Cầm cố tài sản là gì? Thế chấp tài sản là gì? Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp?
Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định. Theo đó, sau khi chấm dứt cầm cố, chấm dứt thế chấp thì tài sản cầm cố, thế chấp được xử lý sự thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Vậy thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp”
Luật sư
– Cơ sở pháp lý:
1. Cầm cố tài sản là gì?
Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, biện pháp cầm cố tài sản được quy định từ Điều 309 đến Điều 316
Trong giao dịch cầm cố tài sản sẽ gồm có bên cầm cố và bên nhận cầm cố, theo đó, bên cầm cố sẽ là bên phải giao những tài sản để thành tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố tài sản đó và bên cầm cố sẽ là bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp cầm cố mà hai bên đã thỏa thuận. Còn đối với bên nhận cầm cố, bên nhận cầm cố là bên trực tiếp nhận tài sản từ bên cầm cố. Về bản chất bên nhận cầm cố nhận cầm cố tài sản cầm cố đó là để bảo đảm về quyền và lợi ích của mình trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ đối với những phần nghĩa vụ mà các bên đã đặt ra trong quá trình bên cầm cố và bên nhận cầm cố đã thoả thuận. Theo đó, có thể thấy bên nhận cầm cố bao giờ cũng là bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được đảm bảo bằng biện pháp cầm cố đó. Tuy nhiên, việc cầm cố sẽ do các bên tự thỏa thuận về tài sản cầm cố, hiệu lực và thời hạn cầm cố.
– Chủ thể của cầm cố tài sản bao gồm: bên cầm cố và bên nhận cầm cố, những chủ thể của cầm cố tài sản đều có những quyền và nghĩa vụ riêng mà pháp luật đã quy định rất rõ và cụ thể trong Bộ luật dân sự 2015.
2. Thế chấp tài sản là gì?
Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đố với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Thế chấp tài sản được quy định từ Điều 317 đến Điều 327 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, trong quan hệ thế chấp sẽ bao gồm bên thế chấp và bên nhận thế chấp. Bên thế chấp là bên có nghĩa vụ phải dùng tài sản để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình, còn bên nhận thế chấp là bên có quyền trong quan hệ thế chấp tài sản. Tuy nhiên những chủ thể tham gia vào quan hệ thế chấp tài sản phải là những chủ thể có đầy đủ năng lực hành vi dân sự nói chung mà pháp luật đã quy định.
Về đối tượng thế chấp tài sản, pháp luật quy định những tài sản có thể được dùng để thế chấp tương đối là rộng và đa dạng, đó có thể là vật, quyền tài sản giấy tờ có giá, tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, ngoài ra còn có tài sản đang cho thuê, cho mượn. Về nguyên tắc, thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, tuy nhiên có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính và văn bản thế chấp phải được công chứng hoặc chứng thực do các bên tự thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về vấn đề này. Bởi lẽ việc công chứng, chứng thực sẽ bảo đảm an toàn về mặt pháp lý của các giao dịch này. Đối với các trường hợp tài sản là bất động sản thì buộc phải công chứng hoặc chứng thực.
3. Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp.
Tại Điều 307 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp. Theo đó, số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định của pháp luật. Thứ tự ưu tiên thanh toán nghĩa vụ bằng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm chỉ phải đặt ra trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ khác nhau. Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ khác nhau thì một trong các bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản nếu nghĩa vụ mà họ là bên có quyền đến hạn mà không được thực hiện. Các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lí tài sản. Bên nhận bảo đảm đã
Nếu các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thoả thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn. Khi xử lý tài sản trong trường hợp nói trên cần phải xác định thứ tự ưu tiên thanh toán cho các bên cùng nhận bảo đảm theo quy định tại Điều 308 Bộ luật dân sự 2015. Việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán cho các bên sẽ giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên cùng được nhận bảo đảm.
– Tuy nhiên, sau khi thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm. Số tiền này sẽ là khoản chi trả hợp lý, khoản chi trả trên thực tế cho bên bảo đảm. Và ngược lại, trong trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm (trừ những trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm). Theo đó, bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.
Sau khi chấm dứt việc thế chấp thì việc xử lý tải sản thế chấp sẽ được thực hiện thông qua phương thức như : bán đấu giá tài sản, bán tài sản bảo đảm, nhận tài sản bảo đảm, nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ bên thứ ba. Các bên có thể tự thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản khi chấm dứt việc thế chấp, nếu các bên không có sự thỏa thuận trước đó thì thông thường tài sản thế chấp sẽ được xử lý thông qua phương thức là bán đấu giá. Sau khi xử lý tài sản thế chấp thì bên nhận thế chấp sẽ được ưu tiên thanh toán tiền từ số tiền bán tài sản thế chấp sau khi đã trừ chi phí bảo quản và các chi phí liên quan khác.
Cũng tương tự như vậy, sau khi chấm dứt cầm cố, tài sản cầm cố sẽ được xử lý dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Theo đó, bên nhận cầm có quyền được thanh toán các chi phí bảo quản tài sản cầm cố hợp lý khi trả lại cho bên cầm cố. Bởi lẽ khi bên nhận cầm cố cầm cố tài sản đó và trong thời gian đó bên nhận cầm cố để bảo vệ tài sản đó đã phải bỏ ra một số chi phí nhất định để bảo quản tài sản cầm cố trên thực tế, do đó, khi trả lại trả lại tài sản cầm cố thì bên nhận cầm cố hoàn toàn có quyền yêu cầu người cầm cố tài sản thanh toán cho mình khoản tiền đó dựa trên chi phí thực tế mà bên nhận cầm cố tài sản đã bỏ ra. Bên cầm cố có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận cầm cố những chi phí cần thiết trong việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố( trừ những trường hợp bên cầm cố và bên nhận cầm cố có những thỏa thuận khác). Việc chấm dứt cầm cố và trả lại tài sản cầm cố do các bên tự thỏa thuận với nhau về hình thức, phương thức xử lý tài sản cầm cố đó tuy nhiên những sự thỏa thuận đó không được trái với quy định của pháp luật cũng như không được trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục.