Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật? Đối tượng tác động của văn bản quy phạm pháp luật?
Trong hệ thống văn bản pháp luật, thì văn bản quy phạm pháp luật đóng vai trò là nền tảng, điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội. Mỗi văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực về thời gian và không gian và có đối tượng tác động nhất định. Vậy hiệu lực về không gian và đối tượng tác động của văn bản quy phạm pháp luật được xác định như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin về vấn đề này.
Luật sư
1. Văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Thứ nhất, về mặt nội dung, trước hết, cần hiểu thế nào là quy phạm pháp luật để hiểu rõ thế nào là văn bản có chứa quy phạm pháp luật.
Theo đó, có thể nói, quy phạm pháp luật có các đặc trưng:
Một là, có tính áp dụng chung, lặp đi lặp lại nhiều lần. quy phạm pháp luật đặt ra những quy tắc được áp dụng chung với nhiều đối tượng, không đặt ra cho người này, người kia một cách xác định mà nhắm tới phạm vi đối tượng rộng hơn (mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng). Các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần đối với những đối tượng được các quy phạm pháp luật đó điều chỉnh (một quy phạm pháp luật có thể được áp dụng lặp lại nhiều lần đối với các đối tượng, nếu đối tượng có nhiều lần tham gia vào quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật để điều chỉnh).
Hai là, có tính bắt buộc chung và được Nhà nước đảm bảo thực hiện.
Với ý nghĩa là đặt ra các quy tắc xử sự chung, áp dụng với nhiều đối tượng, do Nhà nước ban hành, nhằm mục đích quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, Nhà nước buộc các đối tượng phải thực hiện các quy định, đồng thời, luôn đảm bảo cho các quy phạm pháp luật được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau như tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định pháp luật, các biện pháp xử lý hành chính, kinh tế hoặc các biện pháp cưỡng chế bắt buộc thi hành trong những trường hợp cần thiết.
Thứ hai, về mặt hình thức, văn bản đó phải được ban hành bởi các chủ thể có thẩm quyền, theo đúng trình tự, thủ tục quy định.
Về thẩm quyền,
Về hình thức, trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Với vai trò quan trọng của văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước, việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi phải tuân thủ đúng hình thức, quy trình ban hành. Thứ nhất, cần phải hiểu rõ khái niệm “hình thức “ở đây không phải là hình thức văn bản Luật, Nghị định, Nghị quyết, Thông tư… ) được xác định khi xem xét thẩm quyền ban hành, trong trường hợp này, cần xác định hình thức là cách thức, thể thức trình bày văn bản được hướng dẫn cụ thể trong
2. Hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật
Hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật được quy định chi tiết tại Điều 155
Theo nguyên tắc chung, văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan địa phương cấp nào ban hành sẽ có hiệu lực trên phạm vi địa phương đó. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân có hiệu lực trong phạm vi nhất định của địa phương thì phải được xác định ngay trong văn bản đó. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân có hiệu lực áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tham gia các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật đó điều chỉnh.
Đối với trường hợp địa giới hành chính được điều chỉnh thì hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân theo không gian được quy định như sau:
“a) Trường hợp một đơn vị hành chính được chia thành nhiều đơn vị hành chính mới cùng cấp thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính được chia vẫn có hiệu lực đối với đơn vị hành chính mới cho đến khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính mới ban hành văn bản quy phạm pháp luật thay thế;
b) Trường hợp nhiều đơn vị hành chính được nhập thành một đơn vị hành chính mới cùng cấp thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính được nhập vẫn có hiệu lực đối với đơn vị hành chính đó cho đến khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính mới ban hành văn bản quy phạm pháp luật thay thế;
c) Trường hợp một phần địa phận và dân cư của đơn vị hành chính được điều chỉnh về một đơn vị hành chính khác thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính được mở rộng có hiệu lực đối với phần địa phận và bộ phận dân cư được điều chỉnh.” (Khoản 2 Điều 155 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015)
Quy định này đã xác định rõ hiệu lực về không gian của các văn bản quy phạm do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành trong các trường hợp sáp nhập, chia tách, điều chỉnh đơn vị hành chính. Việc quy định rõ ràng này giúp cho việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật này không gặp chồng chéo, vướng mắc gây lúng túng trong áp dụng pháp luật ở các đơn vị cấp dưới, từ đó nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật cũng như tránh được việc áp dụng sai pháp luật.
3. Đối tượng tác động của văn bản quy phạm pháp luật
Tại Khoản 2 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định:
“2. Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc áp dụng văn bản đó sau khi được ban hành.”
Theo như quy định này thì đối tượng tác động của văn bản quy phạm pháp luật đó chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân được xác định có quyền, nghĩa vụ nhất định theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật có thể áp dụng đối với mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan hoặc tới một nhóm cá nhân, tổ chức, cơ quan nhất định. Để xác định đối tượng tác động của văn bản quy phạm pháp luật, thì căn cứ vào điều khoản quy định về “Đối tượng tác động” được quy định trong văn bản đó, điều khoản này có thể được quy định tại một điều riêng biệt hoặc được quy định cùng với điều khoản về phạm vi áp dụng của văn bản.
Ví dụ như đối tượng tác động của Bộ luật Hình sự, Bộ luật dân sự thì đó chính là mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi điều chỉnh của bộ luật. Còn trong
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thương nhân hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 1 của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại.”
Theo quy định này thì đối tượng tác động của văn bản quy phạm pháp luật đó chính là các thương nhân, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động thương mại. Các quy phạm pháp luật được quy định trong
Bên cạnh đó, có thể căn cứ vào chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật để xác định đối tượng tác động của văn bản quy phạm pháp luật. Như các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành thì đối tượng tác động chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản, đó có thể là đối tượng trong phạm vi toàn tỉnh, thành phố hoặc đối tượng trong đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh đó.