Khái quát chung về giám hộ? Quy định người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên? Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ?
Giám hộ là một chế định mang tính nhân văn cao và xuất hiện từ rất lâu đời của pháp luật dân sự Việt Nam. Việc xác định người giám hộ là cần thiết để dựa vào căn cứ đó xác lập quyền và nghĩa vụ cho người giám hộ để họ thực hiện công việc giám hộ đối với người được giám hộ, từ đó chế định này đã góp phần bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cũng như chăm sóc tốt nhất cho những nhóm cá nhân được giám hộ. Bởi vì những vai trò vô cùng quan trọng đó mà pháp luật Việt Nam đã ban hành những chính sách và các văn bản pháp luật rất cụ thể về giám hộ và người giám hộ. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên trong hệ thông pháp luật Việt Nam.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về giám hộ:
1.1. Giám hộ là gì?
Theo Điều 46
“Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được
Như vậy, ta nhận thấy, giám hộ hiểu một cách đơn giản là việc các cá nhân, pháp nhân (người giám hộ) đáp ừng đầy đủ các điều kiện cụ thể của pháp luật thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hay người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (ta có thể gọi chung là người được giám hộ).
Theo quy định của pháp luật, giám hộ phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Được pháp luật quy định.
– Được Ủy ban nhân dân cấp xã cử làm người giám hộ.
– Được cơ quan Tòa án có thẩm quyền chỉ định.
– Người được sự đồng ý lựa chọn của người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ khi họ ở tình trạng cần được giám hộ. Trong đó, việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực theo đúng quy định của pháp luật.
Hiện nay, giám hộ là một chế định được lập ra nhằm mục đích để khắc phục tình trạng của người có năng lực pháp luật dân sự nhưng không thể bằng hành vi của mình tự thực hiện việc xác lập, thực hiện được quyền, nghĩa vụ của họ vì bản thân những đối tượng này là những người chưa thành niên và họ cũng không có sự chăm sóc, giáo dục của cha mẹ, người có khó khăn trong nhận thức và điều khiển hành vi, người mất năng lực hành vi dân sự.
1.2. Điều kiện cá nhân là người giám hộ:
Các chủ thể là người giám hộ của người được giám hộ có nhiệm vụ thực hiện việc chăm sóc, giúp đỡ và bảo vệ quyển, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người bị tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của người được giám hộ.
Việc giám hộ theo quy định của pháp luật sẽ được thực hiện bởi cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan Nhà nước được pháp luật quy định hoặc được cử đáp ứng các điều kiện cụ thể.
Để các chủ thể trở thành người giám hộ, cá nhân phải đáp ứng được điều kiện của cá nhân là người giám hộ cụ thể như sau:
– Các cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Các cá nhân phải có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
– Các cá nhân không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
– Các cá nhân không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
1.3. Điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ:
Còn đối với pháp nhân để trở thành người giám hộ cần có đủ các điều kiện sau đây, cụ thể bao gồm:
– Các chủ thể là pháp nhân cần phải có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.
– Các chủ thể là pháp nhân cần phải có đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
Tất cả các điều kiện được nêu cụ thể bên trên nhằm mục đích giúp đảm bảo người giám hộ sẽ có đủ khả năng, điều kiện để chăm sóc và bảo vệ một cách tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ theo đúng quy định của hệ thống pháp luật hiện ha.
2. Quy định người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên:
Pháp luật quy định hai hình thức giám hộ. Giám hộ đương nhiên là một trong số đó. Đây là hình thức giám hộ do pháp luật quy định cụ thể, người giám hộ đương nhiên chỉ có thể là cá nhân. Quan hệ giám hộ đương nhiên thông thường được xác định bằng các quy định về người giám hộ, người được giám hộ, quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ và tài sản của họ.
Trong đó, Bộ Luật dân sự năm 2015 ra đời đã đưa ra các quy định về trường hợp người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên cụ thể như sau:
– Theo quy định pháp luật hiện hành, các chủ thể là người chưa thành niên được giám hộ bao gồm:
+ Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ.
+ Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ.
– Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành viên được xác định theo thứ tự sau đây:
+ Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
+ Trong trường hợp không có người giám hộ theo quy định nêu trên thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
+ Còn đối với trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại hai điều trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
3. Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ:
Theo các quy định được nêu trên, các chủ thể là người giám hộ thông thường sẽ thực hiện việc chăm sóc, giúp đỡ và bảo vệ quyển, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người bị tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của người được giám hộ.
3.1. Quyền của người giám hộ:
Theo Điều 58 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định người giám hộ có các quyền sau đây:
– Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền:
+ Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có quyền sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
+ Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có quyền được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
+ Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có quyền đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
– Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có các quyền:
Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền nêu cụ thể bên trên.
Hiện nay, quyền của người giám hộ được pháp luật Việt Nam quy định rất cụ thể nhằm mục đích quan trọng nhất là để thực hiện các mục đích của việc giám hộ cụ thể như là chăm sóc, chữa bệnh và bảo vệ quyền lợi của người được giám hộ.
Cũng chính bởi vậy mà hiện nay người giám hộ có quyền được sử dụng tài sản, định đoạt tài sản của người được giám hộ cho những hoạt động cần thiết thường ngày của người được giám hộ; được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lí tài sản; dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường thiệt hại do các hành vi của người được giám hộ gây ra. Không những thế, các đối tượng này còn được thực hiện các hành vi pháp lí thay mặt người được giám hộ trong việc tạo lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người được giám hộ.
3.2. Nghĩa vụ của người giám hộ:
Hiện nay, nghĩa vụ của người giám hộ trong các trường hợp khác nhau là khác nhau, cụ thể:
– Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi:
+ Người giám hộ có nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.
+ Người giám hộ có nghĩa vụ đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
+ Người giám hộ có nghĩa vụ quản lý tài sản của người được giám hộ.
+ Người giám hộ có nghĩa vụ phải bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
– Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi:
+ Người giám hộ có nghĩa vụ đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
+ Người giám hộ có nghĩa vụ quản lý tài sản của người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
+ Người giám hộ có nghĩa vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
– Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi:
Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây:
+ Người giám hộ có nghĩa vụ chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
+ Người giám hộ có nghĩa vụ đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;
+ Người giám hộ có nghĩa vụ quản lý tài sản của người được giám hộ;
+ Người giám hộ có nghĩa vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi dân sự:
Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án trong số các nghĩa vụ được quy định cụ thể nêu trên.
Như vậy, ta nhận thấy, nghĩa vụ chính của người giám hộ là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đựợc giám hộ theo đúng quy định của pháp luật. Người giám hộ được tiến hành thay cho người được giám hộ trong việc quản lí tài sản, tự mình hoặc giám sát người được giám hộ trong việc sử dụng và định đoạt tài sản vì lợi ích người được giám hộ sao cho hiệu quả nhất. Việc đưa ra các quy định này nhằm bảo vệ các quyền nhân thân, quyền tài sản của người được giám hộ.
Nhằm mục đích ngăn chặn sự lạm quyền của người giám hộ, pháp luật Việt Nam cũng đã đưa ra quy định những giao dịch dân sự của người giám hộ với người được giám hộ liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu.