Bên cạnh cá nhân là chủ thể trong các quan hệ dân sự thì pháp luật hiện hành quy định chủ thể khác tham gia vào các quan hệ dân sự đó chính là pháp nhân. Nếu như cá nhân có địa chỉ thường trú, tạm trú thì tương ứng với đó là trụ sở của pháp nhân.
Mục lục bài viết
1. Pháp nhân là gì?
Pháp luật của hầu hết các quốc gia đều ghi nhận pháp nhân là một thực thể pháp luật, tham gia vào phần lớn các lĩnh vực của quan hệ dân sự. Tuy nhiên, một tổ chức được coi có tư cách pháp nhân phải đáp ứng các điều kiện luật định. Pháp luật dân sự đưa ra khái niệm pháp nhân khi tổ chức được hội tụ của các điều kiện. Cụ thể như:
Thứ nhất, pháp nhân phải được thành lập hợp pháp. Cụ thể, một tổ chức được coi là hợp pháp nếu có mục đích và nhiệm vụ hợp pháp, được thành lập theo một trình tự luật định. Pháp luật quy định về trình tự thành lập của pháp nhân nhằm kiểm soát tính hợp pháp của pháp nhân, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và toàn xã hội.
Thứ hai, pháp nhân tồn tại độc lập không phụ thuộc vào sự thay đổi các thành viên pháp nhân đó. Nên pháp nhân được coi là ” cá thể riêng biệt “, có ý chí riêng, ” đời sống riêng ” mà không phụ thuộc vào các thành viên của mình ;
Thứ ba, pháp nhân có tài sản độc lập và chịu trách nhiệm độc lập về tài sản, có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Tài sản của pháp nhân là tài sản thuộc sở hữu của pháp nhân, hoặc nhà nước giao cho quản lý, khai thác. Tài sản được hiểu là vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ, quyền tài sản thuộc pháp nhân. Pháp nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt phù hợp với mục đích hoạt động của mình. Tài sản của pháp nhân có được từ nhiều nguồn khác nhau: đóng góp thành viên, lợi nhuận, nhà nước giao… Pháp nhân quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản trong khuôn khổ điều lệ hay quyết định thành lập quy định. Pháp nhân tham gia quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân như một chủ thể độc lập, chịu trách nhiệm về ” hành vi pháp nhân ” thông qua người đại diện. Tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của pháp nhân nhằm phân biệt với trách nhiệm của thành viên pháp nhân. Trách nhiệm pháp nhân thuộc dạng trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản của mình.
Thứ tư, pháp nhân có quyền khởi kiện nguyên đơn và bị đơn trước
Ở mỗi hệ thống pháp luật khác nhau, việc sắp xếp các điều kiện của pháp nhân là khác nhau. Tuy nhiên, pháp nhân ở bất cứ hệ thống pháp luật nào cũng phải thỏa mãn các điều kiện chung nhất là: thành lập hợp pháp, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Các điều kiện đó là một thể thống nhất, không thể tách rời của pháp nhân.
Đối với Việt Nam, pháp nhân được hình thành muộn. Trong xã hội phong kiến, các phường, hội trong hoạt động thương mại cũng hình thành rất sớm. Tuy nhiên, nền kinh tế thuần nông, tính chất làng, xã trong quan hệ dân sự được đề cao. Do vậy, khái niệm pháp nhân trong pháp luật phong kiến không được đề cập. Khái niệm về pháp nhân được quy định dần hoàn thiện qua từng bộ luật dân sự. Và tại
“1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.”
Như vậy, pháp nhân là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Pháp nhân ra đời góp phần quan trọng trong thay đổi thế giới ở tất cả các lĩnh vực, tạo sự liên kết bền chặt giữa các thể nhân, mang lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội…
2. Phân loại pháp nhân:
Tại pháp luật Việt Nam không thể hiện rõ việc phân loại pháp nhân như thế nào và theo tiêu chí nào. Tuy nhiên, thông thường pháp nhân được chia thành các dạng sau:
– Các pháp nhân là cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước và cách hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý và điều hành xã hội vì lợi ích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh. Các pháp nhân này hoạt động nhờ kinh phí của ngân sách nhà nước cấp, và tự chịu trách nhiệm trong việc thu chi và hoạt động của cơ quan mình.
Các cơ quan nhà nước được phân loại cơ quan nhà nước trung ương và cơ quan nhà nước của các địa phương. Các đơn vị hành chính thành lập theo lãnh thổ không phải là pháp nhân, mà chính các cơ quan nhà nước được thành lập trong khuôn khổ tổ chức bộ máy chính quyền địa phương là các pháp nhân.
– Các pháp nhân là tổ chức chính trị, tổ chức xã hội: Mục đích thành lập các tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp để phục vụ lợi ích chung của xã hội, có điều lệ hoạt động và tự mình tham gia các quan hệ dân sự.
– Các pháp nhân là tổ chức kinh tế: Là các tổ chức hoạt động vì mục đích kinh doanh, kiếm lời, tồn tại dưới tên gọi khác nhau và tài sản được hình thành theo nhiều hình thức khác nhau.
– Pháp nhân là tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp: Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, có điều lệ và có hội viên là các cá nhân, tổ chức tự nguyện đóng góp tài sản và hội phí nhằm mục đích phục vụ nhu cầu chung của hội viên và mục đích của hội là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự.
– Pháp nhân là quỹ xã hội, quỹ từ thiện: đây là các pháp nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, có điều lệ hoạt động vì mục đích khuyến khích phát triển văn hóa, khoa học, từ thiện và các mục đích xã hội nhân đạo khác không nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Trong Bộ luật dân sự hiện hành phân chia pháp nhân thành pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác (Khoản 2 Điều 75 Bộ luật dân sự năm 2015) và Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác. (Khoản 2 Điều 76 Bộ luật dân sự năm 2015)
Pháp nhân thường nằm dưới các tên gọi như công ty, trung tâm… Nhưng tính chất quan trọng nhất của nó là tách ra khỏi những người bỏ tiền để lập nên nó, tức là các cổ đông. Giữa các pháp nhân lại có những thuộc tính riêng về chức năng, mục đích, hoạt động, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ giữa các thành viên và pháp nhân, chế độ tài sản trong quá trình hoạt động và khi chấm dứt hoạt động.
3. Trụ sở pháp nhân là gì?
Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về trụ sở của pháp nhân như sau:
“Điều 79. Trụ sở của pháp nhân
1. Trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân. Trường hợp thay đổi trụ sở thì pháp nhân phải công bố công khai.
2. Địa chỉ liên lạc của pháp nhân là địa chỉ trụ sở của pháp nhân. Pháp nhân có thể chọn nơi khác làm địa chỉ liên lạc.”
Như vậy, trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân. Địa chỉ liên lạc của pháp nhân là địa chỉ trụ sở của pháp nhân. Pháp nhân có thể chọn nơi khác làm địa chỉ liên lạc. Trụ sở của pháp nhân là địa điểm liên lạc, giao dịch của pháp nhân, phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định. Xác định trụ sở của pháp nhân thông qua thông tin về số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử.
Có thể hiểu đơn giản trụ sở pháp nhân chính là trụ sở của cơ quan nhà nước là pháp nhân; trụ sở của doanh nghiệp được ghi trong Giấy phép đăng ký thành lập doanh nghiệp ,… Ví dụ như trụ sở của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Agribank được xác định chính là trụ sở chính của ngân hàng đặt tại Tòa nhà Agribank, số 2 đường Láng Hạ, Thành phố Hà Nội
Trụ sở chính của pháp nhân trên lãnh thổ Việt Nam là căn cứ xác lập thẩm quyền tài sản của Tòa án. Theo quy định của Điều 39