Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được? Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được
Hợp đồng bản chất là sự thỏa thuận giữa các bên trong mối quan hệ dân sự, hợp đồng là văn bản mà các bên thể hiện các ý chí thỏa thuận với nhau để thực hiện các công việc cho các bên. Hợp đồng được thực hiện trên cơ sở tôn trọng pháp luật và được pháp luật dân sự bảo vệ. Hợp đồng dân sự khi thuộc các trường hợp vi phạm về hình thức và nội dung thì sẽ bị vô hiệu, đối với các trường hợp hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng sẽ được xem là vô hiệu, tức hợp đồng không có hiệu lực pháp luật, các bên đã giao kết hợp đồng sẽ không phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Vậy
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
1. Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được
Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được quy định tại Điều 408 Bộ Luật dân sự 2015 như sau:
“1. Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu.
2. Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.
3. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực.”
* Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu.
Ngoài các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thì trong trường hợp đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được thì việc giao kết, hình thành hợp đồng cũng không có ý nghĩa do quyền và nghĩa vụ của các bên cũng không thể được thực hiện. Chính vì vậy, Bộ luật bổ sung thêm trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng bị vô hiệu. So với
– Thứ nhất, điều luật đã thay từ “ký kết” bằng từ “giao kết. Quy định mới này phù hợp hơn ở chỗ “giao kết” được hiểu rộng hơn, bao quát được tất cả các trường hợp hợp đồng được hình thành kể cả từ hình thức bằng lời nói, văn bản thường hoặc giao dịch điện tử… Còn “ký kết” là một cụm từ mang nghĩa hẹp chỉ áp dụng đối với trường hợp giao kết bằng hình thức văn bản có chữ ký, thậm chí còn hạn chế cả các hình thức chấp nhận khác thể hiện trên văn bản như điểm chỉ hoặc đóng dấu…
Thứ hai, điều luật đã bỏ đi cụm từ “vì lý do khách quan”. Tức là theo Bộ luật dân sự năm 2005 thì chỉ khi đối tượng không thực hiện được vì lý do khách quan như động đất, sóng thần, thay đổi chế độ chính sách… thì hợp đồng mới vô hiệu. Còn nếu vì lý do chủ quan của một trong các bên tham gia quan hệ hợp đồng thì hợp đồng không vô hiệu. Tuy nhiên, việc bỏ đi cụm từ này đồng nghĩa với việc Bộ luật dân sự năm 2015 thừa nhận dù vì lý do khách quan hay chủ quan thì nếu ngay từ khi giao kết nếu đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được thì hợp đồng vô hiệu. Quy định này là phù hợp bởi lẽ lý do khách quan hay chủ quan chỉ ảnh hưởng đến trách nhiệm phát sinh từ hệ quả của hợp đồng vô hiệu chứ không ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng.
* Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được, thiệt hại cho bên kia.
Để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên, tránh trường hợp lạm dụng việc giao kết hợp đồng để trục lợi khoản 2 của Điều luật quy định trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.
* Các trường hợp đã phân tích ở trên cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực.
Cũng giống như các trường hợp vô hiệu khác, vô hiệu do đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được cũng có thể là vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần. Nếu toàn bộ đối tượng của hợp đồng đều không thể được thực hiện ngay từ khi giao kết thì hợp đồng vô hiệu toàn bộ. Trường hợp một phần đối tượng không thể thực hiện được mà không ảnh hưởng đến các phần khác thì hợp đồng vô hiệu một phần. Trường hợp vô hiệu một phần hay toàn bộ thì trách nhiệm bồi thường được nêu ở khoản 2 Điều 408 Bộ luật dân sự 2015 vẫn được áp dụng khi có thiệt hại xảy ra.
2. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được
Khi hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này sẽ có hậu quả pháp lý như sau:
– Hậu quả pháp lý của việc hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được là các bên đã thực hiện ký kết hợp đồng với nhau sẽ không phát sinh quyền và nghĩa vụ với nhau kể từ thời điểm giao kết, tức hợp đồng xem như được hủy bỏ.
Điều này đồng nghĩa với việc các bên giao kết hợp đồng sẽ tiến hành khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận nếu đã thực hiện hợp đồng hoặc đặt cọc; bên ngay tình trong việc chiếm hữu hoa lợi, lợi tức không phải thực hiện việc hoàn trả đối với trường hợp hợp đồng bị vô hiệu này.
Việc hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được có sự khác biệt so với hợp đồng chấm dứt do đối tượng của hợp đồng không còn. Hợp đồng chấm dứt do đối tượng của hợp đồng không còn thì không làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng như hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được có sự khác biệt so với hợp đồng chấm dứt do đối tượng của hợp đồng không còn. Hợp đồng chấm dứt do đối tượng. Các chủ thể hợp đồng sẽ vẫn phải thực hiện theo những gì đã thỏa thuận trước đó, do đó nếu đối tượng của hợp đồng không còn thì các bên có thể thỏa thuận thay thế đối tượng để tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc bồi thường thiệt hại.
Về trách nhiệm hoàn trả đối với hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được: Theo quy định của Bộ Luật dân sự thì với hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được thì các bên hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, nếu đối tượng của hợp đồng này là vật và trường hợp không trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được có sự khác biệt với hợp đồng chấm dứt do đối tượng của hợp đồng không còn ở chỗ những gì các bên đã thực hiện trước thời điểm hợp đối tượng của hợp đồng không còn sẽ không phải thực hiện hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận trước đó mà chỉ hoàn trả những phần sau khi đối tượng của hợp đồng không còn.
Hợp đồng dân sự vô hiệu do đối tượng của hợp đồng không còn hoặc do đối tượng hợp đồng không thực hiện được được xem là một trong những chế định pháp lý lâu đời nhất và xuất hiện sớm nhất trong nội dung luật dân sự. Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt một hợp đồng dân sự do đối tượng của hợp đồng không còn hoặc do đối tượng hợp đồng không thực hiện được luôn đòi hỏi phải tuân thủ theo quy định của pháp luật; do đó pháp luật cần quy định một cách cụ thể, rõ ràng để các chủ thể khi tham gia vào hợp đồng có thể bảo đảm được quyền và lợi ích của mình.
Như vậy, khi hợp đồng dân sự có các đối tượng không thể thực hiện được hợp đồng thì theo quy định của pháp luật dân sự thì hợp đồng này được xem là vô hiệu và các bên đã ký kết hợp đồng không có quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về các nội dung liên quan đến hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được.