Sở hữu chung là gì? Chia tài sản thuộc sở hữu chung khi nào? Chủ thể có quyền yêu cầu chia tài sản chung? Cách chia tài sản chung? Quy định về chấm dứt sở hữu chung?
Các quy định về sở hữu có những vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của pháp luật dân sự. Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, thì đối tượng sở hữu ngày càng là một vấn đề được quan tâm. Đối tượng sở hữu ngày càng chiếm vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế của toàn xã hội. Chính điều này đã tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển và đem đến những giá trị to lớn. Vậy, tài sản chung được quy định như thế nào và có nội dung cụ thể ra sao? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu khi nào thì chia tài sản thuộc sở hữu chung và chấm dứt sở hữu chung trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Sở hữu chung là gì?
Theo Điều 214
“Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung”.
Sở hữu chung là tài sản thuộc quyền của tất cả các chủ sở hữu đối với tài sản đó. Các đồng sở hữu đối với tài sản chung đều có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản chung theo nguyên tắc thỏa thuận, bình đẳng trừ các trường hợp do pháp luật quy định cụ thể.
Các chủ sở hữu khi thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản chung cần phải có sự độc lập nhất định. Trong trường hợp các đồng sở hữu chỉ muốn chuyển giao tài sản của mình cho chủ sở hữu khác thì các đồng sở hữu sẽ có quyền ưu tiên mua đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật dân sự. Bên muốn chuyển nhượng tài sản cần phải
2. Chia tài sản thuộc sở hữu chung khi nào?
Pháp luật quy định, chia tài sản chung chỉ được áp dụng đối với hình thức sở hữu chung có thể phân chia, cụ thể đó là:
– Chia tài sản chung đối với tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
– Chia tài sản chung đối với tài sản thuộc sở hữu chung theo phần của hộ gia đình, tổ hợp tác.
– Các hình thức sở hữu chung khác ngoại trừ sở hữu chung đối với phần diện tích, trang thiết bị chung trong nhà chung cư, sở hữu chung cộng đồng.
Hiện nay, pháp luật cho phép mỗi đồng sở hữu chung đều có sẽ quyền yêu cầu phân chia tài sản và quyền yêu cầu phân chia tài sản này chỉ bị hạn chế trong trường hợp khi mà đã có sự thỏa thuận trước đó của các chủ sở hữu chung về thời hạn được phân chia. Cần lưu ý rằng thời hạn duy trì tài sản chung có thể xác định bằng một khoảng thời gian hoặc bằng một sự kiện cụ thể xảy ra trong thực tiễn đúng với quy định của pháp luật.
Trong trường hợp khi các đồng sở hữu có thỏa thuân chỉ các đồng sở hữu sẽ được chia tài sản chung sau một khoảng thời gian nhất định và sau khoảng thời gian này các đồng sở hữu mới có quyền yêu cầu chia tài sản chung
Như vậy, ta nhận thấy, pháp luật quy định chỉ khi có quyền yêu cầu chia tài sản chung của một trong những người là đồng chủ sở hữu của tài sản thì vấn đề chia tài sản chung mới được đặt ra. Ngoài ra việc chia tài sản chung có thể được diễn ra dựa theo yêu cầu, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Chủ thể có quyền yêu cầu chia tài sản chung:
Theo Điều 219 Bộ luật dân sự 2015 có quy định nội dung sau đây:
“Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung.”
Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật thì mỗi đồng sở hữu chung đều có quyền yêu cầu phân chia tài sản và quyền này chỉ bị hạn chế trong trường hợp đã có sự thỏa thuận trước đó của các chủ sở hữu chung về thời hạn được phân chia.
Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 219 Bộ luật dân sự 2015 cũng đã đưa ra các quy định sau đây:
“Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Như vậy, trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung có nghĩa vụ phải trả tiền cho một chủ thể khác dựa theo quyết định của bản án mà Tòa án ban hành nhưng đối tượng này lại không trả hoặc không đủ tài sản riêng để trả thì khi có yêu cầu của người được thi hành án, Cơ quan thi hành án sẽ tiến hành thi hành án, tiến hành biện pháp kê biên tài sản đối với tài sản của chủ thể đó. Đối với trường hợp nếu người này không có tài sản riêng thì cơ quan thi hành án sẽ tiến hành kê biên tài sản chung. Trường hợp chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để thi hành án thì Chấp hành viên có trách nhiệm sẽ phải thông báo cho người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản đó để họ biết và tự thỏa thuận phân chia tài sản chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự quy định cụ thể.
4. Cách chia tài sản chung:
Theo quy định của Điều 219
Ta nhận thấy, trước hết tài sản chung được chia bằng hiện vật. Nếu tài sản chung không thể thực hiện chia cắt theo hiện vật thì các chủ thể là người có quyền chia tài sản chung sẽ yêu cầu chia quyền bán phần quyền sở hữu của mình trong khối tài sản chung đó.
Theo Khoản 3 Điều 218 Bộ luật dân sự 2015 cũng đã đưa ra quy định về bán phần quyền sở hữu chung với nội dung như sau:
Đối với trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bản phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản và trong thời hạn một tháng đối với tài sản chung đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày khi mà các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bản mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Cần lưu ý rằng việc thông báo đến các chủ sở hữu cần phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung.
Còn đối với trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung được pháp luật quy định sẽ có quyền yêu cầu cơ quan Tòa án có thẩm quyền chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua và bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật hiện hành.
5. Quy định về chấm dứt sở hữu chung:
Theo Điều 220 Bộ luật dân sự 2015 về chấm dứt sở hữu chung thì sở hữu chung chấm dứt trong trường hợp sau đây:
– Sở hữu chung chấm dứt trong trường hợp tài sản chung đã được chia.
– Sở hữu chung chấm dứt khi một trong số các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung.
– Sở hữu chung chấm dứt trong trường hợp tài sản chung không còn.
– Sở hữu chung chấm dứt trong trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hiện nay, có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến chấm dứt hình thức sở hữu chung đó là:
– Nguyên nhân đầu tiên là do chủ thể của tài sản chung có sự thay đổi:
Tại khoản 1 Điều 207 Bộ luật dân sự 2015 đã đưa ra khái niệm về sở hữu chung thì sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản. Hiện nay, dựa trên các quy định của pháp luật dân sự thì đã có sự thay đổi từ nhiều chủ thể sang một chủ thể có quyền sở hữu chung. Một trong các chủ sở hữu chung sẽ được hưởng toàn bộ tài sản chung khi các đồng sở hữu chung từ bỏ phần quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung là động sản hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ thể còn lại.
Đối với trường hợp này thì hình thức sở hữu chung của các đồng sở hữu sẽ chấm dứt và chuyển sang hình thức sở hữu riêng khi chủ sở hữu chung còn lại chỉ có một người theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
– Nguyên nhân thứ hai là do đối tượng của hình thức sở hữu chung không còn:
Tài sản chung được chia theo quy định tại Điều 219 của Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể: các chủ thể yêu cầu chia có thể là chính các chủ sở hữu chung hoặc bên có quyền yêu cầu thanh toán của một trong các chủ sở hữu chung.
Hiện nay, khi tài sản chung bị chia theo hiện vật hoặc được chia dựa trên trị giá bằng tiền thì mối quan hệ chung giữa các chủ thể ban đầu sẽ bị mất đi, hình thức sở hữu chung chấm dứt. Tài sản chung không còn thường do những nguyên nhân khách quan khiến cho tài sản chung bị tiêu hủy, không còn tồn tại hoặc do chính các chủ thể chung thực hiện các hành vi như là tiêu dùng hết, đập phá, đốt tài sản chung đi. Đối với trường hợp này thì người gây ra những hành vi gây thiệt hại sẽ cần phải có trách nhiệm bồi thường cho các đồng sở hữu khác.
– Trên thực tế, hình thức sở hữu chung còn chấm dứt trong các trường hợp khác do luật quy định như tài sản chung bị trưng thu, trưng thu, tịch thu sung quỹ của Nhà nước và một số trường hợp cụ thể khác ra pháp luật quy định.