Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì Điều tra viên được phân thành các ngạch khác nhau tương ứng với các cấp xét xử của Tòa án và Viện Kiểm sát. Do đó, Trong các ngạch điều tra có quy định về Điều tra viên sơ cấp sẽ được tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Điều tra viên sơ cấp là gì?
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì Điều tra viên được hiểu đơn giản chính là những người thực hiện nhiệm vụ chính đó là điều tra hình sự đối với các vụ án hình sự theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Bên cạnh đó, thì Điều tra viên được xác định là chủ thể tham gia tiến hành tố tụng thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của cấp trên thuộc cơ quan điều tra như thủ trưởng, phó thủ trưởng. Việc tiến hành điều tra của Điều tra viên nhằm mục đích chính là thu thập chứng cứ, chứng minh tội phạm có thật sự phạm tội hay không và làm sáng tỏ các tình tiết vụ án một cách nhanh chóng, toàn diện, tránh oan sai, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm.
Pháp luật hiện hành không có quy định rõ ràng về khái niệm Điều tra viên Sơ cấp là gì? Nhưng từ khái niệm và quy định về điều tra viên ở trên thì có thể hiểu về điều tra viên sơ cấp cũng được biết đến là những người thực hiện nhiệm vụ Điều tra hình sự . Nhưng ngạch Điều tra viên Sơ cấp thì sẽ tương ứng với các cấp của kiểm sát viên và
2. Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm Điều tra viên sơ cấp:
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì hình thức thi tuyển Điều tra viên thì đòi hỏi Điều tra viên phải nắm vững kiến thức rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau từ lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ đến kiến thức xã hội, đồng thời phải có kỹ năng giao tiếp, nói năng lưu loát. Do đó, trong thời gian tới khi tổ chức thi tuyển nên áp dụng hình thức thi viết kết hợp với vấn đáp, nhằm đánh giá được toàn diện, chính xác hơn kiến thức, khả năng tư duy, nắm bắt vấn đề cũng như khả năng nói, giao tiếp của người dự thi, đảm bảo cán bộ được bổ nhiệm Điều tra viên có đầy đủ năng lực, kiến thức để thực hiện nhiệm vụ.
Theo quy định tại Điều 46 và Điều 47 Luật Tổ chức cơ quan điều tra 2015 thì sĩ quan Công an nhân dân tại ngũ, sĩ quan Quân đội nhân dân tại ngũ, cán bộ Viện kiểm sát nhân dân có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì được xem xét bổ nhiệm làm Điều tra viên sơ cấp:
Về tiêu chuẩn chung:
– Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
– Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên.
– Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Luật này.
– Đã được đào tạo về nghiệp vụ Điều tra.
– Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tiêu chuẩn chung cho điều tra viên vẫn còn mang tính lý thuyết cao, vẫn còn quy định chung chung chưa cụ thể rõ ràng. Quy định này vừa để thích hợp với đặc thù của mỗi cơ quan điều tra khác nhau tuy nhiên cũng đem lại nhiều thắc mắc và băn khoăn trong việc hiểu luật. Như vậy ngoài tiêu chuẩn chung tùy vào mỗi ngạch mà tiêu chuẩn bổ nhiệm của Điều tra viên mỗi ngạch sẽ được nâng lên theo những mức nhất định
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên sơ cấp
Người có đủ Tiêu chuẩn chung của Điều tra viên, là sĩ quan Công an nhân dân tại ngũ, sĩ quan Quân đội nhân dân tại ngũ, cán bộ Viện kiểm sát nhân dân và có đủ các Điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên sơ cấp:
Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên;
Có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng;
Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên sơ cấp.
cần đảm bảo thời gian công tác pháp luật từ 04 năm trở lên ; có năng lực điều tra các vụ án thuộc loại tội ít nghiêm trọng , nghiêm trọng , đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên sơ cấp
Như vậy có thể thấy tiêu chuẩn để bổ nhiệm điều tra viên tăng dần theo các ngạch, ngạch càng cao thì yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, sự tích lũy kinh nghiệm, thời gian công tác càng phải tăng cao.
Tuy nhiên không phải bất kỳ trường hợp nào cũng phải trở qua thi tuyển mới có thể trở thành Điều tra viên trung cấp và Điều tra viên cao cấp. Luật có quy định trong những trường hợp đặc biệt, tuy không đáp ứng được những tiêu chuẩn về thời hạn công tác, chưa được đào tạo về nghiệp vụ nhưng nếu đáp ứng được các điều kiện còn lại thì vẫn có thể được bổ nhiệm làm điều tra viên cho hai ngạch trên. Đây là sự linh động của luật pháp, trọng dụng được người có năng lực trong những trường hợp đặc biệt nhưng bên cạch đó cũng đặt ra các câu hỏi khác về sự nhạy bén, sắc sảo trong công tác và chuyên môn nghiệp vụ của những người được bổ nhiệm theo diện này. Mặt khác việc quy định các trường hợp đặc biệt cũng không được quy định một cách rõ ràng có thể dẫn đến việc lạm dụng quy định này trên thực tiễn.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên Sơ cấp:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên Sơ cấp Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định tại Điều 9 Quyết định 66/2005/QĐ-VKSTC-C6 về Quy chế tạm thời tổ chức và hoạt động của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cụ thể như sau:
Điều 9: Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên Sơ cấp.
Khi được phân công Điều tra viên Sơ cấp có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1 – Tham gia xác minh tin báo, tố giác về tội phạm.
2 – Tiến hành các hoạt động điều tra:
a) Tham gia lập hồ sơ vụ án;
b) Hỏi cung bị can theo sự phân công;
c) Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan;
d) Tham gia việc thi hành lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản;
đ) Tham gia việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;
e) Tham gia các hoạt động điều tra khác theo quy định của pháp luật khi được phân công;
g) Ký tên trên các biên bản do mình lập quy định tại điểm b, c Điều này;
3 – Điều tra viên Sơ cấp chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra về những hành vi và quyết định của mình.
Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Điều tra viên có những nhiệm vụ và quyền hạn do Bộ luật tố tụng hình sự quy định, đó là: Lập hồ sơ vụ án hình sự; triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; quyết định áp giải bị can, quyết định dẫn giải người làm chứng; thi hành lệnh bắt, tạm giữ, kê biên tài sản; tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra; tiến hành các hoạt động điều tra khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
Trong quá trình điều tra vụ án Điều tra viên có quyền đề nghị với Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định thuộc thẩm quyền của họ. Trong trường hợp Điều tra viên không nhất trí với quyết định của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra thì có quyền đề nghị lên Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp trên, nhưng vẫn phải chấp hành. Những quyết định, yêu cầu của Điều tra viên phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân chấp hành. Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra về những hành vi và quyết định của mình.
Trong trường hợp ở xa, Điều tra viên được gửi kiến nghị bằng phương tiện vô tuyến điện, Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp trên phải trả lời trong thời hạn quy định, quy định này, một mặt nhằm phát huy tính độc lập, vai trò chủ động, tính sáng tạo của Điều tra viên và mặt khác cũng nhằm bảo đảm để Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra thực hiện đúng các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm do Bộ luật tố tụng hình sự quy định.
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:
–
– Quyết định 66/2005/QĐ-VKSTC-C6 về Quy chế tạm thời tổ chức và hoạt động của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao