Mỗi cá nhân đều có quyền được bảo vệ tính mạng, nhân phẩm và sức khỏe. Trường hợp cá nhân bị người khác hành hạ đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự thì cá nhân này có quyền khởi kiện và chủ thể thực hiện những hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Tội hành hạ người khác là gì?
Theo Khoản 1 Điều 20
“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”
Theo đó thì mọi người đều được pháp luật bảo vệ về thân thể, về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Mọi hành vi tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm đối với người khác đều sai trái và vi phạm pháp luật, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 38 Hiến pháp 2013 thì quyền này còn được thể hiện ở việc mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bình đăng theo quy định của pháp luật nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng.
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự phải bị xử lý hình sự.
Tội hành hạ người khác là hành vi dùng vũ lực hoặc dùng lời nói nhằm đối xử tàn ác hoặc làm nhục đối với người lệ thuộc mình do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
2. Cấu thành tội phạm của tội hành hạ người khác:
Điều 140
“Điều 140. Tội hành hạ người khác
1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên.”
Cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng khách quan và chủ quan được quy định trong Luật Hình sự thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể là tội phạm, tức là căn cứ vào các dấu hiệu đó một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Cấu thành tội hành hạ người khác bao gồm các dấu hiệu sau:
Mặt khách quan của tội hành hạ người khác:
Hành vi khách quan phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi nguy hiểm này được thể hiện bằng việc thực hiện hay không thực hiện hành động thuộc các trường hợp cấm của luật. Người thực hiện hành vi biết hoặc có nghĩa vụ phải biết việc mình làm hay không thực hiện hành động mà từ đó gây nên nguy hiểm cho xã hội thì sẽ có hành vi khách quan để cấu thành tội phạm.
Hành vi khách quan của tội hành hạ người khác được thể hiện qua việc người phạm tội có hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình.
Hành hạ người khác được hiểu là người phạm tội dùng sức mạnh lời nói cũng như hành động tác động vào người lệ thuộc mình. Hành vi hành hạ người khác cũng có thể có sự hỗ trợ của các công cụ phương tiện nguy hiểm, các công cụ có khả năng gây nguy hiểm cho người khác.
Đối xử tàn ác đối với người lệ thuộc được hiểu là hành vi gây ra sự đau đớn về thể xác hoặc tinh thần đối với nạn nhân, các hành vi này có thể được thể hiện dưới các hình thức như đánh đập, bỏ đói, có hoặc không kèm theo việc chửi mắng thậm tệ khiến sức khỏe, tinh thần của nạn nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hành vi đối xử tàn án theo quy định của tội hành hạ người khác phải là hành vi đối xử tàn ác phải chưa đạt đến mức độ nghiêm trọng để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe.
Người lệ thuộc trong trường hợp này được hiểu là những người có quan hệ lệ thuộc đối với người phạm tội về quan hệ xã hội, công tác hoặc về tôn giáo. Co thể hiểu mối quan hệ lệ thuộc xã hội bao gồm các mối quan hệ như giữa thầy giáo với học sinh; giữa thầy thuốc với người bệnh, giữa cán bộ quản giáo đối với phạm nhân; giữa chủ với người làm thuê…hoặc các mối quan hệ lệ thuộc công tác như mối quan hệ lệ thuộc giữa nhân viên với thủ trưởng, giữa cấp trên với cấp dưới trong các cơ quan, tổ chức hoặc mối quan hệ lệ thuộc về tôn giáo như những mối quan hệ giữa những người có chức sắc trong các tổ chức tôn giáo đối với các tín đồ của tôn giáo đó. Cần lưu ý mối quan hệ lệ thuộc này không bao gồm mối quan hệ giữa người thực hiện hành vi phạm tội đối với ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình.
Mặt chủ quan của tội chiếm hành hạ người khác:
Về dấu hiệu lỗi của tội hành hạ người khác: Lỗi là thái độ tâm lý của người thực hiện hành vi đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó của mình gây ra, đây là dấu hiệu bắt buộc phải có ở mọi tội phạm. Người thực hiện hành vi hành hạ người khác có lỗi cố ý trực tiếp khi nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó mà vẫn mong muốn nó xảy ra.
Người thực hiện hành vi hành hạ người khác có lỗi cố ý trực tiếp, tức là nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi vi phạm quy định về quyền nhân thân, thấy trước được hậu quả của hành vi gây thiệt hại cho người khác.
Chủ thể của tội hành hạ người khác:
Chủ thể của tội hành hạ người khác là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, có năng lực trách nhiệm hình sự được hiểu là trong lúc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì người đó bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Khách thể của tội hành hạ người khác:
Hành vi hành hạ người khác xâm phạm đến quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của các cá nhân.
3. Hình phạt đối với tội hành hạ người khác:
– Đối với trường hợp cấu thành cơ bản:
Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình theo quy định của Bộ luật hình sự 2015, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Đối với trường hợp cấu thành tăng nặng:
Thực hiện hành vi hành hạ đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
Hành vi hành hạn người khác gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;
Thực hiện hành vi hành hạ đối với 02 người trở lên.
Người phạm tội nếu thuộc một trong các trường hợp cấu thành tăng nặng nêu trên thì sẽ bị phạt tù từ 01 đến 05 năm.
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật hình sự 2015.