Theo quy định pháp luật dân sự có quy định rõ ràng việc thực hiện nghĩa vụ của chủ thể tham gia giao dịch dân sự được xác lập phát sinh, bên có nghĩa vụ phải thực hiện đối với bên còn lại. Vậy, việc hoàn thành nghĩa vụ được pháp luật quy định cụ thể như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nghĩa vụ là gì?
Xét về mặt pháp lý Điều 274
Từ nội dung điều luật trên có thể thấy rằng nghĩa vụ được quy định không xem xét nghĩa vụ là một quan hệ mà trong nghĩa vụ có hai loại chủ thể tham gia trái ngược nhau về mặt lợi ích đó là một bên có quyền yêu cầu và một bên khác tức là bên có nghĩa vụ phải thực hiện yêu cầu của bên còn lại.
Định nghĩa nêu trên chỉ xuất phát từ hành vi của bên phải thực hiện một đối tượng vì lợi ích của người khác. Nghĩa vụ dân sự có hai nghĩa một là chỉ hành vi phải thực hiện của một bên theo yêu cầu của bên kia còn hiểu theo một nghĩa khác là chỉ một quan hệ mà theo đó một bên có quyền yêu cầu, còn bên kia phải thực hiện hành vi nhất định theo yêu cầu đó, có nghĩa là chỉ mối quan hệ giữa trái chủ và người thụ trái xác định. Theo quy định thì nghĩa vụ trong dân sự tức là nghĩa vụ dân sự phát sinh khi ký kết hợp đồng nào đó sẽ có một bên có quyền avf một bên có nghĩa vụ như bên có quyền giao tài sản, vật,…cho bên có nghĩa vụ và bên có nghĩa vụ thực hiện nghãi vụ của mình đối với bên giao và đối với chính tài sản, đồ vật mà mình được giao theo hợp đồng.
Để phân biệt các nghĩa vụ với nhau thì pháp luật có chia ra các loại thành nghĩa vụ đạo đức, nghĩa vụ tự nhiên và nghĩa vụ dân sự và trong ba loại nghĩa vụ này thì nghĩa vụ dân sự được mang tính chất pháp lý avf được quy định trong pháp luật dân sự. Tuy nhiên các loại nghĩa vụ khác có những ý nghĩa nhất định, nhất là trong việc giải quyết tranh chấp giữa các bên trong quan hệ nghĩa vụ.
Còn đối với nghĩa vụ đạo đức không có hiệu lực pháp lý mà chỉ đơn thuần là nghĩa vụ lương tâm. Ví dụ như mở quỹ làm từ thiện đóng góp tiền nuôi những đứa trẻ mồ côi, phát cháo cho những bệnh nhân tại bệnh viện. Khoản tiền đóng góp hay thời gian đóng góp hoặc chính sự đóng góp phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng và lòng hảo tâm của người làm từ thiện.
2. Quy định của pháp luật về thực hiện một số nghĩa vụ:
– Đối với nghĩa vụ giao vật được quy định tại Điều 279 BLDS 2015 được thực hiện như sau: trong quan hệ giao dịch dân sự được xác lập thì bên có nghĩa vụ giao vật phải bảo quản, giữ gìn vật cho đến khi giao. Trường hợp vật phải giao là vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó và đúng tình trạng như đã cam kết; còn vật giao là vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng và chất lượng như đã thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận về chất lượng thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình; nếu là vật đồng bộ thì phải giao đồng bộ. Về việc giao vật thì bên có nghĩa vụ phải chịu mọi chi phí, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Đối với nghĩa vụ trả tiền được quy định tại Điều 280
– Đối với nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc quy định tại Điều 281 BLDS 2015 được thực hiện là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng công việc đó. Nghĩa vụ không được thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ không được thực hiện công việc đó.
– Đối với nghĩa vụ theo định kỳ được quy định tại Điều 282 BLDS 2015 được thực hiện theo định kỳ theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Việc chậm thực hiện nghĩa vụ theo từng kỳ cũng bị coi là chậm thực hiện nghĩa vụ.
– Đối với nghĩa vụ thông qua người thứ ba được pháp luật quy định thực hiện khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
– Đối với nghĩa vụ có điều kiện được pháp luật quy định thực hiện trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về điều kiện thực hiện nghĩa vụ thì khi điều kiện phát sinh, bên có nghĩa vụ phải thực hiện.
– Đối với nghĩa vụ có đối tượng tùy ý lựa chọn là nghĩa vụ mà đối tượng là một trong nhiều tài sản hoặc công việc khác nhau và bên có nghĩa vụ có thể tùy ý lựa chọn, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định dành quyền lựa chọn cho bên có quyền. Và bên có nghĩa vụ phải
– Đối với nghĩa vụ liên đới được quy định là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ tức là một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.
– Đối với nghĩa vụ đối với nhiều người có quyền liên đới được quy định là nghĩa vụ mà theo đó mỗi người trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bất cứ ai trong số những người có quyền liên đới.
3. Hoàn thành nghĩa vụ là gì?
Hoàn thành nghĩa vụ được xác định là căn làm chấm dứt nghĩa vụ. Cụ thể, Điều 373 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hoàn thành nghĩa vụ tức là nghĩa vụ được hoàn thành khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ hoặc thực hiện một phần nghĩa vụ nhưng phần còn lại được bên có quyền cho miễn thực hiện.
Trong việc xác lập giao dịch dân sự thì lợi ích là điều mà các bên hướng đến khi xác lập bất kỳ một loại giao dịch dân sự nào đó, theo đó, để đáp ứng quyền lợi của bên có quyền, thì bên có nghĩa vụ phải hoàn thành đúng, đầy đủ nghĩa vụ nghĩa vụ của mình. Có thể hiểu, hoàn thành nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Khi nghĩa vụ đã hoàn thành, bên có quyền đã được thỏa mãn nhu cầu về lợi ích thì nghĩa vụ chấm dứt. Tuy nhiên, các bên phải xác định rõ trong trường hợp nào thì nghĩa vụ được xem là hoàn thành.
4. Quy định về hoàn thành nghĩa vụ dân sự:
Căn cứ vào quy định trên, có thể xác định nghĩa vụ hoàn thành trong những trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Bên có nghĩa vụ đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Theo đó, nghĩa vụ phải thực hiện không chỉ là nghĩa vụ chính mà còn có thể phát sinh thêm các nghĩa vụ phụ như thanh toán chi phí phát sinh, bồi thường thiệt hại. Chình vì vậy, bên có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ những nghĩa vụ đó thì mới được xem là đã hoàn thành nghĩa vụ. Bên cạnh đó, đối tượng của quan hệ nghĩa vụ rất đa dạng, đó có thể vật, tiền, một công việc phải thực hiện hoặc không phải thực hiện, tùy thuộc vào từng đối tượng trong quan hệ mà các bên có thể thỏa thuận bên có nghĩa vụ phải hoàn thành nghĩa vụ như thế nào.
Ví dụ: Nghĩa vụ giao vật có thể bao gồm cả vật chính và vật phụ thì bên có nghĩa vụ phải giao toàn bộ vật chính và vật phụ cho bên có quyền thì nghĩa vụ mới hoàn thành. Hay nghĩa vụ thực hiện một công việc là gia công bàn ghế bao gồm cả nghĩa vụ gia công và các nghĩa vụ liên quan như sơn, bảo quản, giao cho vận chuyển, bảo hành,…nếu các bên đã thỏa thuận về tất cả các nghĩa vụ đó thì bên có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ việc đó trong thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì được coi là hoàn thành nghĩa vụ.
– Trường hợp 2: Bên có nghĩa vụ mới chỉ hoàn thành một phần nghĩa vụ, phần còn lại được bên có quyền miễn thực hiện. Nghĩa vụ thực hiện có thể được chia là nhiều phần, theo quy định tài khoản 1 Điều 290 BLDS năm 2015, cụ thể: “Nghĩa vụ phân chia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ có thể chia thành nhiều phần để thực hiện”.
Ví dụ: Trường hơp mua trả góp, bên mua có thể thực hiện nghĩa vụ trả tiền chia thành nhiều lần.
Bản chất của hành vi thực hiện nghĩa vụ của một bên chủ thể là đế đáp ứng lợi ích của chủ thể còn lại. Do đó, chủ thể có quyền có thể từ chối tiếp nhận nghĩa vụ từ bên có nghĩa vụ bằng cách miên thực hiện nghĩa vụ một phần cho bên có nghĩa vụ. Khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện được một phần nghĩa vụ mà phần còn lại được bên có quyền miễn thực hiện, thì nghĩa vụ cũng được xem là đã hoàn thành.
Ví dụ: A thuê xe của B đã trả trước một nửa tiền thuê, số tiền còn lại dự định sau khi thuê xong thì trả. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế khó khăn nên B đã chủ động miễn cho A một nửa tiền thuê xe. Lúc này, A được xác định là đã hoàn thành nghĩa vụ.
Như vậy, Bộ luật dân sự đã quy định rõ ràng các trường hợp thực hiện nghĩa vụ dân sự, theo đó người thực hiện phải hoàn thành nghĩa vụ dân sự toàn bộ hoặc một phần, có thể phần còn lại được bên có quyền miễn thực hiện và việc hoàn thành nghĩa vụ phải được cả hai bên xác nhận đã hoàn thành xong.