Pháp luật nước ta quy định rõ ràng các hành vi được xem là tội phạm và có các hình phạt tương thích để răn đe, trừng phạt đối với những người thực hiện hành vi phạm tội.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm hình phạt và chức năng của hình phạt:
Khi nói đến hình phạt và mục đích của hình phát nói riêng cũng như của cả hệ thống hình phạt nói chung trước hết cần xuất phát từ các chức năng, nhiệm vụ của luật hình sự. Nhưng khi nói đến các chức năng và nhiệm vụ của luật hình sự, lại phải thấy được sự khác nhau giữa các chức năng. nhiệm vụ đặc trưng riêng có của luật hình sự và những chức năng, nhiệm vụ của pháp luật, trong đó có luật hình sự.
Các chức năng đặc trưng riêng có của luật hình sự gồm:
– Chức năng bảo vệ;
– Chức năng phòng ngừa;
Các chức năng mang đặc điểm chung gồm:
– Chức năng xác định giải trị xã hội;
– Chức năng định hướng hành vi;
Các chức năng xác định giá trị xã hội và định hướng hành vi không chỉ là của luật hình sự mà còn là chức năng của các quy phạm pháp luật khác, thậm chí của các quy phạm xã hội như đạo đức, tôn giáo. Khi xác định nội dung và mục đích của hình phạt cần xuất phát từ các chức năng riêng có của luật hình sự. Như thể có nghĩa là hình phạt phải trực tiếp the động trước hết đến những người phạm tội, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội và đồng thời giáo dục người khác tôn trọng pháp luật.
2. Bản chất và mục đích của hình phạt:
Luật hình sự có rất nhiều chế định hợp thành. Luật hình sự chỉ đạt được hiệu quả điều chỉnh thực tế khi các chế định đó đạt được mục đích của chúng. Chế định hình phạt là một trong những chế định quan trọng nhất của luật hình sự và do đó, nói đến hiệu quả của luật hình sự không thể không nói đến hiệu quả của hình phạt. Quan tâm đến hiệu quả cuối cùng của luật hình sự đòi hỏi trước hết phải quan tâm đến nội dung của từng quy định liên quan đến hình phạt. Chức năng chuyên biệt, đặc trưng và riêng có của luật hình sự, như đã nói ở trên, là chức năng bảo vệ và phòng ngừa, mà hình phạt lại là công cụ trực tiếp để thực hiện chức năng đó. Đó cũng là chức năng và mục đích của hình phạt. Vì vậy, có ý kiến quan niệm không sai rằng, mục đích của hình phạt cũng đồng thời là mục đích của luật hình sự. Thậm chỉ còn có người cho rằng, mục đích của luật hình sự có đạt được hay không là phụ thuộc vào việc thực hiện mục đích của hình phạt.
Hình phạt trong tổng thể không thể đạt được mục đích và phát huy được hiệu lực của nó mà phải thông qua các loại hình phạt cụ thể (cảnh cáo, phạt tiền, phát từ vv.), Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 quy định một hệ thống hình phạt bao gồm 7 hình phạt chính là: Cảnh cáo, phạt tiến, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tê có thời hạn, tù chung thân, tử hình và 7 hình phạt bổ sung (trong đó có 2 hình phạt vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung): Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú; quân chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
Hình phạt cũng không thể đạt được mục đích và thể hiện được hiệu lực, đa được hiệu quả một cách chung chung mà phải dựa trên cơ sở những yêu cầu nhất định của việc quyết định hình phạt nói chung cũng như quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.
Về nguyên tác. để trừng trị kẻ phạm tội, người làm luật có thể quy định bất kỳ một hình phạt nào đủ sức tước đi hoặc hạn chế lợi ích của người phạm tội. Trong các chế độ cũ, các hình phạt hà khắc, nhiều khi là man rợ đã cho thấy điều đó. Đối với chế độ ta, tính chất trừng trị của hình phạt phải có, nhưng nó phải phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và các giá trị nhân văn của xã hội ta.
Do đó, điều kiện và khả năng xã hội của hình phạt cần phải được đánh giá trên cơ sở các dữ liệu về ý thức pháp luật của các tầng lớp nhân dân. Điều đó có một số lý do sau đây:
Thứ nhất, hình phạt nhằm tác động vào ý thức của người dân, nếu họ nhận thức đúng về mức độ nặng, nhẹ của sự tân chủ, trưng trị thì hình phạt sẽ đạt được mục đích của nó và phát huy được hiệu quả. Và ngược lại, nếu trong ý thức của người đàn hình phạt được đánh gia không dùng dần. không đúng mức thì tác dụng của hình phạt sẽ rất hạn chế, thậm chí là tiêu cực.
Thứ hai, hình phạt không chỉ tác động vào ý thức của mọi người nói chung (giáo dục và phòng ngừa chung) mà chủ yếu và có giá trị quyết định là phòng ngừa riêng, giáo dục chính người phạm tội. Do đó, khi quy định một hình phạt trong hệ thống hình phạt nói chung cũng như khí Toà án quyết định hình phạt nói riêng. phải lấy ý thức pháp luật của người phạm tội làm tiêu điểm xuất phát.
Một vấn để có thể phát sinh là: Luật hình sự thể hiện ý chí của Nhà nước mà cụ thể là buộc kẻ phạm tội phải gánh chịu những hậu quả không có lợi cho mình thể hiện qua những nội dung của chế thi hình phạt. Vậy thì, vì sao lại phải lấy suy nghĩ, tâm lý (ý thức) của kẻ phạm tội làm điểm xuất phát trong việc định ra hình phạt hoặc khi quyết định hình phục”. Thực chất, trả lời không phải nằm ở vấn đề bản chất của hình phạt mà là ở vẫn thế điều kiện bảo đảm cho hiệu quả của hình phát. Nếu những quy định, dù cơ sở có tính bản chất của chúng có đầy đủ đến bao nhiều má không có những điều kiện để thực hiện thì vẫn chế bản chất cũng chỉ tồn tại như một mong muốn. Nhà nước ta định ra pháp luật, đưa ra hình phạt không thể chỉ vì để bắt kẻ phạm tội phải gánh chịu những hậu quả nhất định và đã gây ra tội phạm mà còn vì thể duy trì trật tự kỷ cương chúng, bảo đảm công lý trên cơ sở “làm phục, khẩu phục” chứ không phải bằng mọi giá để đạt cho được mục đích trừng trị. Nền tảng của công lý xã hội chủ nghĩa của chúng ta là trừng trị dựa trên cơ sở răn đe và giáo dục, thuyết phục. Bản thân hình phạt cũng phải hàm chứa trong đó các cơ sở thuyết phục, có sức thuyết phục cao.
Thứ nhất, mục đích của hình phạt là mục tiêu, là đích mà toàn bộ quá trình xây dựng các quy định về hình phạt (làm luật), áp dụng hình phạt đối với người phạm tội (thực hiện pháp luật), đào tạo, giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật hướng tới. Do vậy, nếu không xác định đúng mục đích thì các hoạt động nói trên có thể đi chỉnh hướng:
Với ý nghĩa là mục tiêu của hoạt động xây dựng và áp dụng hình phạt. mục đích hình phạt đóng vai trò là tiêu chí cơ bản để đánh giá hiệu quả của hình phạt. Hiệu quả của hình phạt được xác định bởi mức độ đạt được mục đích khi xây dựng và áp dụng hình phạt trong thực tiễn:
Mục đích của hình phạt chẳng những đóng vai trò là tiêu chí cơ bản để đánh giá hiệu quả của hình phạt, mà nó còn có ý nghĩa là giới hạn của hình phạt, là cơ sở, căn cứ xác định nội dung chế tài hình phạt. Mục đích đặt ra như thế nào sẽ chi phối quá trình xây dựng và áp dụng các biện pháp nhằm đạt muc đích đó.
3. Hệ thống hình phạt trong Bộ luật hình sự:
Một là, hệ thống hình phạt phải phản ánh thực tại khách quan mà trước hết là phản ánh tội phạm. Mọi xa rời yêu cầu khách quan này đều ảnh hưởng đến khả năng thực hiện mục đích của hình phạt. Bên cạnh đó, hệ thống hình phạt phải được xây dựng trong mối tương quan với các điều kiện xã hội, với các biện pháp đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm ở các lĩnh vực khác:
Hai là, hệ thống hình phạt phải đa dạng, phong phú đáp ứng yêu cầu tương xứng với tội phạm, tương xứng ở mức độ tổng thể, tương ứng đối với từng loại tội, tương xứng đối với từng tội phạm cụ thể:
Ba là, hệ thống hình phạt phải có tính linh hoạt đảm bảo các điều kiện cần thiết để các loại hình phạt phát huy tác dụng của mình; Bốn là, hệ thống hình phạt phải có tính khả thi. Thiếu tính khả thi thì bất kỳ một hình phạt nào cũng trở nên vô nghĩa.
Như vậy, khi xây dựng hệ thống hình phạt. yêu cầu nhận thức đúng về vai trò và khả năng tác động của hình phạt là một trong những yêu cầu cơ bản về lý luận. Đặt ra trước hình phạt mục đích chống và phòng ngừa tội phạm không có nghĩa là có thể đồng nhất vai trò của hình phạt trong cả hai lĩnh vực này và khả năng của hình phạt thực hiện các mục đích đó. Khi tăng trực tiếp nhất hình phạt là chống tội phạm, nghĩa là xử lý các hành vi phạm tội trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Chỉ sau khi chống tội phạm và thông qua chống tội phạm hình phạt mới phát huy tác dụng phòng ngừa. Từ đó các nguyên tắc sau đây có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hệ thống