Một số quy định về vi phạm hợp đồng? Một số quy định về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng? Mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng?
Hiện nay, các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng đang là một vấn đề được các bên tham gia giao kết hợp đồng vô cùng quan tâm. Trên thực tế, với sự phát triển nhanh chóng của các giao dịch dân sự thì không ít những trường hợp vi phạm hợp đồng đã xảy ra. Việc các chủ thể vi phạm hợp đồng đã khiến cho mục đích hợp đồng không thể đạt được, thậm chí còn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao kết hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là một loại trách nhiệm khá phổ biến thường xuyên diễn ra trong quá trình các bên giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Một số quy định về vi phạm hợp đồng:
1.1. Vi phạm hợp đồng là gì?
Vi phạm hợp đồng được hiểu đơn giản là việc một bên có nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo các quy định của pháp luật mà không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn hoặc có thực hiện nhưng thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hay thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.
Như vậy, vi phạm hợp đồng là việc một bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo các quy định của pháp luật.
1.2. Hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm hợp đồng:
Hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm hợp đồng bao gồm:
– Thứ nhất: Bồi thường thiệt hại:
Theo Điều 419
Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của
Các chủ thể là người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Các chủ thể là người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
Theo yêu cầu của người có quyền thì cơ quan
– Thứ hai: Phạt vi phạm hợp đồng:
Theo Điều 418 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nội dung sau đây:
Phạt vi phạm được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
Mức phạt vi phạm sẽ do các bên thỏa thuận với nhau, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Các bên sẽ có thể tự đưa ra các thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định pháp luật thì việc phạt vi phạm chỉ đặt ra nếu có sự thỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng. Hay hiểu đơn giản rằng nếu trong hợp đồng không có ghi nhận về vấn đề phạt vi phạm thì bên bị vi phạm không có quyền yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng đối với bên vi phạm. Còn đối với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự thì theo quy định pháp luật cho dù các bên có thỏa thuận hay không, thì khi xảy ra thiệt hại, bên gây thiệt hại vẫn phải bồi thường theo quy định.
2. Một số quy định về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:
2.1. Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là gì?
Bồi thường thiệt hại được hiểu là một hình thức trách nhiệm dân sự được pháp luật quy định nhằm mục đích buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm của người gây ra thiệt hại nhằm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế cho người bị thiệt hại, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng được hiểu là một hình thức trách nhiệm dân sự đặt ra khi hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng đã gây ra thiệt hại, theo đó, bên có hành vi vi phạm phải bù đắp những tổn thất vật chất, tinh thần do mình gây ra đối với bên bị thiệt hại.
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng được xây dựng nên bởi các quy phạm điều chỉnh chế định hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng chỉ tồn tại khi một hợp đồng tồn tại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi xuất hiện sự vi phạm một hay nhiều nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng.
Như vậy, bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự mà theo đó người đó có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng gây ra thiệt hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất mình gây ra.
2.2. Điều kiện bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:
Điều kiện bồi thường thiệt hại trong hợp đồng bao gồm:
– Các bên thỏa thuận đặt ra các điều kiện phát sinh có thể bao gồm đầy đủ những điều kiện như bên vi phạm hợp đồng không có lỗi phải bồi thường thiệt hại.
– Thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc.
– Chỉ cần có hành vi vi phạm nghĩa vụ đã có thể phát sinh trách nhiệm dân sự. Bên vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm dù đã có hay chưa có thiệt hại xảy ra khi bên kia bị vi phạm hợp đồng.
– Khi hợp đồng được giao kết, các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu một bên không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ là vi phạm hợp đồng.
– Hai bên có thể dự liệu và thỏa thuận trước về những trường hợp thiệt hại do vi phạm hợp đồng và cách thức chịu trách nhiệm như bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm hợp đồng.
2.3. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dựa trên các cơ sở cụ thể sau đây:
– Thứ nhất: Có hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng.
Để có hành vi vi phạm hợp đồng thì trước hết cần phải có hợp đồng có hiệu lực và hành vi vi phạm được quy định trong hợp đồng hoặc pháp luật có quy định.
– Thứ hai: Có thiệt hại thực tế, bao gồm thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp.
Bồi thường thiệt hại về bản chất chính là một biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, do đó, sẽ không phát sinh trách nhiệm bồi thường nếu không có thiệt hại xảy ra.
Bên bị vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh những thiệt hại, tổn thất mà mình phải gánh chịu do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra.
– Thứ ba: Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại xảy ra.
Những thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi vi phạm hợp đồng và ngược lại, hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân chính yếu gây ra thiệt hại.
Những thiệt hại gián tiếp xuất hiện sẽ do có sự vi phạm hợp đồng không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường.
– Thứ tư: Có lỗi của người vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng, có thể là lỗi cố ý hay vô ý.
Các hành vi của các chủ thể đã vi phạm những cam kết cụ thể, những nghĩa vụ mà hai bên tự ràng buộc nhau trong hợp đồng, tức là hành vi này chưa chắc đã vi phạm các quy định pháp luật chung mà chỉ vi phạm pháp luật thiết lập giữa những người tham gia giao kết hợp đồng.
2.4. Phương thức thực hiện bồi thường:
Theo quy định của pháp luật thì các bên có thể thỏa thuận mức bồi thường hay phạt vi phạm kể từ khi giao kết hợp đồng (thể hiện bản chất thỏa thuận của hợp đồng).
Cần lưu ý rằng việc bồi thường thiệt hại không giải phóng người có nghĩa vụ khỏi trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ một cách thực tế.
2.5. Các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng:
Theo quy định của pháp luật thì trong một số trường hợp bên vi phạm sẽ không phải bồi thường, bao gồm:
– Vi phạm hợp đồng do xảy ra sự kiện bất khả kháng thì bên vi phạm sẽ không phải bồi thường.
– Hành vi vi phạm hợp đồng hoàn toàn do lỗi của bên có quyền thì bên vi phạm sẽ không phải bồi thường.
– Hành vi vi phạm do thực hiện quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng thì bên vi phạm sẽ không phải bồi thường.
– Hành vi vi phạm được miễn trách nhiệm do sự thỏa thuận của các bên thì bên vi phạm sẽ không phải bồi thường.
Như vậy, trong các trường hợp được nêu cụ thể bên trên, bên vi phạm sẽ không phải bồi thường cho bên bị thiệt hại. Việc quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý nhằm để đảm bảo quyền lợi của bên vi phạm. Khi bên vi phạm vì những sự kiện bất khả kháng, không thể lường trước hay không có lỗi thì không phải bồi thường cho bên bị thiệt hại.
3. Mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng:
Chúng ta đều hiểu rằng, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Chính bởi vì thế, mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng cũng là một phần trong nội dung của hợp đồng.
Pháp luật dân sự được ban hành luôn đề cao ý chí tự định đoạt của các chủ thể. Chính vì vậy, khi một trong hai bên trong quan hệ hợp đồng vi phạm hợp đồng, về nguyên tắc hai bên sẽ giải quyết thông qua phương pháp thỏa thuận. Trong trường hợp này thì mức bồi thường thiệt hại sẽ do hai bên thỏa thuận và quyết định.
Ngoài ra, nếu trong hợp đồng mà các bên thoả thuận đã có nêu cụ thể về các khoản bồi thường cũng như mức bồi thường thì sẽ làm theo quy định tại hợp đồng đó với điều kiện là các điều khoản của hợp đồng đó đúng theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, theo Điều 360 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định trong trường hợp nếu có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại trừ khi có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Tuy nhiên, nếu bên vi phạm chỉ có lỗi một phần trong việc gây ra thiệt hại do vi phạm hợp đồng thì chỉ phải bồi thường tương ứng với mức độ lỗi của mình theo quy định cụ thể tại Điều 363 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Do đó, thông qua các phân tích được nêu cụ thể bên trên thì cách tính mức bồi thường thiệt hại sẽ căn cứ vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng hoặc giá trị bị thiệt hại thực tế của từng trường hợp cụ thể.