Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp hòa giải tại cộng đồng là gì? Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp hòa giải tại cộng đồng để làm gì? Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp hòa giải tại cộng đồng năm 2021? Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp hòa giải tại cộng đồng?
Pháp luật Tố tụng hình sự hiện hành của nước ta đã kế thừa nguyên tắc nhân đao từ những Bộ luật được ban hành trước đó đối với người chưa đủ độ tuổi thành niên hay nói cách khác là người dưới 18 tuổi phạm tội. Việc này có thể nhận thấy rằng vì người chưa đủ 18 tuồi thì chưa có đầy đủ và nhận thức đầy đủ về hành vi của mình và mức nghiêm trong của hành vi như thế nào theo như quy định của pháp luật. Mà chính vì vậy, nên pháp luật hiện hành đã có những quy định áp dụng các biện pháp giáo dục tại xác phường, áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng,… để xửa phạt đối với những người phạm tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng dưới 18 tuổi.
Do đó, khi những đối tượng này đã chấp hành xong biện pháp hòa giải tại cộng đồng thì để được tái hòa nhập với cộng đồng thì sẽ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp hòa giải tại cộng đồng. Vậy mẫu giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp hòa giải tại cộng đồng có nội dung như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị định 37/2018/NĐ-CP về hướng dẫn biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự
1. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp hòa giải tại cộng đồng là gì?
Trên cơ sở quy định của Bộ luật hình sự 2015 thì hòa giải tại cộng đồng có thể được hiểu một cách đơn giản là biện pháp giám sát và giáo dục do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã áp dụng khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội dưới 18 tuổi trong các trường hợp được pháp luật hiện hành quy định.
Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp hòa giải tại cộng đồng chính là văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các cá nhân đã chấp hành xong biện pháp hòa giải tại cộng đồng theo như luật định. Chủ thể áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng khi có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 94 Bộ luật Hình sự thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trường Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự. Giấy chứng nhận thể hiện sự cho phép để các cá nhân đã chấp hành xong biện pháp hòa giải
2. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp hòa giải tại cộng đồng để làm gì?
Trước khi được cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp hòa giải tại cộng đồng thì người được áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng phải thực hiện nghĩa vụ xin lỗi người bị hại và bồi thường thiệt hại; tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc. Bên cạnh, nhằm mục đích xác thực là người này vẫn đang thực hiện biện pháp này tại địa phương thì cần phải thực hiện việc trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu không những thế mà còn phải tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp.
Như vậy, có thể thấy rằng nghĩa vụ của người bị áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng bao gồm nghĩa vụ cơ bản của người bị khiển trách cộng là nghĩa vụ xin lỗi và bồi thường thiệt hại cho người bị hại. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp hòa giải tại cộng đồng thể hiện sự cho phép, đồng ý của Nhà nước về việc các cá nhân, người phạm tội dưới 18 tuổi đã chấp hành xong biện pháp hòa giải tại cộng đồng được phép trở về tái hòa nhập với cộng đồng theo như quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp hòa giải tại cộng đồng. Giấy chứng nhận được thành lập và nêu rõ các nội dung chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp hòa giải tại cộng đồng như quy định của pháp luật hiện hành. Chủ thể cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp hòa giải tại cộng đồng là Ủy ban nhân dân xã/ phường/ thị trấn.
3. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp hòa giải tại cộng đồng
Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp hòa giải tại cộng đồng là mẫu văn bản chứng nhận về việc chấp hành biện pháp hòa giải tại cộng đồng của cá nhân là người dưới 18 tuổi có hành vi vi phạm pháp luật. Giấy chứng nhận được ban hành kèm theo Nghị định 37/2018/NĐ-CP về hướng dẫn biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN…(1)…
———————————–
Số: /GCN-UBND
(2)…, ngày …. tháng ….. năm 20…..
GIẤY CHỨNG NHẬN
Đã chấp hành xong biện pháp hòa giải tại cộng đồng
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 37/2018/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự,
CHỨNG NHẬN:
Họ và tên: …Giới tính: …
Tên gọi khác: ….
Ngày, tháng, năm sinh: ….Nơi sinh: ….
Nơi đăng ký thường trú: ….
Chỗ ở hiện nay: ….
Số CMND/CCCD/hộ chiếu: ….ngày cấp: …. nơi cấp: ….
Dân tộc: ….tôn giáo: …..
Đã chấp hành xong biện pháp giám sát, giáo dục theo Quyết định số ….ngày …./…. /20……. của ….(3) …. kể từ ngày…./…./20….
Nơi nhận:
– Người đã chấp hành xong biện pháp GSGD;
– Người trực tiếp giám sát, giáo dục;
– Công an xã;
– Gia đình người được giám sát, giáo dục;
– Lưu hồ sơ.
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp hòa giải tại cộng đồng
(1) Tên UBND xã/phường/thị trấn
(2) Tên xã/phường/thị trấn
(3) Tên cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định.
4. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng
Trên cơ sở quy định của pháp luật về đối về đối tượng được áp dụng hòa giải tại cộng đồng chỉ áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội theo quy định tại Điều 91 của Bộ luật Hình sự. Như vậy có thể thấy rằng, biện pháp hòa giải tại cộng đồng là một biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự nhưng vẫn phải thực hiện nhiệm vụ xin lỗi và bồi trường của mình trong khi được áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng. Vậy pháp luật quy định như thế nào về trình tự thủ tục áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng thì trong mục 4 này, tác giả sẽ cung cấp cho quy bạn đọc về nội dung này, như sau:
Bước 1: Quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng
Quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng có các nội dung chính được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 428 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Theo như quy định này thì Quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng phải giao cho người dưới 18 tuổi phạm tội, cha mẹ hoặc người đại diện của họ; người bị hại, người đại diện của người bị hại và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng trong thời hạn chậm nhất là 03 ngày trước ngày tiến hành hòa giải.
Bước 2: Trình tự tiến hành hòa giải
Khi tiến hành hòa giải, phải lập thành văn bản và phải ghi đầy đủ các nội dung tại Điều 428 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
“a) Số, ngày, tháng, năm; địa điểm ra quyết định;
b) Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định;
c) Lý do, căn cứ ra quyết định;
d) Tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự đã áp dụng;
đ) Họ tên Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên hoặc Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải;
e) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, bị cáo;
g) Họ tên người bị hại;
h) Họ tên những người khác tham gia hòa giải;
i) Thời gian, địa điểm, tiến hành hòa giải”.
Bước 3: Kết thúc hòa giải
Ngay sau khi kết thúc hòa giải, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán tiến hành hòa giải phải đọc lại biên bản cho những người tham gia hòa giải nghe. Nếu có người yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung thì Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán đã lập biên bản phải ghi những sửa đổi, bổ sung đó vào biên bản và ký xác nhận. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì phải ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản hòa giải được giao ngay cho những người tham gia hòa giải.
Như vậy, để việc áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng được diễn ra đúng theo như quy định của pháp luật hiện hành thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng có trách nhiệm lập hồ sơ thi hành biện pháp hòa giải tại cộng đồng đối với người dưới 18 tuổi theo đúng thời gian quy định của pháp luật. Cuối cùng, Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp hòa giải tại cộng đồng sẽ được lập
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp hòa giải tại cộng đồng theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về biện pháp hòa giải tại cộng đồng khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!