Quyết định cá biệt là gì? Vụ án dân sự là gì? Hủy bỏ quyết định cá biệt trong giải quyết vụ án dân sự?
Trong thực tế cuộc sống, thì việc các chủ thể sảy ra các tranh chấp với nhau là rất nhiều và rất phổ biến. Bởi lẽ, những tranh chấp này hiện nay có thể là là bằng lời nói, bằng văn bản, thư điện tử, mạng xã hội … Bên cạnh đó thì việc các bên để thể hiện ngôn ngữ bằng văn bản, các cơ quan có thẩm quyền thể hiện việc giải quyết các vụ án này bằng các quyết định cá biệt là điều không tránh khỏi trong quá trình giải quyết này. Quyết định cá biệt trong vụ án dân sự là một khái niệm không hẳn là xa lạ.
Tuy nhiên, quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về việc hủy bỏ quyết định cá biệt trong giải quyết vụ án dân sự như thế nào, thì chắc hẳn nhiều người vẫn chưa hiểu được về việc hủy bỏ quyết định cá biệt trong giải quyết vụ án dân sự này. Chính vì lẽ đó, trong bài viết dưới đây, luật Dương Gia mời bạn đọc tham khảo về nội dung này, như sau:
Dịch vụ Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.
1. Quyết định cá biệt là gì?
Trên cơ sở dựa theo căn cứ tại khoản 2 điều 34
Từ khái niệm được nêu ở trên ta có thể khẳng định rằng các quyết định cá biệt được ban hành trên cơ sở của quyết định chủ đạo cũng như quvết định quy phạm nhằm mục đích để các chủ thể có thẩm quyền giải quyết các công việc cụ thể trên từng lĩnh vực của quản lí hành chính nhà nước, chính vì vậy mà quyết định cá biệt trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm đứt một quan hệ pháp luật hành chính cụ thể. Bên cạnh đó, mà có thể nhận thấy quy định về vai trò của quyết định này, cụ thể là:
Một là, Quyết định các biệt được quy định dùng để áp dụng quy phạm pháp luật nên quyết định cá biệt dùng trong một lần và áp dụng cho một hay một số đối tượng cụ thể nhất định.
Hai là, Quyết định cá biệt trực tiếp làm cho phát sinh và thay đổi, chấm dứt về mối quan hệ pháp luật hành chính theo như quy định của pháp luật hiện hành
Ba là, Quyết định các biệt còn đưa ra các chủ trương, biện pháp hoặc các quy tắc xử sự một công việc cụ thể cho đời sống xã hội để thực hiện chức năng về quản lý
Bốn là, không những thế mà Quyết định các biệt còn có vai trò góp phần đảm bảo sự chấp hành, tuân thủ đúng các quy định của cơ quan Nhà nước.
2. Vụ án dân sự là gì?
Trên cơ sở quy định tại Điều 1 Bộ luật Tố tụng dân sự có đề cập đến vụ án dân sự, theo đó các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được gọi chung là vụ án dân sự. Có thể hiểu một cách đơn giản, vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Tuy vụ án dân sự được đề cập rất nhiều trong quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 nhưng hiện nay chưa có định nghĩa cụ thể nào về nội dung trên. Chính vì vậy mà các nhà làm luật đã xác định nguồn gốc của vụ án dân sự là các tranh chấp phát sinh về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ dân sự; hôn nhân và gia đình; kinh doanh, thương mại; lao động. Hay là, các tranh chấp trên phải được giải quyết bởi Tòa án. Kết quả giải quyết vụ án phải được ghi nhận trong bản án của Tòa án và phải được các bên tuân thủ nghiêm chỉnh. Bên cạnh đó, trong vụ án dân sự thì người tham gia tố tụng được gọi là các đương sự. Theo đó thì Đương sự được biết đến là cá nhân, pháp nhân tham gia tố tụng dân sự với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
3. Hủy bỏ quyết định cá biệt trong giải quyết vụ án dân sự
Trên cơ sở quy định về khái niệm của Quyết định cá biệt được nêu ở trên thì có thể thấy rằng các quyết định được ban hành khi có những vụ việc cụ thể. Chính vì vậy mà khi Tòa án có thẩm quyền xem xét và xét thấy cần thiết phải xem xét việc hủy quyết định cá biệt, tòa án phải đưa cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền đã ban hành quyết định đó tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Do đó, theo như quy định của pháp luật hiện hành ,mà cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đã ban hành quyết định phải tham gia tố tụng và trình bày ý kiến của mình về quyết định cá biệt bị tòa án xem xét hủy. Thẩm quyền của cấp tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt quy định tại Khoản 4 Điều 34
Cũng trên cơ sở quy định tại Điều 34 thì trong khoản 4 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt quy định khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết. được xác định theo quy định tương ứng của Luật Tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Do đó, trong vụ việc dân sự có yêu cầu hủy quyết định cá biệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, việc xác định thẩm quyền của Tòa án phải căn cứ vào khoản 4 Điều 32 Luật tố tụng hành chính năm 2015, theo đó, Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết vụ án. Trên cơ sở quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Luật tố tụng hành chính năm 2015 để xác định thẩm quyền của Tòa án trong vụ việc này cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể sau đây:
– Trên cơ sở quy định tại điểm c khoản 3 Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định đối với những vụ việc mà trong đơn khởi kiện vụ án dân sự, người khởi kiện nêu rõ yêu cầu hủy quyết định cá biệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và gửi đơn khởi kiện đến Tòa án cấp huyện thì Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện quyết định chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án cấp tỉnh và thông báo cho người khởi kiện biết về việc thực hiện chuyển đơn khởi kiện của người này để người khởi kiện được biết về quyết định này
– Bên cạnh đó thì khi người khởi kiện nộp đơn khởi kiệm mà trong đơn khởi kiện, người khởi kiện chưa có yêu cầu hủy quyết định cá biệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nhưng sau khi Tòa án cấp huyện thụ lý giải quyết, họ mới có yêu cầu hủy quyết định cá biệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thì cần lưu ý hai trường hợp được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 41 và khoản 4 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và căn cứ khoản 4 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Bên cạnh đó, Pháp luật hiện hành cũng có quy định nếu trong trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức phát hiện đối tượng có vi phạm về thẩm quyền giải quyết của cấp Tòa án đối với loại vụ án này, Kiểm sát viên cần báo cáo để Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định việc kháng nghị.
Như vậy, có thể thấy rằng, đối với một trường hợp khẩn cấp, cần thiết mà pháp luật chưa có quy định thì cơ quan có thẩm quyền liên quan đến có thể ban hành các Quyết định cá biệt liên quan đến vấn đề này về nhằm mục đích giải quyết. Những khi những Quyết định này được cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc thấy không cần thiết thì sẽ ra quyết định hủy bở các quyết định các biệt này dựa trên quy định của Bộ luật dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về hủy bỏ quyết định cá biệt trong giải quyết vụ án dân sự theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về quyết định cá biệt trong giải quyết vụ án dân sự khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!