.
Tuy nhiên trong Điều luật lại quy định, những người có hành vi này vẫn được hưởng di sản nếu người để lại di sản đã biết hành vi của người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản tức là pháp luật vẫn chia di sản cho người đó theo ý nguyện của người có di sản để lại.
Như vậy, pháp luật đã quy định cụ thể về người thừa kế phải là cá nhân còn sống trong thười điểm thừa kế được mở. Đối với thừa kế theo pháp luật thì người thừa kế phải là những người có quan hệ nhân thân với người để lại di sản hoặc những người được xác lập mối quan hệ có quyền lợi được hưởng thừa kế. Còn đối với di chúc thì không quy định hàng thứa kế, người thừa kế là những người thân mà là những người có tên trong di chúc để lại mới được quyền hưởng, việc hưởng thừa kế theo di chúc theo đúng quy định pháp luật thì sẽ không xảy ra tranh chấp theo hàng thừa kế hoặc phần thừa kế được hưởng bởi lẽ đã mặc định trong di chúc.
2. Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế?
Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ người thừa kế được quy định tại Điều 614
Theo nội dung quy định tại Điều 614 Bộ luật dân sự thì kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Mặc dù về nguyên tắc, người có quyền hưởng di sản có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế bất cứ lúc nào, kể từ thời điểm mở thừa kế, nhưng việc chia thừa kế không thể diễn ra ngay sau khi người có tài sản chết. Bởi lẽ những tài sản phát sinh sau thời điểm mở thừa kế được xác định là di sản thừa kế có ý nghĩa trong việc xác định chính xác khối di sản mà người chết để lại, đảm bảo đúng phần di sản mà từng người thừa kế được hường theo di chúc hoặc theo pháp luật. Đồng thời xác định được ai là người thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nếu di sản gây thiệt hại.
Chẳng hạn như nhà bị đổ, cây bị gãy… và nếu dùng tài sản đề bồi thường, thì trích số tài sàn đó từ đâu, lấy từ một người thừa kế hay của tất cả những người thừa kế hoặc lấy từ khối di sản hay từ tài sản thuộc sở hữu riêng của người thừa kế. Thời điểm mở thừa kế là mốc thời gian kể từ lúc đó các quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản của một người chấm dứt khi người đó chết và đưoc chuyền cho những người còn sống là người thừa kể của người quá cổ. Trừ những quyền và nghĩa vụ tài sản gắn với nhân thân người chết.
Như vậy, người đã để lại di sản được chia theo di chúc hay chia theo pháp luật thì đều phải có căn cứ và thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế bởi lẽ không phải cứ được chia thừa kế dù nhiều hay ít mà có thể lấy để sử dụng với mục đích riêng được. Pháp luật có quy định về việc người được hưởng phải có quyền và nghĩa vụ đối với số di sản đó. Ví dụ có thể thấy trong thừa kế đất đai theo di chúc thì giữa hai anh em tong nhà mà bố mẹ để lại di chúc mà anh trai được hưởng số di sản lớn hơn thì luôn phải kèn theo điều kiện là có nghĩa vụ thờ cúng tổ tiên, cha mẹ sau khi chết và thời điểm thực hiện nghĩa vụ đó là tính từ thời điểm phát sinh thừa kế.