Khái quát về pháp nhân- chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự? Năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của pháp nhân?
Pháp nhân là chủ thể cơ bản, thường xuyên, chủ yếu của quan hệ pháp luật dân sự- kinh tế. Sự ra đời của pháp nhân mang dấu ấn của một chủ thể được hư cấu bởi pháp luật, có các đặc điểm nhất định được pháp luật quy định nhằm xác định chính xác tư cách của họ. Một chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật phải luôn có năng lực, mà dưới góc độ dân sự người ta gọi là năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, điều này cũng không ngoại lệ với pháp nhân. Tuy nhiên, là chủ thể đặc biệt, khác với cá nhân, tính phức tạp cũng được biểu lộ rõ hơn, do đó khi nghiên cứu về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của pháp nhân cũng rất thú vị và có nhiều vấn đề để bàn luận. Đây cũng là nội dung sẽ được Luật Dương Gia phản ánh trong bài viết dưới đây.
Dịch vụ Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Khái quát về pháp nhân- chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự?
Ở Việt Nam, pháp nhân là một chế định du nhập. Điều này được chứng minh rằng, trong luật cổ Việt Nam không có khái niệm về pháp nhân, cho đến thời kỳ Pháp thuộc và thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chế định pháp nhân có được nhắc đến nhưng ít và đều phục vụ cho chủ trương chính sách quản lý và ký kết hợp đồng kinh tế, tức là với mục đích rất hẹp. Tuy nhiên, trong thời kỳ này, xét dưới góc độ điều chỉnh pháp luật, thời kỳ này không có sự tồn tại pháp nhân theo đúng nghĩa của nó khi tham gia các quan hệ dân sự – kinh tế. Ngày nay, pháp nhân đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành chủ thể cơ bản trong các quan hệ pháp luật, được pháp luật dân sự, thương mại ghi nhận và bảo vệ.
Trên cơ sở quy định của pháp luật, cũng như tham khảo các tài liệu, chúng tôi đưa ra khái niệm về pháp nhân như sau: Pháp nhân là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật.
Bộ luật dân sự đã quy định các điều kiện để công nhân một tổ chức là pháp nhân, theo đó tại Khoản 1, Điều 74 liệt kê 4 điều kiện như sau:
Thứ nhất, được thành lập một cách hợp pháp. Một pháp nhân được thành lập một cách hợp pháp khi pháp nhân được pháp luật cho phép thành lập hoặc được pháp luật thừa nhận một cách hợp lý. Trong điều kiện này, pháp nhân phải được thành lập theo đúng quy định của Bộ luật dân sự,
Thứ hai, pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức. Điều này phải đảm bảo rằng, pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân. Việc có cơ quan điều hành nhằm dẫn dắt, lãnh đạo, pháp nhân hoạt động theo đúng mục đích của chủ thể.
Thứ ba, có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Cũng giống như các chủ thể khác, để đảm bảo cho việc gánh vác một nghĩa vụ về tài sản trong các quan hệ dân sự – thương mại, pháp nhân phải có tài sản riêng thuộc quyền sở hữu của mình. Một nguyên tắc đã được thừa nhận chung trong các quan hệ tài sản là chỉ khi có sự độc lập về quyền sở hữu đối với tài sản, nói cách khác, là độc lập trong việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản, các chủ thể mới có sự bình đẳng thực sự về mặt pháp lý.
Thứ tư, nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Sự tách bạch tuyệt đối về tài sản đã làm hình thành nên khối tài sản thống nhất thuộc quyền sở hữu của pháp nhân. Pháp nhân có năng lực về tài sản và có ý chí thống nhất là cơ sở để trở thành một chủ thể độc lập tham gia quan hệ tài sản.
Căn cứ vào mục tiêu hoạt động, có thể chia pháp nhân thành 2 loại: (1) Pháp nhân thương mại: là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. (2) Pháp nhân phi thương mại: à pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên. Trong tham gia quan hệ pháp luật dân sự, thương mại, pháp nhân phi thương mại chiếm đa số và có nhiều vấn đề pháp lý phát sinh từ chủ thể này, khá phức tạp và nhiều khó khăn, vướng mắc.
Như vậy, pháp nhân là tổ chức được thừa nhận là chủ thể quan hệ pháp luật. Sự xuất hiện của pháp nhân là sự tuân theo xu hướng nhân hóa những đoàn thể cá nhân hay các tập hợp tài sản này với những người thường và công nhận cho các thực thể ấy một nhân cách pháp lý gọi là pháp nhân.
2. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của pháp nhân?
Theo cách hiểu thông thường, năng lực pháp luật của chủ thể là năng lực (khả năng) do quy phạm pháp luật quy
định của chủ thể có các quyền chủ thể và các nghĩa vụ pháp lý để trở thành các chủ thể của quan hệ pháp luật; còn năng lực hành vi của chủ thể là năng lực (khả năng) của chủ thể bằng chính hành vi của mình, xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý, tham gia vào các quan hệ pháp luật.
Khi nghiên cứu về nội dung về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của pháp nhân, cần giải quyết được hai câu hỏi sau:
Thứ nhất, năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của pháp nhân là gì?
Về bản chất, năng lực pháp luật hay năng lực hành vi dân sự của pháp nhân cũng được hiểu như cách hiểu thông thường. Trong bộ luật dân sự hiện hành chỉ đưa ra khái niệm về năng lực pháp luật của pháp nhân mà không đưa ra khái niệm năng lực hành vi dân sự của pháp nhân, theo đó, tại Khoản 1, Điều 86 giải thích rằng: “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự.”. Khái niệm này đã có sự thay đổi so với
Năng lực hành vi dân sự của pháp nhân khá đặc biệt, bởi pháp nhân là tổ chức, do đó, năng lực hành vi được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân và được “ủy quyền” của pháp nhân. Pháp nhân có thể thực hiện hành vi dân sự thông qua đại diện ủy quyền. Thực tế năng lực hành vi dân sự của pháp nhân không được xét đến nhiều và cũng không mang đúng bản chất của năng lực hành vi bởi đã thông qua một chủ thể khác cũng là chủ thể trong quan hệ dân sự là cá nhân, việc tách biệt được quyền và nghĩa vụ của cá nhân và pháp nhân trong chính người đại diện là vấn đề khó khăn và còn có sự lúng túng. Đồng thời, khác với cá nhân năng lực hành vi của pháp nhân không tính theo độ tuổi hay tình trạng sức khỏe, vì vậy năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân cùng xuất hiện hoặc cùng chấm dứt ở một thời điểm.
Thứ hai, thời điểm phát sinh và chấm dứt năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của pháp nhân?
Khoản 2, Điều 86 Bộ luật dân sự quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.” Như vậy, kể từ thời điểm pháp nhân được thành lập thì năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của pháp nhân đã được pháp luật công nhận. Từ quy định trên, có thể khẳng định: Pháp nhân được phát sinh năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự từ thời điểm thành lập trong các trường hợp sau: Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập; Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập; Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép đăng ký hoặc công nhận.
Khoản 3, quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.” Theo đó, pháp nhân được chấm dứt trong các trường hợp sau: Hợp nhất, sáp nhập, chia, giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật. Thời điểm pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nhà nước bằng các quy định về thẩm quyền ra quyết định thành lập, trình tự, thủ tục thành lập, điều kiện thành lập pháp nhân. Mỗi pháp nhân được thành lập theo một trình tự riêng phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của pháp nhân đó. Chính vì vậy, mỗi pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự bằng các cách thức khác nhau.