Hợp đồng vận chuyển tài sản là gì? Quy định pháp lý của hợp đồng vận chuyển tài sản? Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận chuyển?
Theo quy định pháp luật về hợp đồng thì hợp đồng là văn bản được hai bên thỏa thuận và giao kết cùng một nội dung như có thể là
Luật sư
1. Hợp đồng vận chuyển tài sản là gì?
Lấy căn cứ pháp lý quy định tại Điều 530
Theo đó, trong hợp đồng vận chuyển tài sản khi các bên tham gia phải thỏa thuận rõ về số lượng hàng hóa, địa điểm nhận hàng và giao hàng, thời gian vận chuyển. Cước phí vận chuyển do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Nếu hợp đồng vận chuyển tài sản do các cá nhân thực hiện thì cước phí vận chuyển do thỏa thuận hai bên.
2. Quy định pháp lý của hợp đồng vận chuyển tài sản?
2.1. Đặc điểm của hợp đồng vận chuyển tài sản?
Muốn soạn thảo hợp đồng vận chuyển tài sản đúng theo quy định và đạt được mục đích thì trước hết cần phải nắm rõ đặc điểm của loại hợp đồng này gồm:
– Hợp đồng vận chuyển tài sản là hợp đồng song vụ, bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển đều có các quyền và nghĩa vụ tương ứng đối nhau.
– Hợp đồng vận chuyển tài sản là hợp đồng có đền bù
Như chúng ta có thể thấy việc vận chuyền hàng hóa là một dịch vụ phổ biến. Phương tiện vận chuyển thì đa dạng như tàu bay, tàu thủy, tàu hỏa, ô tô, thậm chí xích lô và xe máy. Trong hợp đồng vận chuyển giá cước vận chuyển là lợi ích bên vận chuyển hướng tới để chi phí cho việc vận chuyển và tích lũy vốn. Trường hợp gây thiệt hại cho tài sản thì bên vận chuyển phải đền bù với mức thiệt hại gây ra hoặc thỏa thuận khác.
– Hợp đồng vận chuyển tài sản là một loại dịch vụ
Trong cơ chế thị trường, sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa là hai hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp lại có chức năng riêng và chúng hỗ trợ cho nhau. Vì vậy thị trường hình thành các loại dịch vụ phục vụ cho sản xuất kinh doanh, trong đó có dịch vụ vận chuyển hàng hóa.
2.2. Hình thức HĐ vận chuyển tài sản?
Hợp đồng vận chuyển tài sản theo
Hợp đồng vận chuyển tài sản giữa các nhân với nhau trên thực tế có thể được giao kết bằng miệng hoặc văn bản. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn trong việc thực hiện theo hợp đồng thì bên vận chuyển là một công ty hay hợp tác xã vận tải khi giao kết hợp đồng vận chuyển tài sản với nhau hoặc với các chủ thể khác sẽ giao kết bằng hình thức văn bản bởi lẽ việc thể hiện bằng văn bản đem lại tính pháp lý và ràng buộc trách nhiệm hơn bằng miệng.
Trên phương diện pháp luật không quy định rõ hợp đồng vận chuyển loại tài sản nào thì phải lập hợp đồng bằng văn bản có công chứng, chứng thực. Chính vì vậy mà hình thức của hợp đồng vận chuyển tài sản dù thể hiện dưới hình thức văn bản hay miệng đều là bằng chứng xác định hợp đồng đã được giao kết nếu hình thức đó phù hợp với nguyên tắc chung về hình thức của hợp đồng.
2.3. Cước phí vận chuyển?
Mức cước phí vận chuyển do các bên thỏa thuận; nếu pháp luật có quy định về mức cước phí vận chuyển thì áp dụng mức cước phí đó.
Bên thuê vận chuyển phải thanh toán đủ cước phí vận chuyển sau khi tài sản được chuyển lên phương tiện vận chuyển, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3.4. Chủ thể của HĐ vận chuyển tài sản?
Thông thường, HĐ vận chuyển tài sản có hai bên tham gia là bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển. Trong quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp, có thể có chủ thể thứ ba tham gia là bên nhận tài sản. Bên nhận tài sản không trực tiếp kí kết HĐ nhưng có một số quyền và nghĩa vụ nhất định đối với bên vận chuyển.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐ vận chuyển tài sản tạo thành nội dung của hợp đồng. Quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh trên cơ sở HĐ đã kí kết. Ngoài ra, tùy từng loại phương tiện vận tải khác nhau, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo điều lệ vận chuyển hàng hóa của các loại phương tiện đó.
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận chuyển?
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận chuyển tài sản tạo thành nội dung của hợp đồng. Quyền và nghĩa vụ các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo điều lệ vận chuyển hàng hóa của các loại phương tiện đó. Nghĩa vụ của các bên phát sinh trên cơ sở hợp đồng đã kí kết. Ngoài ra, tùy từng loại phương tiện vận tải khác nhau dẫn đến quyền và nghĩa vụ phát sinh cũng khác nhau:
3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên vận chuyển?
– Thứ nhất là về quyền:
Theo quy định của pháp luật thì trước khi thực hiện việc vận chuyển, bên vận chuyển có quyền kiểm tra số lượng, chất lượng, tình trạng tài sản mà mình sẽ vận chuyển theo hợp đồng đã thỏa thuận giữa hai bên. Theo đó, trong quá trình vận chuyển tài sản, bên vận chuyển phải trả chi phí sửa chữa tài sản, trong trường hợp quá thời hạn mà bên thuê vận chuyển không nhận tài sản thì phải thanh toán các chi phí phát sinh và bồi thường thiệt hại…đồng thời bên vận chuyển có quyền từ chối vận chuyển tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, trừ trường hợp đã thoả thuận.
– Thứ hai là về nghĩa vụ:
Đối với nghĩa vụ của bên vận chuyển thỏa thuận trong hợp đồng thì trong suốt quá trình vận chuyển có nghĩa vụ phải bảo đảm đầy đủ, an toàn cho tài sản vận chuyển. Nếu làm mất mát, hư hỏng bên vận chuyển có nghĩa vụ phải bồi thường.
Phải thực hiện hợp đồng đúng thời hạn quy định, vận chuyển tài sản đến địa điểm và giao cho người có quyền nhận đã được chỉ dẫn trong hợp đồng. Trong thời hạn vận chuyển thì bên vận chuyển có nghĩa vụ giữ gìn, bảo quản tài sản không những trên đường vận chuyển mà phải bảo quản, giữ tài sản kể từ khi nhận tài sản đến khi giao cho bên nhận tài sản. Trả tài sản cho bên nhận (người có quyền nhận) theo đúng địa điểm.
Để đảm bảo mọi quyền lợi cho công việc của mình thì bên vận chuyển có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại về hàng hoá vận chuyển theo quy định của pháp luật.
Đồng thời bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản. Trường hợp bên vận chuyển có mua bảo hiểm hàng hoá thì doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường theo quy định, nếu số tiền bảo hiểm không đủ khắc phục toàn bộ thiệt hại thì bên vận chuyển phải bồi thường phần còn lại đó.
3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển?
– Thứ nhất là về quyền: theo quy định pháp luật thì bên thuê vận chuyển có các quyền yêu cầu bên vận chuyển giao tài sản đúng địa điểm, đúng thời hạn theo thoả thuận; trường hợp nếu giao cho người thứ ba thì yêu cầu bên vận chuyển giao tài sản cho người thứ ba đúng thời hạn theo thỏa thuận. Nếu tài sản bị hư hỏng, mất mát trong quá trình vận chuyển không phải lỗi của mình thì bên thuê vận chuyển có quyền yêu cầu bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại.
– Thứ hai là về nghĩa vụ: theo quy định pháp luật thì bên thuê vận chuyển có thể là cá nhân hoặc pháp nhân và để bảo đảm cho bên vận chuyển thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, bên thuê vận phải chuyển giao các giấy tờ cần thiết liên quan đến tài sản cho bên vận chuyển nếu họ không áp tải hàng hoá.
Luôn phải
Ngoài ra, pháp luật còn quy định về quyền và nghĩa vụ của bên nhận tài sản (nếu có bên thứ 3 là bên nhận tài sản tham gia vào hợp đồng)
– Thứ nhất là về quyền: nếu tài sản bị hư hỏng, mất mát có quyền yêu cầu bên thuê vận chuyển bảo vệ quyền lợi cho mình hoặc trực tiếp yêu cầu bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại.
– Thứ hai là về nghĩa vụ: trong trường hợp bên nhận tài sản không trực tiếp kí kết hợp đồng vận chuyển nhưng có quyền nhận tài sản thì phải xuất trình các giấy tờ cần thiết chứng minh quyền nhận tài sản của mình, việc nhận tài sản đúng thời hạn. Nếu vi phạm về thời hạn thì phải thanh toán các chi phí phát sinh như tiền gửi giữ, tiền lưu kho tài sản cho bên vận chuyển. Khi nhận tài sản phải
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại giữa hai bên theo thỏa thuận là bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển nếu để tài sản bị mất hoặc hư hỏng, bên thuê vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên vận chuyển và người thứ ba về thiệt hại do tài sản vận chuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại mà không có biện pháp đóng gói, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển. Trong trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.