Hợp đồng hợp tác là gì? Quy định và các lưu ý pháp lý đối với hợp đồng hợp tác?
Trong thời buổi phát triển kinh tế thì trường hiện nay, nhu cầu về việc các bên hợp tác với nhau cùng làm ăn để phát triển nên kinh tế trước tiên là của cá nhân, sau đó là phát trển đất nước những việc hợp tác này rất dễ ràng có thể bắt gặp ở nhiều nơi. Bên cạnh đó thì pháp luật dân sự cũng đã dự liệu được về điều này nên đã có quy định về hợp đồng hợp tác. Chính vì vậy mà tại các quy định trong
Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ và hiểu hết được các quy định về hợp đồng hợp tác và các quy định và các lưu ý pháp lý đối với hợp đồng hợp tác như thế nào. Do đó, bài viết dưới đây luật Dương Gia sẽ gửi tới bạn đọc nội dung quy định và các lưu ý pháp lý đối với về hợp đồng hợp tác cụ thể:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
1. Hợp đồng hợp tác là gì?
Hiện này, xã hội ngày càng phát triển thì kèm theo đó là nhu cầu phát triển kinh tế của đại đa số người dân ngày càng cao. Chính vì thế mà việc đáp ứng thoả mãn nhu cầu hợp tác của của người dân, mọi người tích cực sản xuất, kinh doanh, tạo ra sản phẩm cho xã hội. Trong quá trình sản xuất và kinh doanh cùng ngành nghề hay một lĩnh vực kinh doanh cụ thể thì theo như quy định của pháp luật hiện hành thi cá nhân và pháp nhân có thể có thể hợp tác, liên kết với nhau bằng một hợp động bằng văn bản hợp tác để cùng sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Việc ký kết hợp đồng bằng văn bản của cá nhân và pháp nhân theo như quy định của Bộ luật Dân sự thì hợp đồng này được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là hợp đồng hợp tác là hợp đồng có nhiều bên tham gia và các bên có quyền và nghĩa vụ theo nội dung thỏa thuận trong hợp đồng. Trên cơ sở đó thì theo như quy định tại Điều 504 của Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng hợp tác như sau:
“1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Như vậy có thể hiểu hợp đồng hợp tác là sự thảo thuận giữa các bên về việc góp vốn để thực hiện một số công việc nhằm cùng hưởng lợi nhuận và sẻ chia rủi ro. Việc giao kết hợp đồng hợp tác giữa các chủ thể sẽ tạo thành một tổ chức gọi là tổ hợp tác. Khi hợp tác kinh doanh hoặc cùng thực hiện một công việc nhất định, các chủ thể cần giao kết một hợp đồng bằng vãn bản theo quy định tại Điều 504 Bộ luật dân sự năm 2015 làm cơ sở để xác định tư cách thành viên của hợp đồng hợp tác. Dựa vào nội dung của hợp đồng hợp tác, có thể xác định quyền nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi thành viên. Nhóm hợp tác không có tư cách pháp nhân theo như quy định của pháp luật hiện hành, theo đó để thuận tiện cho việc các chủ thể này có thể tham gia các quan hệ dân sự thì các thành viên có thể cử một thành viên được tham gia vào các quan hệ dân sự khác làm người đại diện hoặc tất cả thành viên cùng tham gia giao dịch tham gia các quan hệ dân sự này. Trên cơ sở nội dung của hợp đồng hợp tác để xác định quyền nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi thành viên.
Từ khái niệm nêu ở trên, thì có thể thấy một điều rằng hợp đồng hợp tác trong thương mại cũng có những đặc điểm chung của hợp đồng trong dân sự, cụ thể: Hợp đồng hợp tác trong thương mại được xác định là một hợp đồng song vụ, hợp đồng ưng thuận và còn được biết đến là hợp đồng không có tính đền bù. Trong đó:
Hợp đồng hợp tác mang tính ưng thuận được biết đến là hợp đồng có nhiều bên tham gia, các chủ thể tham gia với mục đích hợp tác cùng làm một công việc hoặc để sản xuất, kinh doanh. Theo như quy định của pháp luật thì có thể nhận biết đối tượng của hợp đồng hợp tác được xác định bởi các cam kết mà các bên đã thỏa thuận, chính vì điều này mà hợp đồng hợp tác được xác định là mang tính ưng thuận. Mặc dù vậy, pháp luật quy định hợp đồng hợp tác phải lập thành văn bản làm cơ sở pháp lý để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia cho nên sau khi các bên giao kết hợp đồng thì hợp đồng có hiệu lực pháp luật, các bên phải thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng hợp tác.
Hợp đồng hợp tác là hợp đồng song vụ khi các bên trong hợp đồng hợp tác đều có quyền và nghĩa vụ với nhau. Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên phát sinh theo thỏa thuận và do pháp luật quy định.
Ngoài ra, hợp đồng hợp tác được biết đến dưới góc độ pháp lý là hợp đồng không có đền bù được xác định sau khi các bên là cá nhân, pháp nhân thực hiện việc giao kết hợp đồng theo như quy định của pháp luật hiện hành, các bên phải đóng góp tài sản để thực hiện công việc thỏa thuận và trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu thu được lợi nhuận sẽ chia cho các thành viên theo thỏa thuận trong hợp đồng. Ngược lại, nếu bị thua lỗ thì các thành viên đều phải gánh chịu theo phần đóng góp tài sản của mình
2. Quy định và các lưu ý pháp lý đối với hợp đồng hợp tác
Trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì khi các bên có như cầu về việc kết hợp , góp vốn để tạo ra lợi nhuận về tiền bạc và của cải thì sẽ thực hiện các hợp đồng hợp tác. Chính vì hiểu được nhu cầu của các bên trong kinh doanh nên Pháp luật dân sự hiện hành đã có quy định về các nội dung liên quan đến hợp đồng hợp tác. Trong đó không thể không nhắc đến một hợp đồng hợp tác thì được quy định về nôi dung của hợp đồng hợp tác như thế nào? để giải đắp thắc mắc này thì trong mục 2 này tác giả sẽ phân tích chi tiết các quy định này tại Điều 505 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể:
“Điều 505. Nội dung của hợp đồng hợp tác
Hợp đồng hợp tác có nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục đích, thời hạn hợp tác;
2. Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;
3. Tài sản đóng góp, nếu có;
4. Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;
5. Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
6. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;
7. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;
8. Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;
9. Điều kiện chấm dứt hợp tác”.
Từ quy định được nêu ra ở trên thì hợp đồng hợp tác được xác định trong không giống như các hợp đồng dân sự khác là hợp đồng này là hợp đồng có sự xuất hiện của nhiều bên tham gia vào quá trình hợp tác cũng phát triển, cho nên các chủ thể cần thỏa thuận thống nhất những nội dung cơ bản của hợp đồng hợp tác theo chỉ dẫn tại Điều 505 Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, đây là quy định có tính chất hướng dẫn các chủ thể thỏa thuận giao kết hợp đồng hợp tác. Các chủ thể có quyền thỏa thuận các nội dung theo Điều luật trên và các thỏa thuận khác nếu thấy cần thiết. Bên cạnh đó, theo như quy định được nêu ra ở trên thì nội dung cơ bản của hợp đồng hợp tác bao gồm các quyền và nghĩa vụ của các thành viên hợp tác. Do đó, tất cả thành viên hợp tác có quyền tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề mà nhóm hợp tác sẽ thực hiện theo nội dung của hợp đồng hợp tác. Không những thế mà các thành viên hợp tác có quyền kiểm tra và giám sát hành vi của mỗi thành viên khác trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm hợp tác. Khi thực hiện các quyền nghĩa vụ của nhóm hợp tác mà thành viên có lỗi gây thiệt hại cho nhóm hợp tác thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đó.
Như vậy có thể thấy rằng Bộ luật Dân sự năm 2015 đã phần nào đó giải quyết được các vướng mắc khi hợp đồng hợp tác được xác định là một hợp đồng có nhiều bên tham gia vào việc hợp tác điều này đã làm giảm bớt đi những rắc rối và vướng mắc và thử thách liên quan đến vô số vấn đề như chi phí trong quán trình hoạt động, thuê mướn nhân viên, chia sẻ lợi nhuận giữa các đối tác. Chính vì vậy mà trước khi các bên tham gia vào quá trình hợp tác cần những lưu ý pháp lý đối với việc hợp tác này, cụ thể: thứ nhất là cần phải cân nhắc trước khi ký kết hợp đồng hợp tác, thứ hai tiềm hiểu rõ và kỹ càng về nội dung của hợp đồng hợp tác, sau cũng là quy định về trình tự thủ tục khi xác lập hợp đồng hợp tác đối với các bên trong hợp đồng này.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về quy định và các lưu ý pháp lý đối với hợp đồng hợp tác theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về hợp đồng dân sự khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!