Quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản? Quy định về biện pháp bảo vệ quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản?
Các quy định về quyền đối với tài sản có những vai trò quan trọng trong thực tiễn nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức đối với tài sản. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được xác lập và thực hiện trong các trường hợp do
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản:
Theo Điều 161 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản có nội dung cụ thể như sau:
– Quy định thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và các luật khác có liên quan.
+ Đối với trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên.
+ Còn đối với trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao.
– Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của bên có quyền chiếm hữu tài sản đó.
– Đối với trường hợp tài sản chưa được chuyển giao mà đã phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa các bên theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, ta nhận thấy, Điều luật quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản đã nêu cụ thể ba thời điểm xác lập quyền sở hũu theo các thứ tự xác định với nội dung cụ thể như sau:
– Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được xác lập theo quy định luật đối với các trường cụ thể.
– Nếu không có quy định cụ thể của luật về thời điểm xác lập quyền thì thời điểm này do các chủ thể tự thỏa thuận với nhau.
– Nếu các chủ thể không thỏa thuận được với nhau thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm chuyển giao tài sản đó.
Ta nhận thấy, dựa trên quy định được nêu trên thì thời điểm chuyển giao là thời điểm mà các chủ thể có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của các chủ thể đó chiếm hữu tài sản.
Đối với tài sản cần phải đăng ký quyền sở hữu thì có hai thời điểm thường được lựa chọn để xác định thời điểm các lập quyền sở hữu là:
– Thời điểm chuyển giao về mặt pháp lý (cụ thể là thời điểm sang tên chủ sở hữu tài sản) được quy định cụ thể tại Khoản 3 điều 188
– Hoặc thời điểm chuyển giao về mặt thực tế (cụ thể là thời điểm các cá nhân, tổ chức trực tiếp nắm giữ tài sản) ví dụ tại Điều 12
Như vậy, ta nhận thấy đối với các trường hợp còn lại thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm chuyển giao thực tế đối với tài sản đó nếu các bên không có thoả thuận khác.
Trong trường hợp pháp không có quy định, tài sản chưa đăng ký sang tên nhưng đã chuyển giao tài sản thì bên có quyền vẫn sở hữu đối với tài sản và các loại tài sản đã đăng ký sang tên nhưng chưa chuyển giao thực tế tài sản thì coi như bên mua cũng chưa có quyền sở hữu ngay cả khi đã thanh toán xong tiền, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Đây là hạn chế của quy định này và cần được hoàn thiện, bổ sung.
Theo quy định của khoản 1 Điều 162 Bộ luật dân sự: “Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác” thì ta có thể suy ra: Nếu tài sản mua bán mà lại chưa chuyển giao trên thực tế nhưng đã hoàn tất thủ tục sang tên thì coi như đã chuyển giao quyền sở hữu và hệ quả này sẽ không bảo đảm tính thống nhất với quy định của Điều 161 Bộ luật dân sự năm 2015. Bởi vì nếu bên bán sau khi sang tên đối với tài sản vẫn còn giữ tài sản chưa chuyển giao cho bên mua thì vẫn sẽ phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản trừ khi các bên đã có thỏa thuận khác.
Đối với thời điểm xác lập quyền sở hữu thông qua thừa kế thì Bộ luật dân sự năm 2015 vẫn chưa đưa ra quy định cụ thể. Tuy nhiên, tại Điều 641 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nội dung sau đây: ”Kể từ thời điểm mở thừa kế, nhưng người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại’‘. Ta nhận thấy, khi quay về nguyên tắc được nếu tại của Điều 161 Bộ luật dân sự năm 2015 thì chỉ khi nào người thừa kế được chuyển giao, được chiếm hữu di sản thừa kế thì mới được lập quyền sở hữu của bất cứ ai, bởi vì các chủ thể là người quản lý di sản thừa kế chỉ có quyền quản lý chứ không có quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 161 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hoa lơi, lợi tức được xác lập cho ai khi tài sản chưa được chuyển giao, đó là xác lập cho bên có tài sản chuyển giao. Ở khoản 1 Điều 161 Bộ luật Dân sự năm 2015, nhà làm luật đưa ra ba thời điểm xác lập quyền sở hữu: do luật quy định, do thỏa thuận do chuyển giao và về nguyên tắc chung thì hoa lợi, lợi tức thuộc về chủ sở hữu của tài sản nhưng đến khoản 2 Điều 161 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì nhà làm luật lại chủ động chọn hai thời điểm sau: Đó là thời điểm thực hiện chuyển giao và theo thỏa thuận để xác định quyền sở hữu đối vơi hoa lợi, lợi tức.
2. Quy định về biện pháp bảo vệ quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản:
Theo quy định của pháp luật dân sự, các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản bao gồm các biện pháp cơ bản sau đây:
Thứ nhất: biện pháp tự bảo vệ:
Theo Khoản 1 điều 164 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền tự bảo vệ của chủ sở hữu. Chủ thể là chủ sở hữu đối với tài sản sẽ có quyền khác với tài sản, quyền đối với tài sản của chủ sở hữu còn gắn liền với ngăn cản bất kì người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của chủ thể đó. Chủ sở hữu còn có quyền truy tìm, đòi lại tài sản của mình bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật.
Quy định về biện pháp tự bảo vệ có ưu điểm đó là nhanh chóng, tránh vụ việc nghiêm trọng hơn, giảm thiểu tranh chấp tại cơ quan Tòa án có thẩm quyền. Nhưng, trong thực tiễn áp dụng khi không có tính quyền lực nhà nước, có thể nảy sinh ra sự thiệt hại do các bên có thể dùng sức mạnh của mình để áp đặt, ép buộc bên kia theo yêu cầu của mình.
Thứ hai: Sử dụng quyền lực nhà nước:
Bên cạnh biện pháp tự bảo vệ còn có biện pháp khác được pháp luật công nhận để các chủ thể bảo vệ quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản:
– Kiện đòi lại tài sản (kiện vật quyền) được quy định tại Điều 166, 167, 168 Bộ luật dân sự năm 2015.
+ Đây là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu tòa án buộc người có hành vi chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản cho mình.
+ Những yêu cầu chung trong việc đòi lại tài sản bao gồm các điều kiện sau:
Đối với nguyên đơn: phải là chủ sở hữu của tài sản và chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản đó. Nếu là người có quyền khác đối với tài sản thì phải có căn cứ xác lập quyền.
Về tài sản: tài sản phải đã rời khỏi chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản ngoài ý chí của những người này (đánh rơi, bỏ quên..,) thì có quyền đòi lại.
Với bị đơn: pháp luật quy định bị đơn cần phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu, cho người chiếm hữu hợp pháp. Nếu trong trường hợp khi bị đơn là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình mà tài sản là động sản không cần đăng kí cũng như thông qua giao dịch không đền bù và theo ý chí của người chiếm hữu có pháp luật thì chủ sở hữu không được đòi lại ở người đang thực tế chiếm hữu.
– Kiện yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái phép luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được quy định cụ thể tại Điều 169 Bộ luật dân sự năm 2015.
Phương thức này được ban hành nhằm mục đích để đảm bảo để chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp được sử dụng và khai thác công dụng của tài sản một cách bình thường.
– Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại (kiện trái quyền) được quy định cụ thể tại Điều 170 Bộ luật dân sự năm 2015.
Áp dụng trong các trương hợp sau đây:
+ Các chủ thể là người chiếm hữu hợp pháp bán tài sản cho người thứ ba ngay tình thì chủ sở hữu yêu cầu chủ sở hữu yêu cầu người chiếm hữu hợp háp phải bồi thường giá trị tài sản.
+ Các chủ thể là người chiếm hữu hợp pháp hoặc bất hợp pháp đã bán cho người khác hoặc là tài sản đã bị tiêu hủy… thì phải bồi thường hết giá trị của tài sản.
Biện pháp này có ưu điểm đó là có tính quyền lực nhà nước nên sẽ được đảm bảo hơn so với những biện pháp khác tuy nhiên lại mất thời gian với tiền và khó có thể bình thường lại các mối quan hệ sau này.