Phân loại pháp nhân là một chế định quan trọng dựa trên các đặc điểm của pháp nhân mà pháp luật sắp xếp các pháp nhân vào nhóm riêng để thuận tiện cho việc quản lý hiệu quả. Để hiểu rõ hơn mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Phân loại pháp nhân:
Pháp nhân là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp có tài sản riêng và sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng chính tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập, các quy định cụ thể về điều kiện của pháp nhân là các dấu hiệu quan trọng nhằm để công nhận một tổ chức có tư cách là chủ thể của quan hệ dân sự.
Như đã nêu ở trên, các điều kiện của pháp nhân là một trong những yếu tố bắt buộc để một tổ chức có tư cách pháp nhân. Đây là những điều kiện cần và đủ để một tổ chức có tư cách pháp nhân. Một pháp nhân cần phải có các điều kiện được pháp luật quy định cụ thể để được coi là một pháp nhân. Các pháp nhân cũng có những nhiệm vụ, mục đích, cũng như hình thức sở hữu khác nhau cho nên có thể phân loại pháp nhân theo những đặc tính riêng biệt của chúng.
Căn cứ vào mục đích thành lập, hoạt động của pháp nhân,
1.1. Pháp nhân thương mại:
Pháp nhân thương mại là pháp nhân đáp ứng đủ hai điều kiện cụ thể sau đây:
– Pháp nhân thương mại phải có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận
– Lợi nhuận của pháp nhân thương mại được chia cho các thành viên của pháp nhân đó.
Các pháp nhân thương mại thường tồn tại dưới các tên gọi khác nhau (doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác, các hợp tác xã,..) với mục đích hoạt động kinh doanh chung là lợi nhuận và cũng được thành lập theo các trình tự thủ tục khác nhau. Tài sản của các tổ chức pháp nhân thương mại thuộc các hình thức sở hữu khác nhau nhưng là tài sản riêng của các tổ chức này và phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng đó theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt của pháp nhân thương mại sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự 2015,
1.2. Pháp nhân phi thương mại:
Pháp nhân phi thương mại là một loại pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận như pháp nhân thương mại, nếu có lợi nhuận cũng không được phân chia cho các thành viên trong các tổ chức đó.
Như vậy, ta nhận thấy, các mục tiêu lợi nhuận chỉ là mục tiêu phụ trong hoạt động của các pháp nhân phi thương mại. Các cá nhân là thành viên pháp nhân chỉ được hưởng lương theo mức quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của pháp nhân đó và cần phải phù hợp với quy định pháp luật.
Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác theo quy định của pháp luật.
Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt của pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, ta nhận thấy, dựa vào mục đích thành lập, hoạt động của pháp nhân mà Bộ luật dân sự năm 2015 ra đời đã phân loại pháp nhân trong quan hệ dân sự theo hai loại pháp nhân cơ bản là pháp nhân thương mại (Pháp nhân thương mại là doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác – có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên) và pháp nhân phi thương mại (pháp nhân là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác – không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, nếu có lợi nhuận thì lợi nhuận đó cũng không được phân chia cho các thành viên trong tổ chức đó).
2. Quy định về tư cách pháp nhân:
Theo quy định của pháp luật, một tổ chức được công nhận là pháp nhân sẽ có tư cách pháp nhân, tức là đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Phải có cơ quan điều hành.
– Cần phải có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
– Tổ chức có thể nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Như vậy, tổ chức có tư cách pháp nhân có thể thực hiện chức năng một cách độc lập, hợp pháp, trở thành chủ thể của các quyền được pháp luật công nhận, bảo vệ những lợi ích hợp pháp của mình.
Tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp:
Trong các loại hình doanh nghiệp mà các chủ thể có thể thành lập thì chỉ có loại hình doanh nghiệp tư nhân là không có tư cách pháp nhân bởi vì tài sản của pháp nhân không độc lập với tài sản của chủ doanh nghiệp. Còn đối với các loại hình doanh nghiệp cụ thể là: công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần là những tổ chức có tư cách pháp nhân.
Điểm khác nhau cơ bản giữa một pháp nhân và một tổ chức không có tư cách pháp nhân khi các chủ thể này tham gia quan hệ thương mại là ở quyền và trách nhiệm đối với tài sản của các chủ thể này. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp cần luôn phải chịu trách nhiệm vô hạn với các khoản nợ của mình theo đúng quy định của pháp luật.
3. Quy định của pháp luật về chia pháp nhân:
3.1. Chia pháp nhân:
Chia pháp nhân là một trong những quy định quan trọng liên quan đến pháp nhân được ghi nhận lần đầu tiên tại
Theo Điều 90 Bộ luật dân sự 2015 về chia pháp nhân có nội dung cụ thể như sau:
“1. Một pháp nhân có thể chia thành nhiều pháp nhân.
2. Sau khi chia, pháp nhân bị chia chấm dứt tồn tại; quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân bị chia được chuyển giao cho các pháp nhân mới.”
Như vậy, ta nhận thấy, chia pháp nhân là một trong những hình thức cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép pháp nhân tiến hành cơ cấu tổ chức lại bộ máy hoạt động của mình bằng cách chia nhỏ doanh nghiệp ra. Sau khi chia, pháp nhân bị chia sẽ chuyển giao quyền lợi, nghĩa vụ tài sản của mình cho các pháp nhân mới đồng thời cũng chấm dứt sự tồn tại và tư cách của mình. Đây là một quy định quan trọng thường được áp dụng trong kinh doanh, tuy nhiên các doanh nghiệp khi muốn chia pháp nhân cần phải tuân thủ quy định chung về pháp luật dân sự và đồng thời các quy định, nguyên tắc trong luật doanh nghiệp, luật cạnh tranh cũng như các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Trái ngược với hợp nhất pháp nhân, từ nhiều pháp nhân ban đầu cải tổ thành một pháp nhân mới thì chi pháp nhân là phương thức cải tổ ngược lại, tức từ một pháp nhân ban đầu có thể cải tổ để tạo ra nhiều pháp nhân mới. Thực chất, việc chia pháp nhân lại là hoạt động phân toán, bóc tách nhằm mục đích để thu hẹp quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, chia pháp nhân thường được tiến hành dựa trên ý chí của chính pháp nhân.
Hậu quả pháp lý sau khi chia pháp nhân bao gồm: Các pháp nhân mới sẽ được hình thành; Pháp nhân bị chia chấm dứt sự tồn tại về pháp lý và các quyền, nghĩa vụ dân sự của các pháp nhân bị chia được chuyển giao cho pháp nhân mới theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
3.2. Phân biệt chia pháp nhân và tách pháp nhân:
Quy định về chia pháp nhân đã được nêu cụ thể bên trên.
Theo Điều 91 Bộ luật dân sự 2015 về tách pháp nhân như sau:
” 1. Một pháp nhân có thể tách thành nhiều pháp nhân.
2. Sau khi tách, pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình phù hợp với mục đích hoạt động.”
Hậu quả pháp lý của việc tách pháp nhân đó là sau khi tách, pháp nhân bị tách chuyển giao cho pháp nhân được tách một phần các quyền và nghĩa vụ tương ứng; đồng thời pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình phù hợp với mục đích hoạt động của pháp nhân đó được quy định tại Điều 91 Bộ luật dân sự 2015.
Như vậy, ta có thể dễ dàng nhân thấy, sự khác nhau giữa chia và tách pháp nhân cơ bản là nằm ở hậu quả pháp lý xảy ra sau mỗi hành vi cụ thể nêu trên. Sau khi chia pháp nhân, pháp nhân bị chia không còn tồn tại nữa nên quyền và nghĩa vụ của pháp nhân đó cũng chấm dứt và sẽ được chuyển cho pháp nhân mới. Còn sau khi tách pháp nhân, pháp nhân bị tách vẫn còn tồn tại và cùng với đó là sự ra đời của pháp nhân mới tách ra từ pháp nhân ban đầu. Đối với trường hợp tách pháp nhân, các pháp nhân thỏa thuận, chia sẻ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cho phù hợp với mục đích hoạt động của các pháp nhân đó theo đúng quy định của pháp luật dân sự.