Các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp hiện nay đều đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu muốn thực hiện các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thì các chủ thể (có thể là cá nhân, tổ chức) phải thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp.
Mục lục bài viết
- 1 1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép xuất nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp là gì?
- 2 2. Mẫu đề nghị cấp giấy phép xuất nhập khẩu giống cây lâm nghiệp (05/LN):
- 3 3. Soạn thảo văn bản đề nghị cấp giấy phép xuất nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp:
- 4 4. Hoạt động cấp giấy phép xuất nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp:
1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép xuất nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp là gì?
Tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 27/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ ban hành về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp quy định như sau: “1. Giống cây trồng lâm nghiệp là một quần thể cây trồng lâm nghiệp có thể phân biệt được với quần thể cây trồng lâm nghiệp khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng.” Như vậy, có thể hiểu giống cây trồng lâm nghiệp chính là một loại cây nhất định, phân biệt với các loại cây khác, có đặc tính hình thái ổn định, có tính di chuyển qua đời sau,…
Việc xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp đó chính là việc bán, tặng cho,… cây trồng đó cho một chủ thể ở nước ngoài. Còn nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp chính là việc mua, được tặng cho,… cây giống cây trồng lâm nghiệp từ nước ngoài về Việt Nam. Hoạt động xuất khẩu hoặc nhập khẩu giống cây trồng này phải được sự đồng ý, cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua việc ban hành Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu giống vây trồng lâm nghiệp. Hoạt động cấp phép này được thực hiện đối với giống cây trồng lâm nghiệp chưa được công nhận và các giống cây trồng lâm nghiệp chưa được công nhận không thuộc Danh mục các loài ngoại lai xâm hại, loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại theo quy định của pháp luật (Khoản 3 Điều 25 và Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 27/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ ban hành về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.)
Có thể hiểu Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp (05/LN) chính là văn bản do các tổ chức, cá nhân có mong muốn xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp cho nước ngoài hoặc nhập khẩu giống cây trồng từ nước ngoài về lập nhằm đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp.
Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp (05/LN) được dùng để các tổ chức, cá nhân thể hiện mong muốn cơ quan nhà nước cho phép thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp. Văn bản này chính là một trong những cơ sở để cơ quan nhà nước tiến hành xem xét, quyết định cho phép thực hiện hoạt động xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp (05/LN) thể hiện các thông tin như chủ thể đề nghị, giống cây trồng lâm nghiệp được đề nghị cho phép xuất khẩu/nhập khẩu, mục đích của việc nhập khẩu/xuất khẩu,… và các thông tin liên quan đến hoạt động xuất khẩu/nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp này.
2. Mẫu đề nghị cấp giấy phép xuất nhập khẩu giống cây lâm nghiệp (05/LN):
Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp (05/LN) được quy định trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 27/2021/NĐ- CP ngày 25 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ ban hành về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp. Mẫu văn bản như sau:
Mẫu số 05/LN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
——-
Số: ……… (1)
……, ngày … tháng … năm … (2)
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU/NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP
Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
– Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu: … (3)
– Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân đối với cá nhân đăng ký xuất khẩu: ……
– Địa chỉ: … (4)
– Điện thoại, Fax, Email:
– (Tên tổ chức, cá nhân) …… đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép xuất khẩu/nhập khẩu giống cây lâm nghiệp sau đây:
1. Tên loài cây: (5)
– Tên khoa học:
– Tên Việt Nam:
2. Số lượng:
– Hạt giống/lô giống: …. kg
– Cây giống/dòng vô tính: ….. số cây /dòng vô tính
3. Nguồn gốc, xuất xứ giống (kèm theo lý lịch nguồn giống):
4. Mục đích xuất khẩu/nhập khẩu giống: (6)
□ Nghiên cứu
□ Khảo nghiệm
□ Sản xuất thử nghiệm
□ Quà tặng
□ Hội chợ, Triển lãm
□ Hợp tác quốc tế
□ Cây cảnh, cây bóng mát
□ Mục đích khác …..
5. Thời gian xuất khẩu/nhập khẩu giống: từ ngày … tháng … năm 20… (7)
6. Cửa khẩu xuất khẩu/nhập khẩu giống: Cửa khẩu/sân bay/bưu điện …. (8)
7. Lần xuất khẩu/nhập khẩu (thứ mấy)
– Kèm theo đây là các tài liệu liên quan
□ Tờ khai kỹ thuật
□ Giấy chứng nhận ĐKKD
□ Giấy chứng nhận Đầu tư (….)
□ Giấy tờ khác
– (Tên tổ chức, cá nhân)……. cam kết thực hiện đúng những quy định của nhà nước về xuất khẩu/nhập khẩu và báo cáo kết quả xuất khẩu/nhập khẩu giống về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét và giải quyết./.
…. ngày… tháng…. năm…..
Tổ chức, cá nhân đề nghị
(Ký tên, đóng dấu)
3. Soạn thảo văn bản đề nghị cấp giấy phép xuất nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp:
(1) Ghi số hiệu văn bản đề nghị
(2) Ghi địa danh, ngày tháng năm lập văn bản đề nghị
(3) Ghi chủ thể đề nghị cấp Giấy phép Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp
(4) Ghi địa chỉ của chủ thể đề nghị, ghi rõ số nhà, tổ dân phố/xóm; xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố
(5) Ghi tên của giống cây trồng đề nghị xuất khẩu/nhập khẩu
(6) Đánh dấu vào mục đích của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
(7) Ghi thời điểm dự kiến tiến hành xuất khẩu/nhập khẩu
(8) Ghi địa điểm dự kiến tiến hành xuất khẩu/nhập khẩu
4. Hoạt động cấp giấy phép xuất nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp:
Các tổ chức, cá nhân muốn thực hiện hoạt động xuất khẩu/nhập khẩu thuộc trường hợp được phép nhập khẩu và cần phải có sự đồng ý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp. Hồ sơ đề nghị gồm các văn bản sau:
– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp đã cung cấp ở mục trên;
– Bản chính lý lịch giống cây trồng lâm nghiệp đề nghị xuất khẩu;
– Đối với hoạt động xuất khẩu thì cần nộp thêm một trong các giấy tờ sau: Bản sao thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài và bản dịch công chứng sang tiếng Việt (áp dụng với trường hợp xuất khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, hợp tác quốc tế😉 hoặc Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm của đơn vị tổ chức (áp dụng với trường hợp xuất khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm.)
– Với hoạt động nhập khẩu thì nộp một trong các giấy tờ như: Bản chính hoặc bản sao thiết kế kỹ thuật trồng khảo nghiệm, thử nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp (đối với nhập khẩu để khảo nghiệm, trồng thử nghiệm); Bản sao thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài và bản dịch công chứng sang tiếng Việt; Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm của đơn vị tổ chức; Giấy xã nhận giữa hai bên về việc tặng cho giống cây trồng; giấy tờ về việc phê duyệt hoặc chấp nhận chương trình, dự án đầu tư của cơ quan nhà nước….
Như vậy, có thể thấy tùy từng trường hợp mà các chủ thể sẽ tiến hành nộp giấy tờ phù hợp với mục đích của hoạt động xuất khẩu/nhập khẩu. Hoạt động đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp được quy định chi tiết tại Điều 25, 26 của Nghị định số 27/2021/NĐ- CP ngày 25 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ ban hành về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp. Theo đó, các cá nhân, tổ chức tiến hành nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các chủ thể này có thể nộp hồ sơ bằng cách nộp trực tiếp tại cơ quan hoặc qua dịch vụ bưu chính, qua môi trường điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Khi nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan tiếp nhận tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu chủ thể đề nghị tiến hành sửa đổi, bổ sung. Nếu có yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì tổ chức, cá nhân phải tiến hành sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tiến hành các hoạt động cần thiết theo luật định. Nếu đáp ứng các điều kiện luật định thì cơ quan sẽ tiến hành cấp Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp.
* Cơ sở pháp lý:
– Luật Lâm nghiệp năm 2017;
– Nghị định số 27/2021/NĐ- CP ngày 25 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ ban hành về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.