Giấy phép hoạt động thủy sản cho tàu nước ngoài là giấy tờ pháp lý được cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản tại vùng biển Việt Nam. Khi xảy ra các tình huống nhất định như mất, hư hỏng, thay đổi thông tin, tổ chức, cá nhân phải thực hiện đề nghị cấp lại. Vậy, Mẫu đơn xin cấp lại giấy phép hoạt động thủy sản cho tàu nước ngoài có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động thủy sản cho tàu nước ngoài là gì?
Giấy phép hoạt động thủy sản cho tàu nước ngoài là văn bản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Tổng cục Thủy sản) cấp cho tổ chức, cá nhân có tàu hoạt động thủy sản tại vùng biển Việt Nam đáp ứng các điều kiện luật định. Các điều kiện này được ghi nhận tại tại Điều 55, Luật Thủy sản, cụ thể:
Thứ nhất, có thỏa thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; giấy phép hoặc chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của nước có tàu cho phép hoạt động tại vùng biển Việt Nam.
Thoả thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế này có thể là song phương hoặc đa phương liên quan đến việc cho phép hoạt động thủy sản tại vùng biển của các quốc gia tham gia điều ước quốc tế. Đây được xem như pháp luật chung điều chính hoạt động của tàu nước ngoài khi hoạt động trong vùng biển của quốc gia khác. Đồng thời, tàu nước ngoài phải được cơ quan có thẩm quyền của nước tàu mang quốc tịch cho phép, chấp thuận, điều này sẽ là cơ sở để Việt Nam và nước đó có mối quan hệ ràng buộc, khi tàu vi phạm, Việt Nam dễ dàng yêu cầu cơ quan nước tàu mang quốc tịch phối hợp giải quyết.
Thứ hai, có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc dự án hợp tác về khai thác thủy sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc dự án hợp tác điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản, huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thủy sản, thu mua, vận chuyển thủy sản trong vùng biển Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Đây là các giấy tờ pháp lý mà tàu nước ngoài phải sở hữu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, các giấy tờ này được cấp cũng phải xuất phát từ nhiều yếu tố và điều kiện, tổ chức, cá nhân có tàu nước ngoài cũng phải thực hiện các thủ tục thì mới được cấp, hơn nữa, giấy phép hoạt động thủy sản của tàu nước ngoài phụ thuộc triệt để vào Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc dự án hợp tác về khai thác thủy sản.
Thứ ba, có Giấy chứng nhận đăng ký tàu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia mà tàu mang quốc tịch cấp, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà tàu mang quốc tịch cấp còn thời hạn ít nhất là 06 tháng, Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị thu phát
Đây là các giấy tờ chủ yếu của cơ quan nhà nước mà quốc gia mang cờ cấp, nhằm xác định được về yêu cầu kỹ thuật, khả năng sử dụng của tàu và các yếu tố quan trọng quyết định đến sự vận hành của tàu. Bởi việc sử dụng tần số, thiết bị thu phát
Thứ tư, có danh sách thuyền viên và người làm việc trên tàu; thuyền trưởng, máy trưởng có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với loại tàu. Thuyền viên và người làm việc trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam là người nước ngoài phải được sự đồng ý của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng; có hộ chiếu và bảo hiểm thuyền viên.
Việc có danh sách thuyền viên và người làm việc trên tàu nhằm đảm bảo cho việc quản lý, giám sát, tránh tình trạng cho quá người, hoặc người không có trong danh sách tham gia vào hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam. Thuyền trưởng, máy trưởng có văn bản chứng chỉ là điều hoàn toàn phù hợp, với tư cách là “người đứng đầu”, dẫn dắt con thuyền. Sự tham gia của thuyền viên, người làm việc trên tàu là người nước ngoài phải được kiểm soát chặt chẽ tránh tình trạng nhập cảnh trái phép, thực hiện hành vi vi phạm và khó có khả năng xử lý.
Thứ năm, có thiết bị giám sát hành trình theo quy định. Đây là thiết bị được lắp nhằm thực hiện chức năng xác định vị trí chính xác của tàu nước ngoài, dễ dàng nắm bắt, kiểm tra phạm vi hoạt động.
Thứ sáu, trên tàu phải có ít nhất một người thông thạo tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Quy định này nhằm đảm bảo sự giao lưu thông suốt khi giao tiếp với người có thẩm quyền, cảnh sát biển,….
Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động thủy sản cho tàu nước ngoài là văn bản do tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam gửi tới Tổng cục Thủy sản nhằm yêu cầu cơ quan này cấp lại giấy phép trong trường hợp giấy phép bị mất, hư hỏng, có thay đổi thông tin khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc dự án hợp tác trong lĩnh vực thủy sản còn hiệu lực.
Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động thủy sản cho tàu nước ngoài là văn bản bày tỏ nguyện vọng của cá nhân, tổ chức tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, là căn cứ để phát sinh nghĩa vụ xem xét, đánh giá và quyết định cấp lại giấy phép hay không. Đây cũng là cách thức để nhà nước trao quyền chủ động cho cá nhân , tổ chức, có đề nghị thì mới có giải quyết đề nghị. Hơn nữa, việc đề nghị cấp lại giúp tiết kiệm thời gian và thủ tục đơn giản hơn so với cấp mới, bởi trước đó đã được cấp giấy phép và chỉ cần chứng minh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc dự án hợp tác trong lĩnh vực thủy sản còn hiệu lực là sẽ được cấp lại giấy phép.
Trình tự, thủ tục đề nghị cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 48, Nghị định 26/2019/NĐ-CP, cụ thể:
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp lại giấy phép hoạt động trong vùng biển Việt Nam gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản. Hồ sơ gồm: (1) Đơn đề nghị cấp lại; (2) Giấy phép đã được cấp (đối với trường hợp Giấy phép bị rách, nát); (3) Báo cáo về việc thay đổi tàu cá hoặc thay đổi nghề (nếu có).
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản cấp lại Giấy phép hoạt động thủy sản của tàu nước ngoài trong vùng biển Việt Nam.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động thủy sản cho tàu nước ngoài (13.KT):
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happines
—————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG THUỶ SẢN
CHO TÀU NƯỚC NGOÀI TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM
RE-APPLICATION FROM FOR FISHING OPERATIONS LICENSE VIETNAM SEAS
1. Tổ chức/cá nhân đề nghị cấp giấy phép/Applicant:
– Họ tên cá nhân, tổ chức/Name of person or orgnization: …
– Địa chỉ cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở chính của tổ chức: ……
Address of person or orgnization
– Địa chỉ người đại diện/nơi đặt đại diện tại Việt Nam (nếu có) ……
Address of representative/representative office in Vietnam (if available)
2. Tàu đề nghị cấp lại hoạt động tại Việt Nam/Vessel conducting fisheries activities in Vietnam:……
– Tên tàu (nếu có)/Name of vessel (if available): …….
– Quốc tịch/Nationality: …….
– Số đăng ký/Registration number:…..
– Nơi đăng ký/Registration place:….
3. Số giấy phép hoạt động thủy sản đã được cấp: ……
Number of issued fisheries license: …..
4. Xin hoạt động trong lĩnh vực: ……
Activities requested for extension ……
5. Địa điểm và thời gian xin phép tiếp tục hoạt động: ……..
Area and duration for extension operations …..
– Địa điểm, khu vực hoạt động/Area of orperations: ……
Thời gian hoạt động từ…… đến….
Period of extension operation from……. to…….
6. Lý do xin cấp lại Giấy phép (nêu rõ lý do, kèm theo các giấy tờ để chứng minh nội dung và các thông tin thay đổi):……
7. Cam kết/Commitment:
Khi hoạt động trong vùng biển của Việt Nam chúng tôi sẽ nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam; các quy định ghi trong giấy phép hoạt động thủy sản đã được cấp; các điều khoản cam kết trong dự án, hợp đồng đã ký kết.
While operating in Vietnam seas the fisheries vessel shall comply with Vietnamese laws and regulation and fulfill all provisions stated in the licenses, signed projects and contracts.
Ngày…..tháng….năm…
Done in….
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
Signature
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng đấu (nếu có))
3. Hướng dẫn viết đơn xin cấp lại giấy phép hoạt động thủy sản cho tàu nước ngoài:
Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động thủy sản cho tàu nước ngoài là mẫu được trình bày song ngữ (tiếng Anh và tiếng Việt), điều này hoàn toàn hợp lí bởi tiếng Anh được sử dụng chủ yếu cho cá nhân nước ngoài, còn tiếng Việt áp dụng cho cơ quan nhà nước Việt Nam.
Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động có nội dung khá đơn giản, chỉ cần ghi lại các thông tin của Giấy phép đã được cấp, điều quan trọng cần chú ý là nội dung về lý do xin cấp lại Giấy phép (nêu rõ lý do, kèm theo các giấy tờ để chứng minh nội dung và các thông tin thay đổi).
Cơ sở pháp lý:
Luật Thủy sản năm 2017.
Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản.