Mục tiêu của Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công?
Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công là hiệp định được ký kết giữa các nước ở lưu vực sông Mê công nhằm mục đích hợp tác cùng phát triển giữa các nước. Vậy hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu những quy định liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Dịch vụ Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Hiệp định về hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công (Hiệp định Mekong năm 1995).
1. Mục tiêu của Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công
– Các lĩnh vực hợp tác của các quốc gia ký kết Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công như sau:
Các bên tham gia hiệp định thực hiện việc hợp tác trong tất cả các lĩnh vực phát triển bền vững, sử dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của lưu vực Mê Công, bao gồm các các lĩnh vực chính sau: tưới, thuỷ điện, giao thông thuỷ, kiểm soát lũ, thuỷ sản, thả bè, giải trí và du lịch để đạt được mức tối ưu việc sử dụng đa mục tiêu và cùng có lợi cho tất cả các quốc gia ven sông và giảm tới mức thấp nhất các ảnh hưởng có hại gây ra bởi các hiện tượng tự nhiên và các hoạt động của con người. Những lĩnh vực này là các lĩnh vực bao quát đời sống của con người và là các lĩnh vực tất yếu, quan trọng nhất cần được bảo vệ và phát triển.
Các dự án, các chương trình và lập quy hoạch: Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công ra đời nhằm mục đích thúc đẩy, hỗ trợ, hợp tác và điều phối trong việc phát triển mọi tiềm năng vì lợi ích bền vững của tất cả các Quốc gia ven sông Mê Công và ngăn ngừa sử dụng lãng phí nước trong Lưu vực sông Mê Công, mang lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ nguồn tài nguyên. Đồng thời hiệp định này cũng đặc biệt chú trọng và ưu tiên các dự án phát triển chung và/hoặc có quy mô lưu vực và các chương trình lưu vực thông qua lập quy hoạch phát triển lưu vực nhằm xác định, phân loại và lập hạng ưu tiên cho các dự án, và các chương trình hỗ trợ và thực hiện ở cấp lưu vực. Điều này nhằm mục đích phát triển các dự án ở các lưu vực, phát triển nền kinh tế của các nước lưu vực sông Mê Công.
– Mục tiêu của Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công là bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái. Vấn đề bảo vệ môi trường luôn là chú trọng hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Hiệp định với các nội dung được đặt ra nhằm bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện và đời sống thuỷ sinh, và cân bằng sinh thái của lưu vực sông Mê Công khỏi bị ô nhiễm hoặc bị ảnh hưởng có hại khác do các kế hoạch phát triển và việc sử dụng nước và các tài nguyên liên quan trong lưu vực gây ra.
– Mục tiêu của Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công nhằm bảo đảm bình đẳng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Hợp tác trên cơ sở bình đẳng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông Mê Công.
– Mục tiêu của Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công nhằm sử dụng công bằng và hợp lý. Cụ thể công bằng và hợp lý ở chỗ: Sử dụng nước hệ thống sông Mê Công một cách công bằng và hợp lý trong lãnh thổ của mình theo hoàn cảnh và các điều kiện liên quan, cần tuân thủ Quy chế sử dụng nước và chuyển nước ra ngoài lưu vực và các quy định sau:
+ Trên các dòng nhánh của sông Mê Công, kể cả Tonle Sap, sử dụng nước trong lưu vực và chuyển nước ra ngoài lưu vực cần phải
+ Trên dòng chính sông Mê Công:
Trong mùa mưa, việc sử dụng nước trong lưu vực cần phải
Trong mùa khô, việc sử dụng nước trong lưu vực cần phải tham vấn trước để đi đến thoả thuận trong Uỷ ban Liên hợp. Theo đó thì bất kỳ dự án chuyển nước ra ngoài lưu vực nào trong mùa khô đều cần phải được Uỷ ban Liên hợp nhất trí bằng một thoả thuận cụ thể cho từng dự án trước khi tiến hành chuyển nước như đã đề xuất. Tuy nhiên, nếu trên thực tế có một lượng nước thừa vượt quá các đề xuất sử dụng của tất cả các bên trong mùa khô, được Uỷ ban Liên hợp kiểm chứng và nhất trí xác nhận, thì việc chuyển lượng nước thừa đó ra ngoài lưu vực cần phải tham vấn trước. Điều này nhằm đảm bảo sử dụng một cách công bằng và hợp lý nguồn nước của sông mê công.
– Mục tiêu của Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công nhằm duy trì dòng chảy trên dòng chính của sông Mê Công. Các quốc gia ký kết hiệp định tiến hành hợp tác trong việc duy trì dòng chảy trên dòng chính từ việc lấy và xả nước trữ hoặc các hoạt động thường xuyên khác, trừ trường hợp có hạn và/hoặc có lũ lịch sử xảy ra:
+ Không nhỏ hơn dòng chảy tự nhiên tháng nhỏ nhất chấp nhận được trong từng tháng mùa khô,
+ Đảm bảo dòng chảy ngược tự nhiên chấp nhận được trên sông Tonle Sap trong mùa mưa; và
+ Đảm bảo đỉnh lũ trung bình ngày không lớn hơn lưu lượng lũ tự nhiên trung bình trong mùa lũ.
– Mục tiêu Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công nhằm ngăn ngừa và ngừng ảnh hưởng có hại
Với nỗ lực tránh, giảm thiểu tới mức thấp nhất và giảm nhẹ các ảnh hưởng có hại xẩy ra đối với môi trường, đặc biệt đối với chất lượng nước và số lượng nước, các hệ sinh thái thuỷ sinh (hệ sinh thái), và cân bằng sinh thái của hệ thống sông do việc phát triển và sử dụng tài nguyên nước sông Mê Công hoặc xả chất thải và dòng hồi quy gây ra, Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công được lập ra với mục tiêu giảm thiểu các ảnh hưởng đối với môi trường này. Khi một hoặc nhiều Quốc gia tham gia Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công được thông báo với những bằng chứng rõ ràng về việc đang gây ra các thiệt hại đáng kể cho một hoặc nhiều quốc gia ven sông khác do sử dụng nước và/hoặc xả thải vào sông Mê Công, thì quốc gia hoặc các quốc gia đó phải ngừng ngay lập tức nguyên nhân gây hại đó cho tới khi nguyên nhân gây hại đó được xác định theo và sẽ bị trừng phạt theo quy định của Hiệp định.
– Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công đặt ra trách nhiệm của Quốc gia gây hại
Tại nơi các ảnh hưởng gây hại đáng kể đối với một hoặc nhiều quốc gia ven sông do việc sử dụng nước và/ hoặc xả thải vào sông Mê Công của bất kỳ một quốc gia ven sông, các bên liên đới phải xác định tất cả các yếu tố liên quan, nguyên nhân, mức độ thiệt hại và trách nhiệm gây hại của quốc gia đó, phù hợp với các nguyên tắc của luật quốc tế về trách nhiệm quốc gia, và xem xét, và giải quyết mọi vấn đề, khác biệt và bất đồng một cách thân thiện và kịp thời thông qua các biện pháp hoà bình, và phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc. Dựa trên các yếu tố gây hại được xác định, Quốc gia gây hại sẽ phải chịu trách nhiệm đối với các hành vi gây hại, tiến hành phục hồi các ảnh hưởng do hành vi gây hại gây ra.
– Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công cho phép tự do giao thông thuỷ
Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công được lập ra trên cơ sở bình đẳng về quyền, tự do giao thông thuỷ sẽ được bảo đảm thông suốt trên toàn dòng chính sông Mê Công không kể đến biên giới lãnh thổ, phục vụ giao thông vận tải nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực và đảm bảo thực hiện các dự án theo Hiệp định này. Sông Mê Công phải được thông suốt không bị cản trở bởi các chướng ngại, biện pháp, hành vi và hoạt động nào có thể gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới khả năng giao thông thủy, cản trở hoặc thường xuyên gây khó khăn đối với quyền này.
Theo quy định tại Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công thì việc sử dụng với mục đích giao thông thuỷ không được đặt ưu tiên hơn các mục đích sử dụng khác mà sẽ được lồng ghép trong mọi dự án dòng chính. Các quốc gia ven sông có thể đặt ra các quy định cho đoạn sông Mê Công thuộc lãnh thổ mình, đặc biệt là các vấn đề về vệ sinh, hải quan, xuất nhập cảnh, cảnh sát và an ninh chung.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công, mục tiêu và nguyên tắc của Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công cũng như các nội dung liên quan khác.