Để được khai thác thủy sản tại vùng biển quốc gia thì cần phải có sự chấp thuận cho khai thác thủy sản tại vùng biển quốc gia bằng văn bản. Vậy mẫu văn bản chấp thuận cho khai thác thủy sản tại vùng biển quốc gia có nội dung và hình thức như thế nào, cách thức soạn thảo mẫu văn bản này ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Văn bản chấp thuận cho khai thác thủy sản tại vùng biển quốc gia là gì?
- 2 2. Mẫu văn bản chấp thuận cho khai thác thủy sản tại vùng biển quốc gia (07.KT):
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo văn bản chấp thuận cho khai thác thủy sản tại vùng biển quốc gia:
- 4 4. Quy định về chấp thuận cho khai thác thủy sản tại vùng biển quốc gia:
1. Văn bản chấp thuận cho khai thác thủy sản tại vùng biển quốc gia là gì?
Theo quy định tại Luật thủy sản 2017 thì Khai thác thủy sản được hiểu là hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản. Cũng theo Luật này thì tàu cá là phương tiện thủy có lắp động cơ hoặc không lắp động cơ, bao gồm tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản, tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.
Mẫu văn bản chấp thuận cho khai thác thủy sản tại vùng biển quốc gia (07.KT) là văn bản do cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là Tổng cục thủy sản ban hành với các nội dung bao gồm các căn cứ để cấp giấy chấp thuận cho tàu cá khai thác thủy sản tại vùng biển quốc gia, nội dung cụ thể của cấp giấy chấp thuận cho tàu cá khai thác thủy sản, thời gian được cấp phép, hiệu lực của giấy phép cho tàu cá khai thác thủy sản tại vùng biển quốc gia.
Mục đích của mẫu văn bản chấp thuận cho khai thác thủy sản tại vùng biển quốc gia (07.KT): khi cá nhân, tổ chức có tàu cá cần thực hiện hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển quốc gia thì các chủ thể này sẽ xem xét hồ sơ và thực hiện giấy phép cho tàu cá khai thác thủy sản cho các cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện khai thác thủy sản.
2. Mẫu văn bản chấp thuận cho khai thác thủy sản tại vùng biển quốc gia (07.KT):
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Independence – Freedom – Happines
—————
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
TỔNG CỤC THỦY SẢN
DIRECTORATE OF FISHERIES
——-
Số/Number: ……
VĂN BẢN CHẤP THUẬN CHO TÀU CÁ ĐI KHAI THÁC THUỶ SẢN TẠI VÙNG BIỂN CỦA QUỐC GIA, VÙNG LÃNH THỔ KHÁC
APPROVAL FOR FISHING VESSELS OPERATING IN WATERS OF THE OTHER NATION AND TERRITORY TERRITORY
Căn cứ vào Luật Thủy sản 2017;
Pursuant to the Vietnam’s Fisheries Law 2017;
Căn cứ Nghị định số …./2019/NĐ-CP ngày …/…./2019 của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Pursuant to Decree No. …/2019/ND-CP dated on… June 2019 by the Government of the Socialist Republic of Vietnam;
Căn cứ Hiệp định hợp tác khai thác thủy sản giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với …….;
Pursuant to Fishing Agreement between the Socialist Republic of Vietnam;
Căn cứ Hợp đồng số: ……. giữa ….với …. được cơ quan có thẩm quyền quốc gia có biển chấp thuận;
Pursuant to Contract No….between …and ….and certified by competent authority of a coastal state;
Theo đề nghị của chủ tàu (tổ chức, cá nhân),
Upon proposal by vessel’s owner,
TỔNG CỤC THỦY SẢN CẤP VĂN BẢN CHẤP THUẬN:
DIRECTOR GENERAL OF DIRECTORATE OF FISHERIES …..:
Chủ tàu (Vessel’s owner):
Địa chỉ thường trú (Resident address):
Điện thoại (Tel): ……Fax:
Tên tàu (Name of vessel):……Số đăng ký (Registration number):
Cảng, bến đăng ký (Designed port):
Nghề chính (Main gear) …… Nghề phụ (Sub gear):
Được chấp thuận đi khai thác thủy sản tại vùng biển quốc gia, vùng lãnh thổ:
Thời gian: từ ngày …. tháng…… năm…… đến ngày……. tháng ….. năm …
Validated period from date … month … year …. to date: ….. month …… year …
Hà Nội,ngày … tháng … năm…
Issued in Hanoi on…
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỦY SẢN
DIRECTOR GENERAL OF DIRECTORATE OF FISHERIES
(Ký tên, đóng dấu)
(Signature and seal)
3. Hướng dẫn soạn thảo văn bản chấp thuận cho khai thác thủy sản tại vùng biển quốc gia:
Người soạn thảo Mẫu văn bản chấp thuận cho khai thác thủy sản tại vùng biển quốc gia phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu văn bản chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức mẫu văn bản, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng cục thủy sản;
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu văn bản, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là Mẫu văn bản chấp thuận cho khai thác thủy sản tại vùng biển quốc gia;
Về nội dung mẫu văn bản: các căn cứ ra văn bản chấp thuận cho khai thác thủy sản tại vùng biển quốc gia, nội dung văn bản chấp thuận cho khai thác thủy sản tại vùng biển quốc gia và trách nhiệm của các chủ thể liên quan về văn bản chấp thuận cho khai thác thủy sản tại vùng biển quốc gia.
4. Quy định về chấp thuận cho khai thác thủy sản tại vùng biển quốc gia:
Giấy phép khai thác thủy sản được quy định tại Điều 50 Luật thủy sản 2017 cụ thể như sau:
– Chủ thể cần phải có giấy phép khai thác: Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thủy sản.
– Tổ chức, cá nhân nêu trên sẽ được cấp Giấy phép khai thác thủy sản khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Trong hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, đối với khai thác thủy sản trên biển;
+ Có nghề khai thác thủy sản không thuộc Danh mục nghề cấm khai thác;
+ Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với tàu cá phải đăng kiểm;
+ Tàu cá có trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Có thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên theo quy định của Chính phủ;
+ Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
+ Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Như vậy, tổ chức, cá nhân muốn khai thác thủy sản trên vùng biển quốc tế cần phải có các giấy chứng nhận nêu trên. Hồ sơ đề nghị này được chủ tàu lập ra và gửi đến tổng cục thủy sản để được xem xét hồ sơ. Hồ sơ chỉ được xem là hợp lệ khi hồ sơ có đầy đủ các giấy tờ liên quan và các tài liệu chính xác. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ sẽ không được tiếp nhận và sẽ được yêu cầu bổ sung hồ sơ. Trường hợp các cá nhân, tổ chức này muốn cấp lại do giấy phép hết hạn phải đáp ứng điều kiện quy định nêu trên và đã nộp nhật ký khai thác theo quy định và tàu cá không thuộc danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.
– Nội dung chủ yếu của Giấy phép khai thác thủy sản được quy định như sau:
+ Tên tổ chức, cá nhân được cấp phép;
+ Số đăng ký tàu cá; tên tàu, hô hiệu, mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế (nếu có);
+ Nghề, vùng biển hoặc khu vực được phép khai thác;
+ Thời gian hoạt động khai thác của từng nghề;
+ Sản lượng cho phép khai thác theo loài (nếu có);
+ Cảng cá đăng ký;
+ Thời hạn của giấy phép.
Các nội dung này là nội dung bắt buộc trên giấy phép để đảm bảo giấy phép có hiệu lực và chính xác các thông tin của cá nhân, tổ chức xin cấp phép và phạm vi hoạt động.
– Trên thực tế, sau khi được cấp giấy phép, có nhiều trường hợp cần cấp lại giấy phép, giấy phép khai thác thủy sản được cấp lại khi thuộc một trong các trường hợp như bị mất, hư hỏng; thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân trong giấy phép; cảng cá đăng ký hoặc giấy phép hết hạn.
– Khi giấy phép khai thác thủy sản bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung của giấy phép; cá nhân tổ chức được cấp phép thực hiện khai thác thủy sản trái phép ngoài vùng biển Việt Nam; tàu cá đã xóa đăng ký; hoặc cá nhân, tổ chức được cấp phép không còn đủ điều kiện để được cấp phép thì sẽ bị thu hồi.
– Cũng theo quy định tại Luật thủy sản thì thời hạn của giấy phép khai thác thủy sản được quy định như sau:
+ Thời hạn của giấy phép cấp lần đầu, cấp lại không quá thời hạn còn lại của hạn ngạch kể từ ngày cấp;
+ Thời hạn của giấy phép được cấp lại thuộc trường hợp bị mất, hư hỏng; thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân trong giấy phép; cảng cá đăng kí bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp.
Như vậy, để có thể khai thác thủy sản tại vùng biển quốc gia thì các cá nhân, tổ chức phải đáp ứng được các điều kiện khai thác theo quy định của Luật thủy sản và phải thực hiện lập hồ sơ xin cấp phép.
Cơ sở pháp lý:
– Luật thủy sản 2017;
– Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản.