Pháp luật là sản phẩm của tư duy sáng tạo của con người, vì vậy, việc xây dựng pháp luật dù có hoàn hảo đến mấy cũng khó tránh cho hệ thống pháp luật khỏi những hạn chế. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về hệ thông hóa pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Hệ thống hóa pháp luật?
Trong điều kiện xã hội hiện nay, một yêu cầu khách quan được đặt ra là phải tìm kiếm và áp dụng những mô hình xây dựng, hoàn thiện pháp luật hợp lý, khả thi, đảm bảo cho không chỉ các cơ quan công quyền mà cả các doanh nghiệp cũng như người dân đều có thể tiếp cận hệ thống pháp luật một cách dễ dàng. Một trong những hưởng được quan tâm nhiều ở các nước cũng như Việt Nam là Pháp điển hoá, coi đó như một hoạt động cần thiết, tất yếu và quan trọng.
Pháp điển hóa là hoạt động cấu trúc, trật tự hóa về nội dung, hình thức đối với hệ thống pháp luật thực định được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục, hình thức luật định nhằm phát hiện, loại bỏ các quy định không còn phù hợp; đồng thời thay thế, bổ sung, cập nhật, sắp xếp các quy định pháp luật mới để tạo ra Bộ luật hoặc Bộ pháp điển bảo đảm cho quá trình tổ chức, thực hiện pháp luật được thuận lợi và đạt hiệu quả trên thực tế.
Trên thế giới có nhiều mô hình pháp điển hóa, tùy theo truyền thống pháp luật của từng quốc gia, điều kiện kinh tế – xã hội, truyền thống pháp luật, sự nhận thức, chủ trương, chính sách của Nhà nước và sự tác động của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Mỗi mô hình pháp điển hóa có đặc thù về các thiết chế thực hiện pháp điển hóa (hay chủ thể tiến hành pháp điển hóa) và mối quan hệ giữa các thiết chế đó; các định chế pháp lý về nội dung, quy trình, thủ tục, hình thức, nguyên tắc, kết quả và giá trị của kết quả pháp điển hóa.
2. Quy định về pháp điển hóa và tập hợp hóa pháp luật:
Như vậy, theo quan điểm trên thi pháp điển hóa có quy mô và tầm mức cao hơn hệ thống hóa pháp luật và là sự hợp nhất các quy định của pháp luật (của từng lĩnh vực). Tuy nhiên, quan điểm này vẫn còn một số hạn chế, vì thông thường cơ quan pháp điển hóa phải đứng trước một khối lượng lớn các văn bản cần pháp điển, trong khi những văn bản này không đồng nhất về khái niệm, thời gian ban hành, chủ thể ban hành, đổi tượng điều chỉnh. Do vậy, nếu tuân theo nguyên tắc không thay đổi nội dung của văn bản thì mục đích của công tác pháp điển hóa là tạo ra những điều kiện tốt nhất cho người sử dụng không đạt được.
Hơn nữa, bản chất của pháp điển hóa và hợp nhất văn bản pháp luật là không hoàn toàn giống nhau. Cụ thể:
Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật hoàn toàn là một thao tác kỹ thuật nhằm xử lý hình thức chứ không phải nội dung của văn bản, vì thế, khi tiến hành hợp nhất, yếu tố kĩ thuật luôn được ưu tiên hơn so với việc phân tích về mặt pháp lý. Người phụ trách hợp nhất không có nghĩa vụ giải thích văn bản pháp luật mà chỉ cập nhật vào văn bản gốc những nội dung đã được
Vì vậy, công tác hợp nhất VBQPPL diễn ra gần như lập tức, ngay sau khi văn bản sửa đổi, bổ sung được thông qua, được công bố và có hiệu lực thi hành. Đây là công việc được tiến hành thường xuyên với phương chăm tiết kiệm thời gian và làm gọn nhẹ văn bản đề người đọc có trong tay một VBQPPL rõ ràng mà không phải tham chiếu đến một văn bản khác. Còn pháp điển hóa được xem là bước cao hơn của hợp nhất. “Khác với hợp nhất, pháp điển hóa là thao tác làm thay đổi nội dung pháp lý của văn bản”. Ngoài ra, hoạt động pháp điển hóa chỉ được tiến hành khi có nhu cầu pháp điển chứ không thường xuyên như hoạt động hợp nhất VBQPPL Như vậy, quan niệm thứ nhất về pháp điển hóa còn nhiều điểm chưa phù hợp.
Quan điểm thứ hai cho rằng:
Pháp điển hóa là việc tập hợp các quy định pháp luật hiện hành theo những tiêu chí cụ thể để tạo ra các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị ứng dụng cao. Thực chất của công việc pháp điển hóa là cho ra đời, bố sung, cập nhật thường xuyên các tập ăn lệ, những tình huống, vụ việc pháp lý cụ thể đã có tiền lệ theo từng lĩnh vực của đời sống.
Có thể thấy, quan điểm thứ hai tổn tại khá phổ biến ở các nước thuộc hệ thống luật Anglo Sắc xông, hệ thống thông luật – common law, nơi mà ý nghĩa quan trọng hàng đầu thuộc về tố tụng chứ không phải là pháp luật vật chất. Việc xây dựng HTPL theo tinh thần và tư tưởng pháp điển hóa kiểu châu Âu lục địa không được đặt ra (mỗi liên hệ giữa luật vật chất và luật tố tụng ở đây được diễn tả có đọng trong câu ngạn ngữ của người Anh “Các hình thức tổ tụng đi trước pháp luật”). Như vậy, có thể thấy việc tiến hành pháp điển hóa sẽ phụ thuộc khả lớn vào nguồn luật của mỗi quốc gia. Theo đó, những nước thuộc hệ thống Common Law, với việc chủ yếu sử dụng nguồn luật án lệ (case law) nên có sự khác biệt nhất định với các nước thuộc hệ thống Civil Law. Với quan điểm này, thực chất của pháp điển hóa là hoạt động tập hợp hóa các quy định pháp luật. Tuy nhiên, quan điểm trên chưa thực sự hợp lý. Bởi:
Tập hợp hóa là hình thức thu thập và sắp xếp các quy định của pháp luật hoặc các nguồn luật theo những trật tự nhất định như theo chuyên đề, theo ngành quản lý, theo cơ quan ban hành, tên gọi, thời gian ban hành văn bản … thành các tập luật lệ đáp ứng yêu cầu của các chủ thể tập hợp và chủ thể sử dụng.
Trong khi pháp điển hóa là hoạt động có tính sáng tạo được tiến hành theo những trình tự luật định, không những để loại bỏ những văn bản, QPPL lỗi thời mà còn xây dựng, bổ sung những QPPL mới. Kết quả của quá trình pháp điển hóa thường là một văn bản pháp luật mới ra đời hoặc có giá trị pháp lý cao hơn, có phạm vi điều chỉnh rộng hơn, bao quát hơn, có kĩ thuật pháp lý hoàn chỉnh hơn hoặc đáp ứng tất cả các yêu cầu đó.
Có thể thấy, tập hợp hóa và pháp điển hỏa là hai khái niệm không đồng nhất với nhau hoàn toàn, nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau nhằm đạt được mục đích to lớn là hoàn thiện HTPL. Tập hợp hóa là khâu chuẩn bị cơ sở cần thiết để tiến hành pháp điển hóa và pháp điển hóa cũng chỉ tiến hành thành công khi hoạt động tập hợp hóa được thực hiện đúng đắn. Điều này đòi hỏi các quốc gia khi tiến hành pháp điển hóa cần có sự kết hợp chặt chẽ để có thể phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống hóa pháp luật.
Do vậy, quan điểm về pháp điển hóa nêu trên có chứng chỉ hợp lý với nguồn pháp luật của hệ thống Common Law – chủ yếu sử dụng case law. Trên thực tế, khó có thể phù hợp với các nước thuộc hệ thống Civil Law khi mà nguồn pháp luật thành văn (VBQPPL) được coi trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu về pháp điển hóa cần phải được thực hiện trên một bình diện đa chiều
Quan điểm thứ ba cho rằng:
Pháp điển hóa là quá trình làm cho các văn bản quy phạm pháp luật thống nhất với nhau bằng cách chỉnh lý lại nội dung của chúng. Pháp điển hóa luôn mang tính chất hình thức. Trong quá trình pháp điển hóa những phần quy phạm pháp luật lạc hậu sẽ bị hủy bỏ, các phần của văn bản quy phạm pháp luật được liên kết và sắp xếp theo đầu mục, hình thành nên kết cấu của văn bản đã được pháp điển hóa với nội dung đặc thù của nó.
Có thể thấy, quan điểm về pháp điển hóa nêu trên tồn tại khá phổ biến ở một số nước như Nga, Trung Quốc… Theo đó, bản chất của pháp điển hóa chính là hoạt động chính lý văn bản pháp luật. Tuy nhiên nghiên cứu lý luận cho thấy không nên đồng nhất hai khái niệm này. Bởi:
Về thực chất, việc chính lý văn bản là đưa vào văn bản mọi sửa đổi đã được tiến hành, có nghĩa là viết lại văn bản đó trên tinh thần sửa đổi. Đó là một công việc tối thiểu phải làm để mọi người có thể tiếp cận, hiểu rõ hơn thực trạng các văn bản luật và văn bản dưới luật. Tại một số nước, việc pháp điển hóa thực ra chỉ là việc chính lý văn bản.
Như vậy, quan điểm nêu trên về pháp điển hóa chưa mang tính toàn diện, chỉ bảo đảm tính chất kĩ thuật, bởi hoạt động chính lý văn bản không phải là một đảm bảo để đưa ra kết quả là một VBQPPL điều chính toàn diện quan hệ xã hội cần pháp điển. Do vậy, không nên đồng nhất pháp điển hóa với chính lý văn bản pháp luật.
Quan điểm thứ tư cho rằng:
Pháp điển là quá trình làm thành một pháp điển (Bộ luật) tức là tập hợp, hệ thống hóa các văn bản pháp luật hiện hành, xem xét nội dung, loại bỏ các điều không còn phù hợp, mâu thuẫn, chồng chéo, bổ sung những điều còn thiếu, những điều cần dự liệu đáp ứng yêu cầu phát triển của các quan hệ xã hội để ban hành thành một Bộ luật. Nhà nước pháp điển hóa luật hình sự, luật tố tụng hình sự, luật dân sự,
Nhìn chung, bản chất pháp điển hóa được phân tích trong quan điểm nêu trên chính là xây dựng pháp luật. Đây là quan điểm khá phổ biến trong giới học giả, nhà nghiên cứu ở Việt Nam từ trước đến nay. Tuy nhiên, thiết nghĩ ở một góc độ nào đó nên có sự tách biệt giữa pháp điển hóa và xây dựng pháp luật để tìm hiểu đúng bản chất của hai khái niệm này. Mặc dù mục đích cuối cùng mà pháp điển hóa hướng tới suy cho cùng là để xây dựng một HTPL hoàn thiện, nhưng không có nghĩa là đồng nhất pháp điển hóa với xây dựng pháp luật.
Nghiên cứu lý luận về hai thuật ngữ này, có thể thấy:
hoàn toàn. Theo quan niệm thông thường, ở một số nước và Việt Nam thì pháp điền
hóa luôn gắn với quy trình lập pháp, do kết quả sau cùng của công tác pháp điển hóa chính là việc ban hành một văn bản mới có thể với tên gọi là Bộ luật.
Bên cạnh đó ở Việt Nam thuật ngữ pháp điển hóa cũng được giải thích một cách khái quát và được trình bày trong Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật của một số trường đại học thể hiện như sau: “Pháp điển hóa là hình thức các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành rà soát, tập hợp và sắp xếp các quy định pháp luật đang có hiệu lực (trừ Hiến pháp) thành một chính thể thống nhất, khoa học để tạo thành một văn bản quy phạm pháp luật mới hoặc bộ pháp điển”.
Như vậy, pháp điển hóa gắn liền với tập hợp hóa và trên cơ sở tập hợp hóa. Không thể pháp điển hóa VBQPPL nếu không xuất phát điểm từ công tác tập hợp hóa VBQPPL. Việc pháp điển hóa nhằm mục đích ban hành VBQPPL bảo đảm tính chặt chẽ, thống nhất để điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội rộng lớn. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở quan điểm về pháp điển hóa như trong Giáo trình của Trường Đại học Luật Hà Nội thì vẫn chưa làm nổi bật được tính đặc thù, sự khác biệt giữa pháp điển hóa với tập hợp hóa. Do vậy, trên tinh thần kế thừa những điểm hợp lý của quan điểm về pháp điển hóa nêu trên cần có sự phát triển thuật ngữ để đạt được mục đích cuối cùng của pháp điển hóa là xây dựng HTPL toàn diện, trật tự sâu sắc.
Tóm lại, pháp điển hóa là một hình thức của hệ thống hóa pháp luật, có mối quan hệ chặt chẽ với tập hợp hóa, hợp nhất văn bản pháp luật, chính lý văn bản pháp luật và xây dựng pháp luật. Theo đó pháp điển hóa là hoạt động cấu trúc, trật tự hóa về nội dung, hình thức đối với hệ thống pháp luật thực định được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục, hình thức luật định nhằm phát hiện, loại bỏ các quy định không còn phù hợp; đồng thời thay thế, bổ xung, cập nhật. xấp xếp các quy định pháp luật mới để tạo ra Bộ luật hoặc Bộ pháp điển bảo đảm cho quá trình tổ chức, thực hiện pháp luật được thuận lợi và đạt hiệu quả trên thực tế.