Trong quá trình thực hiện tố tụng hình sự, đối với các bị can có dấu hiệu cản trở quá trình tố tụng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện việc bắt bị can để tạm giam, việc bắt này bắt buộc phải có lệnh bắt bị can để tạm giam.
Mục lục bài viết
1. Lệnh bắt bị can để tạm giam là gì?
Các biện pháp ngăn chặn được quy định tại Điều 109
– Mục đích của các biện pháp ngăn chặn là để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án.
– Chủ thể có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn: cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều này thì các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ. Như vậy có thể hiểu bắt bị can để tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn với mục đích ngăn chặn bị can có các hành vi cản trở tố tụng hình sự.
Mẫu lệnh bắt bị can để tạm giam (37/HS) là văn bản do Viện Kiểm sát nhân dân có thẩm quyền ban hành với các nội dung bao gồm các căn cứ, các văn bản pháp luật làm căn cứ để ban hành, thông tin của bị can bao gồm (họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, quốc tịch, nơi cư trú, tiền án tiền sự), nội dung lệnh bắt, hiệu lực lệnh bắt và các chủ thể có thẩm quyền thực hiện lệnh.
Mục đích của mẫu lệnh bắt bị can để tạm giam (37/HS): khi cơ quan có thẩm quyền có căn cứ cho rằng cần áp dụng biện pháp bắt bị can thì cơ quan này sẽ ra lệnh bắt nhằm mục đích bắt bị can, tránh những thiệt hại không đáng có mà bị can có thể gây ra.
2. Mẫu lệnh bắt bị can để tạm giam (37/HS):
Mẫu số 37/HS Theo QĐ số 15 ngày 09 tháng 01 năm 2018
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________________
VIỆN KIỂM SÁT[1] …
[2]…………
___________
Số:…../LBTG-VKS…-…[3]
……, ngày…… tháng…… năm 20…
LỆNH
BẮT BỊ CAN ĐỂ TẠM GIAM
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT…
Căn cứ các điều 41, 113, 119 và 165[4] Bộ luật Tố tụng hình sự.
Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số…… ngày..… tháng…… năm… và Quyết định khởi tố bị can số… ngày.… tháng…… năm…. của [5] ……. đối với [6]..… về tội.… quy định tại khoản…… Điều… Bộ luật Hình sự;
Xét thấy [7]……
RA LỆNH:
Điều 1. Bắt tạm giam đối với bị can6: …Tên gọi khác…..
Sinh ngày …… tháng …. năm ….. tại: Giới tính: ….
Quốc tịch: ……; Dân tộc: …..; Tôn giáo:
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:
cấp ngày…. tháng …. năm ….. Nơi cấp:
Nơi cư trú:
Tiền án, tiền sự:
Thời hạn tạm giam ….. tháng, kể từ ngày bắt bị can.
Điều 2. Yêu cầu[8] …. thi hành Lệnh này theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Điều 3. Yêu cầu[9] ..… tạm giam bị can …… cho đến khi có Lệnh/Quyết định mới./.
Nơi nhận:
– Cơ quan điều tra có thẩm quyền;
– Cơ sở giam giữ;
– VKS cấp trên;
-….;
– Lưu: HSVA, HSKS, VP.
VIỆN TRƯỞNG[10]
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu lệnh bắt bị can để tạm giam:
Người soạn thảo Mẫu lệnh bắt bị can để tạm giam phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu lệnh chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức mẫu lệnh, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ghi tên Viện kiểm sát ban hành;
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu lệnh, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là Mẫu lệnh bắt bị can để tạm giam;
Về nội dung mẫu lệnh: các căn cứ ra lệnh bắt bị can để tạm giam, nội dung lệnh bắt bị can để tạm giam và trách nhiệm của các chủ thể liên quan về lệnh bắt bị can để tạm giam.
Hướng dẫn soạn thảo chi tiết:
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
[4] Nếu ra lệnh bắt bị can để tạm giam trong giai đoạn truy tố thì bổ sung căn cứ Điều 236 BLTTHS
[5] Ghi tên Cơ quan ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can
[6] Ghi họ, tên bị can bị bắt để tạm giam
[7] Nêu căn cứ tạm giam theo quy định tại Điều 119 BLTTHS
[8] Ghi tên Cơ quan có trách nhiệm thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam
[9] Ghi tên cơ sở giam giữ
[10] Trường hợp Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền ký thay thì ghi như sau:
“KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG”
4. Những quy định liên quan đến bắt bị can để tạm giam:
Bắt bị can để tạm giam được quy định tại Điều 113
– Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can để tạm giam:
+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp.
+ Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
+ Chánh án, Phó Chánh án
Riêng đối với trường hợp thủ trưởng và phó thủ trưởng cơ quan điều tra ra lệnh bắt thì lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Các chủ thể nêu trên có quyền ra lệnh bắt bị can để tạm giam và thực hiện theo đúng thẩm quyền và trình tự bắt người để tạm giam.
Yêu cầu đối với các lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt và các nội dung của lệnh bắt, điều này nhằm đảm bảo lệnh này được thực hiện theo đúng quy định và đúng thông tin của người bị tạm giam.
Đối với người thi hành lệnh thì những người này có nghĩa vụ phải độc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt để người này biết được các thông tin về lệnh bắt cũng như được biết về quyền và nghĩa vụ của mình, đồng thời người thi hành lệnh phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.
Về nguyên tắc bắt người thì khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú bắt buộc phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến nhằm đảm bảo việc bắt người được tiến hành công khai theo quy định của pháp luật. Trường hợp khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến để đảm bảo quyền và lợi ích cũng như nguyên tắc bắt người. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
Về nguyên tắc bắt bị can, bộ luật tố tụng hình sự đã nêu rõ hông được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.
– Biên bản về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, biên bản bắt người được quy định tại Điều 115 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 cụ thể như sau:
+ Theo quy định tại điều luật này thì người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người bị bắt cũng như để ghi nhận lại quá trình bắt người để tạm giam.
+ Yêu cầu về biên bản bắt người để tạm giam:
Về nội dung biên bản: Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm giữ, bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt, tài liệu, đồ vật bị tạm giữ, tình trạng sức khỏe và ý kiến, khiếu nại của người bị giữ, người bị bắt và các nội dung quy định. Biên bản bắt buộc phải có những nội dung này mới đảm bảo chính xác cả về mặt nội dung và hình thức cho biên bản.
Theo nguyên tắc thì biên bản được đọc cho người bị bắt và người chứng kiến nghe để những người này biết được nội dung của biên bản, xác thực quá trình bắt người là chính xác và đúng quy định pháp luật. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên để xác nhận biên bản.