Hoạt động khai thác thủy sản là hoạt động đặc trưng và mang lại lợi ích kinh tế lớn ở nước ta nhờ tiềm năng về biển đảo lớn. Thông thường, người ta sẽ chỉ thường nghe đánh bắt xa bờ, đánh bắt gần bờ thuộc vùng biển Việt Nam và phải có giấy phép khai thác thủy sản.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép cho khai thác thủy sản là gì?
Trong ngành thủy sản của mỗi quốc gia thì sẽ có 3 trụ cột chính: hoạt động khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản. Mỗi lĩnh vực sẽ có những đóng góp quan trọng cho kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Trong đó, theo định nghĩa của FAO, “ “capture fisheries” includes both marine and inland capture fisheries”( khai thác thủy sản bao gồm khai thác thủy sản vùng biển và khai thác thủy sản nội địa).
Theo quy định của pháp luật hiện hành, khai thác thủy sản là hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản. (Khoản 18, Điều 3, Luật thủy sản). Khái niệm này đã có sự thay đổi so với khái niệm được nêu ra trong
Đơn đề nghị cấp phép cho tàu cá khai thác thủy sản tại vùng viển thuộc quyền quản lý của tổ chức nghề cá khu vực là một trong những giấy tờ thuộc hồ sơ cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá đi khai thác tại vùng biển thuộc thẩm quyền quản lý của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực (gọi chung là khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam). Trong đó, vùng biển thuộc thẩm quyền quản lý của tổ chức nghề cá khu vực là vùng biển quốc tế được tổ chức nghề cá khu vực. điều phối quản lý và thiết lập các biện pháp quản lý, bảo tồn đàn cá di cư và các loài.
Để được cấp phép cho khai thác thủy sản tại vùng biển thuộc thẩm quyền quản lý của tổ chức nghề cá khu vực, tổ chức, cá nhân phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên, không vi phạm khai thác bất hợp pháp.
– Có mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO).
– Có quan sát viên theo quy định của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực hoặc quốc gia ven biển.
– Thuyền viên và người làm việc trên tàu cá phải có giấy chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng quản lý nghề cá tại vùng biển quốc tế đối với trường hợp cấp giấy phép đi khai thác tại vùng biển do Tổ chức quản lý nghề cá khu vực quản lý.
– Tàu cá phải trang bị, lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc, hàng hải trên tàu cá bao gồm: Máy thu phát vô tuyến điện thoại
– Tàu cá phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tự động truyền qua hệ thống thông tin vệ tinh.
Đây cũng là điều kiện chung đối với các tổ chức, cá nhân muốn hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam.
Đơn đề nghị cấp giấy phép cho khai thác thủy sản là văn bản do tổ chức, cá nhân gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm yêu cầu cơ quan này chấp thuận cho tàu cá của họ đi khai thác tại vùng biển thuộc thẩm quyền quản lý của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực khi có đủ các điều kiện luật định.
Đơn đề nghị cấp giấy phép cho khai thác thủy sản là giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ đề nghị cấp phép, đây là căn cứ đầu tiên để cơ quan có thẩm quyền nắm bắt được cơ bản nội dung thông tin về tổ chức, cá nhân và các điều kiện để được cấp phép. Đơn đề nghị là cơ sở phát sinh nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc tiếp nhân, xem xét và đánh giá hồ sơ trên cơ sở nguyện vọng của cá nhân, tổ chức. Đây cũng là cách để Nhà nước quản lý hoạt động khai thác ở vùng biển thuộc thẩm quyền quản lý của tổ chức nghề cá khu vực, tránh tình trạng tự hoạt động, vi phạm pháp luật dẫn đến bị xử lý.
Quá trình đề nghị và tiếp nhận đề nghị được thực hiện theo quy định tại Điều 47 Nghị định 26/2019/NĐ-CP, cụ thể:
– Thẩm quyền cấp phép cho khai thác thủy sản: Tổng cục thủy sản.
– Hồ sơ đề nghị: (1) Đơn đề nghị cấp giấy phép; (2) Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá; (3) Bản chụp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá; (4) Danh sách, ảnh và số hộ chiếu của thuyền viên, người làm việc trên tàu cá; (5) Bản chụp bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng; (5) Giấy chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng quản lý nghề cá tại vùng biển quốc tế. Các giấy tờ này có giá trị chứng minh cá nhân, tổ chức đủ điều kiện đi khai thác tại vùng biển thuộc thẩm quyền quản lý của tổ chức nghề cá khu vực.
– Trình tự thực hiện: Tổ chức, cá nhận đề nghị cấp giấy phép gửi hồ sơ đến Tổng cục thủy sản. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, nếu không cấp văn bản chấp thuận hoặc không cấp phép, Tổng cục Thủy sản phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do; nếu hồ sơ đạt theo yêu cầu Tổng cục Thủy sản xem xét và cấp giấy phép cùng với danh sách thuyền viên và người làm việc trên tàu cá.
Sau khi cấp giấy phép, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp, Tổng cục Thủy sản phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tàu đi khai thác thủy sản ở vùng biển Việt Nam và các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao biết để phối hợp theo dõi và quản lý. Tổ chức, cá nhân khi nhận giấy phép và các giấy tờ có liên quan phải nộp cho Tổng cục Thủy sản bản chính Giấy phép khai thác thủy sản hoạt động trong vùng biển Việt Nam đã được cấp.
Sở dĩ việc khai thác ở vùng biển thuộc thẩm quyền của tổ chức nghề cá khu vực phải được cấp phép là vì bản chất đây là vùng biển quốc tế, nơi có chế độ pháp lý khá đặc biệt, đồng thời, thủy sản ở đây được quản lý điều phối, bảo tồn các đàn cá di cư khá nghiêm ngặt, việc cấp phép nhằm tránh tình trạng vi phạm pháp luật quốc tế, thực hiện đúng nguyên tắc chung trong công tác khai thác nguồn lợi thủy sản trong vùng biển quốc tế, đây cũng là cách để nhà nước bảo vệ các tàu cá, công dân nước mình (nước mang quốc tịch) trước những ảnh hưởng, xâm phạm từ bên ngoài. Đồng thời, việc cấp phép cũng là cách thức quản lý hữu hiệu của nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác và chỉ cho phép những tàu cá đủ khả năng mới thức sự có thể “vươn xa”.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép cho khai thác thủy sản (06.KT):
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
Cho tàu cá khai thác thủy sản tại vùng biển
thuộc quyền quản lý của tổ chức nghề cá khu vực
Kính gửi: Tổng cục Thủy sản.
Tôi tên là: …(1)……
Địa chỉ: …..(2)………
Số giấy đăng ký doanh nghiệp/chứng nhận đầu tư….
(hoặc Số CMND hoặc hộ chiếu/thẻ căn cước công dân/mã số định danh cá nhân):
Ngày cấp: …..
Điện thoại:…(3)……Fax:…….Email:….
Mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO): ….
Hô hiệu của tàu: …(4)….
Số đăng ký:…., Công suất máy chính: …..
Chiều dài lớn nhất của tàu: …..m, chiều rộng lớn nhất của tàu: ……m; mớn nước: ….m
Làm nghề:…. đi khai thác thủy sản tại vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ chức nghề cá khu vực.
Đề nghị Tổng cục Thủy sản cấp phép và các loại giấy tờ theo quy định.
Ngày…(5)….. tháng…….năm…
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên; đóng dấu (nếu có))
3. Hướng dẫn mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép cho khai thác thủy sản:
(1) Ghi tên cá nhân nếu khai thác với tư cách cá nhân; ghi tên người đại diện nếu khai thác với tư cách tổ chức, doanh nghiệp.
(2) Ghi địa chỉ thường trú nếu là cá nhân, địa chỉ trụ sở nếu là tổ chức (ghi rõ số nhà, tên đường, phường, quận, thành phố (tỉnh))
(3) Ghi phương thức liên lạc (thường xuyên).
(4) Các thông tin về tàu. Chú ý: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên, không vi phạm khai thác bất hợp pháp. Tàu cá phải trang bị, lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc, hàng hải trên tàu cá bao gồm: Máy thu phát vô tuyến điện thoại sóng cực ngắn (VHF) có bộ phận gọi, chọn số và thu trực canh (DCS) trên kênh 70 hoặc 16; máy thu phát vô tuyến điện (MF/HF); máy thu tự động thông báo hàng hải và thời tiết (NAVTEX), phao chỉ báo vị trí khẩn cấp (EPIRB), thiết bị định vị vệ tinh (GPS). Tàu cá phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tự động truyền qua hệ thống thông tin vệ tinh.
(5) Ghi ngày tháng năm làm đơn đề nghị.
Cơ sở pháp lý:
Luật thủy sản năm 2017.
Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản.