Khái niệm cầm cố tài sản? Chấm dứt cầm cố tài sản và trả lại tài sản cầm cố?
Cầm cố tài sản là một trong các niên pháp bảo đảm mà pháp luật về dân sự đã ghi nhận, theo đó việc cầm cố tài sản thường được đặt ra bên cạnh một hợp đồng dân sự nhưng cũng có thể được đặt ra bên cạnh một nghĩa vụ ngoài hợp đồng. Cầm cố tài sản là kết quả của sự thoả thuận từ hai phía và với mục đích bên có nghĩa vụ hoặc người thứ ba phải bằng tài sản của mình để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đó trước bên có quyền. Vậy khi chấm dứt cầm cố tài sản thì có được trả lại tài sản cầm cố đó hay không và pháp luật đã quy định về vấn đề này như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Chấm dứt cầm cố tài sản và trả lại tài sản cầm cố”
Luật sư
– Cơ sở pháp lý:
1. Khái niệm cầm cố tài sản.
– Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Biện pháp cầm cố được quy định từ Điều 309 đến Điều 316 của
Về bản chất bên nhận cầm cố nhận cầm cố tài sản cầm cố đó là để bảo đảm về quyền và lợi ích của mình trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ đối với những phần nghĩa vụ mà các bên đã đặt ra trong quá trình bên cầm cố và bên nhận cầm cố đã thỏa thuận. Theo đó, có thể thấy bên nhận cầm cố bao giờ cũng là bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được đảm bảo bằng biện pháp cầm cố đó. Tuy nhiên, việc cầm cố sẽ do các bên tự thỏa thuận về tài sản cầm cố, hiệu lực và thời hạn cầm cố.
– Về đối tượng của cầm cố tài sản: đối tượng cầm cố tài sản khác với đối tượng của các biện pháp bảo đảm nói chung, đối tượng cầm cố tài sản chỉ có thể là tài sản. Có thể thấy đối tượng cầm cố tài sản có phạm vi hẹp hơn so với đối tượng của các biện pháp bảo đảm. Theo đó, tài sản cầm cố có thể là: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Tuy nhiên không phải tất cả các tài sản cầm cố đều có thể mang ra cầm cố được mà những tài sản dùng để cầm cố phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện:
+ Điều kiện 1: tài sản cầm cố phải thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố. Tài sản là đối tượng của người cầm cố, nếu trong trường hợp tài sản cầm cố đó thuộc sở hữu chung của nhiều người thì khi cầm cố tài sản sẽ phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu đối với tài sản đó, nếu không được sự đồng ý của các đồng chủ sở hữu thì tài sản đó sẽ không được sử dụng để cầm cố, hoặc khi mang đi cầm cố sẽ dẫn đến rất nhiều những tranh chấp, những hậu quả bất lợi cho các bên.
+ Điều kiện 2: tài sản cầm cố phải là tài sản được phép chuyển giao. Bởi lẽ, khi một tài sản không thể chuyển giao hoặc hạn chế trong giao dịch thì khi tài sản đó mang đi cầm cố thì sẽ không thể chuyển giao được cho bên nhận cầm cố, do đó giao dịch cầm cố đó sẽ dẫn đến vô hiệu và đồng thời người nhận cầm cố sẽ không thể xử lý được tài sản đó. Nếu tài sản đó là tài sản được phép chuyển giao thì bên nhận cầm cố mới có thể chuyển giao tài sản đó sang thành tài sản hợp pháp của mình được, và khi đó giao dịch cầm đó mới phát sinh hiệu lực và không bị vô hiệu.
2. Chấm dứt cầm cố tài sản và trả lại tài sản cầm cố.
Tại Điều 315 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc chấm dứ cầm cố tài sản, theo đó pháp luật đã quy định những trường hợp chấm dứt cầm cố tài sản, đó là những trường hợp sau:
+ Trường hợp 1: Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt. Đối với trường hợp này, tức là nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố đã được chấm dứt, bên cầm cố và bên nhận cầm cố đã chấm dứt giao dịch cầm cố theo thỏa thuận. Khi nghĩa vụ thực hiện đã được hoàn thành đồng nghĩa với việc chấm dứt giao dịch cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp 2: Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. Việc cầm cố tài sản có thể được hủy bỏ theo sự thỏa thuận của các bên hoặc có thể được hủy bỏ do các bên không thực hiện được vì những lý do trở ngại khách quan và đã có sự
+ Trường hợp 3: Tài sản cầm cố đã được xử lý. Khi tài sản cầm cố đã được xử lý thì giao dịch cầm cố tài sản sẽ bị chấm dứt, theo đó, tài sản cầm cố có thể được xử lý theo những phương thức như sau: bán tài sản bảo đảm, nhận tài sản bảo đảm, nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ bên thứ ba, bán đấu giá tài sản. Việc xử lý tài sản cầm cố sẽ do bên cầm cố và bên nhận cầm cố tự thỏa thuận với nhau về phương thức xử lý tài sản cầm cố đó.
+ Trường hợp 4: Theo thỏa thuận của các bên. Khi các bên có thỏa thuận với nhau về việc chấm dứt cầm cố tài sản thì khi đó việc cầm cố tài sản sẽ bị chấm dứt kể từ thời điểm các bên có thỏa thuận với nhau. Điều này xuất phát từ ý chí, tự nguyện của các bên trong quá trình cầm cố tài sản của các bên.
Khi chấm dứt cầm cố tài sản thì việc các bên thì tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. ( Điều này được quy định tại Điều 316 Bộ luật dân sự 2015). Việc trả lại tài sản cầm cố được các bên thực hiện dựa trên ý chí, sự tự nguyện, sự thỏa thuận của các bên. Theo đó, bên nhận cầm có quyền được thanh toán các chi phí bảo quản tài sản cầm cố hợp lý khi trả lại cho bên cầm cố. Bởi lẽ khi bên nhận cầm cố cầm cố tài sản đó, và trong thời gian đó bên nhận cầm cố để bảo vệ tài sản đó đã phải bỏ ra một số chi phí nhất định để bảo quản tài sản cầm cố trên thực tế, do đó, khi trả lại trả lại tài sản cầm cố thì bên nhận cầm cố hoàn toàn có quyền yêu cầu người cầm cố tài sản thanh toán cho mình khoản tiền đó dựa trên chi phí thực tế mà bên nhận cầm cố tài sản đã bỏ ra. Bên cầm cố có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận cầm cố những chi phí cần thiết trong việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố( trừ những trường hợp bên cầm cố và bên nhận cầm cố có những thỏa thuận khác). Việc chấm dứt cầm cố và trả lại tài sản cầm cố do các bên tự thỏa thuận với nhau về hình thức, phương thức xử lý tài sản cầm cố đó tuy nhiên những sự thỏa thuận đó không được trái với quy định của pháp luật cũng như không được trái với đạo đức, những thuần phong mỹ tục của Việt Nam.