Hợp đồng vay tài sản là gì? Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vay tài sản?
Trong cuộc sống hiện nay, hợp đồng vay tài sản được sử dụng rất nhiều và vấn đề này cũng được pháp luật Việt Nam ghi nhận. Theo đó, các bên khi tham gia vào kí hết hợp đồng vay tài sản thì phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện mà pháp luật quy định, và các bên đều có những quyền và nghĩa vụ khác nhau. Vậy quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vay tài sản được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vay tài sản”.
Luật sư
– Cơ sở pháp lý:
1. Hợp đồng vay tài sản là gì?
Tại Điều 463
– Đặc điểm của hợp đồng vay tài sản
+ Hợp đồng vay tài sản có thể có là hợp đồng song vụ hoặc hợp đồng đơn vụ.
+ Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có tính đền bù hoặc không có tính đền bù
+ Hợp đồng vay tài sản là căn cứ chuyển quyền sở hữu tài sản.
2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vay tài sản
2.1 Quyền của các bên trong hợp đồng vay tài sản.
* Quyền của bên cho vay tài sản
– Thứ nhất, đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi hoặc hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng bên cho vay phải báo trước cho bên vay một khoảng thời gian hợp lý (Điều 469 BLDS 2015). Trên thực tế quyền này ít khi được thực hiện bởi bên vay thường không có khả năng hoàn trả lại tài sản vay trước thời hạn.
– Thứ hai, trong trường hợp hợp đồng vay có kỳ hạn thì bên cho vay không có quyền đòi lại tài sản vay trước kỳ hạn vay đã thỏa thuận. Tuy nhiên, nếu được bên vay chấp thuận thì bên cho vay vẫn được lấy lại tài sản vay trước kỳ hạn.
– Thứ ba, nếu trong hợp đồng các bên thỏa thuận vay có lãi, thì khi đến hạn trả lãi bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay phải trả lãi đến hạn
– Thứ tư, nếu trong hợp đồng các bên có thỏa thuận về mục đích sử dụng tài sản vay thì bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích (Điều 467 BLDS 2015). Hiện nay trong các
– Thứ năm, trong hợp đồng vay có lãi, nếu đến hạn trả nợ, mà bên vay vẫn không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay có quyền yêu cầu bên vay phải trả đủ nợ gốc, trả lãi trên nợ gốc và trả lãi quá hạn.
– Thứ sáu, nếu hợp đồng cho vay có áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo thỏa thuận thì bên cho vay có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ trả nợ như đã thỏa thuận hoặc yêu cầu bán đấu giá để thực hiện nghĩa vụ.
* Quyền của bên vay
– Theo quy định tại Điều 464 BLDS 2015 thì: “Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó”. Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm bên cho vay chuyển giao quyền sở hữu cho bên vay, lúc này bên vay có toàn quyền chiến hữu, sử dụng, định đoạt tài sản vay trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích hoặc có các hạn chế đối với bên vay. Việc sử dụng tài sản vay này không trái pháp luật đạo đức xã hội. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 469 Khoản 1 Điều 470 BLDS 2015 đối với hợp đồng vay không có kỳ hạn và không có lãi hoặc hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào nhưng phải báo cho bên cho vay biết trước một khoảng thời gian hợp lý. Mặc dù chưa hết thời hạn mà các bên đã thỏa thuận nhưng bên vay đã đạt được mục đích của mình thì bên vay hoàn toàn có thể trả lại tài sản vay. Tương tự đối với trường hợp, hợp đồng vay không có kỳ hạn và có lãi, bên vay có quyền trả lại tài sản bất kỳ lúc nào nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một khoảng thời gian hợp lý và phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ.
– Còn đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi, thì bên vay có quyền trả lại tài tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác (Khoản 2 Điều 470 BLDS 2015).
2.2 Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vay tài sản
* Nghĩa vụ của bên cho vay
Bên cạnh các quyền mà bên cho vay được hưởng thì pháp luật quy định cho họ phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bên vay. Theo Điều 465 BLDS 2015, bên cho vay có nghĩa vụ:
– Thứ nhất, bên cho vay có nghĩa vụ: giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận (Khoản 1 Điều 465 BLDS 2015). Nghĩa vụ này của bên cho vay được thực hiện trên cơ sở những nội dung cơ bản của hợp đồng vay đã được các bên cam kết, thỏa thuận rõ ràng tài sản vay là gì, số lượng bao nhiêu, thời hạn vay, lãi suất, mục đích vay (nếu có).
– Việc giao tài sản thông thường được thực hiện tại nơi ở hoặc trụ sở của bên cho vay hoặc một địa điểm cụ thể mà các bên đã thỏa thuận với nhau. Đối với đối tượng vay là tiền thì bên vay phải giao đủ số tiền đúng thời điểm đã thỏa thuận. Đối với đối tượng vay là vật cùng loại thì bên cho vay phải giao đúng số lượng, chất lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng, nếu không thỏa thuận về chất lượng thì phải giao với chất lượng trung bình, đảm bảo không gây thiệt hại cho bên vay.
– Bên cho vay phải bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó (Khoản 2 Điều 465 BLDS 2015). Thứ hai, bên cho vay không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn trừ trường hợp quy định tại Điều 470 BLDS 2015 hoặc các luật khác có liên quan quy định khác. (Khoản 3 Điều 465 BLDS 2015). Xét về bản chất pháp lý, quy định này không thể được coi là một nghĩa vụ của bên cho vay.
* Nghĩa vụ của bên vay
– Thứ nhất, nghĩa vụ trả nợ: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 466 BLDS 2015: “Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Khi giao kết hợp đồng vay, nghĩa vụ chủ yếu của bên vay là trả nợ một khoản tiền hoặc vật cùng loại cùng với một khoản lãi (nếu hợp đồng vay có lãi) cho bên cho vay. Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng đối với vay tiền và vật và không nhắc đến các tài sản khác có thể là đối tượng của hợp đồng vay tài sản .Đơn cử như trường hợp vay giấy tờ có giá thì phải trả như thế nào khi giấy tờ có giá cũng là đối tượng của hợp đồng vay tài sản theo quy dịnh tại Điều 463 BLDS 2015. Điều này vô tình đã gây ra sự mâu thuẫn trong phạm vi điều chỉnh của các điều luật.
– Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý (Khoản 2 Điều 466 BLDS 2015). Bên vay phải trả nợ tại nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Khoản 3 Điều 466 BLDS 2015). Quy định như vậy là hợp lý, khi mà vật cùng loại không tồn tại nữa thì đây là cách tốt nhất. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh từ quy định này là cơ sở tỉnh giả của vật tại thời điểm trả nợ. Giá này do hai bên thỏa thuận hay giá của vật cùng loại tại thời điểm và địa điểm trả nợ. Trong trường hợp bên cho vay đồng ý cho bên vay trả tiền khi không thể trả vật nhưng hai bên không thể xác định hoặc không thể thỏa thuận được giá thì làm thế nào để xác định được giá trị của vật”.
– Thứ hai, nghĩa vụ trả lãi với khoản nợ chậm trả khi đến hạn trả nợ mà bên vay không trả hoặc trả nợ không đầy đủ. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. (Khoản 4 Điều 466 BLDS 2015).
– Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này (Khoản 5 Điều 466 BLDS 2015).
+ Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. (Khoản 5 Điều 466 BLDS 2015)
Quy định này đã phát sinh bất cập cho người vay tiền trong quan hệ tín dụng, chưa đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người vay và người cho vay. Điều này sẽ là rủi ro cho cả người vay và tổ chức tín dụng nếu đến khi khoản vay đảo hạn, khách hàng không còn khả năng trả nợ và tổ chức tín dụng phải xử lý tài sản thế chấp.
+ Bên cạnh đó, trường hợp vay giữa cá nhân với nhau, quy định trên là chưa phù hợp. Bởi với người đi vay, họ luôn đặt tâm lý muốn trả nợ càng sớm càng tốt, còn đối với người cho vay, nếu bên vay có thể trả nợ sớm hơn thì không có lý do gì mà họ không nhận vừa tránh được việc trả nợ kéo dài, vừa có nguồn vốn đầu tư vào việc khác. Tác giả cho rằng, việc bên vay trả nợ trước hạn không ảnh hưởng gì tới bên cho vay mà thậm chí còn có lợi cho cả hai bên, do đó, không có lý do gì mà bên vay phải trả toàn bộ lãi trong khi họ trả nợ trước hạn.
– Thứ ba, bên vay có nghĩa vụ sử dụng tài sản vay đúng mục đích như đã thỏa thuận. Nếu như trong hợp đồng có ghi rõ việc vay nhằm mục đích gì thì bên vay có nghĩa vụ phải dùng tài sản vay đúng mục đích đó. Theo Điều 467 BLDS 2015 thì bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích.
– Như vậy, thông qua việc quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vay tài sản, pháp luật ghi nhận và tôn trong quyền tự thỏa thuận của các bên, tuy nhiên các bên cũng phải thực hiện những quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên, làm chuẩn mực cho việc thực hiện hợp đồng hướng tới đạt được mục đích của hợp đồng.