Tòa án sẽ tiến hành xem xét các căn cứ tiến hành hòa giải, trường hợp kết quả hòa giải không đáp ứng các điều kiện thì Tòa án sẽ ra quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án. Vậy mẫu quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án ra sao, những nội dung liên quan và cách soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án (33-VDS) là gì, mục đích của mẫu quyết định?
- 2 2. Mẫu quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án (33-VDS):
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án:
- 4 4. Những quy định về điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án:
1. Mẫu quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án (33-VDS) là gì, mục đích của mẫu quyết định?
Hòa giải ngoài tòa án là hoạt động hòa giải được tiến hành bởi hòa giải viên ngoài tòa án với các nội dung hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật mà không dựa vào tòa án.
Mẫu quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án là văn bản do
Mục đích của mẫu quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án: sau khi có kết quả hòa giải thành ngoài tòa án, Tòa án phải mở phiên họp để xem xét các căn cứ để công nhận kết quả hòa giải hay không, vì vậy, tòa án nhân dân sẽ ra quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án sau khi kết thúc phiên họp nhằm mục đích quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án.
2. Mẫu quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án (33-VDS):
Mẫu số 33-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1)
——-
Số: ……../………/QĐST-DS(2)
………., ngày ….. tháng …. năm ……
QUYẾT ĐỊNH
KHÔNG CÔNG NHẬN KẾT QUẢ HÒA GIẢI THÀNH NGOÀI TÒA ÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN ……
Thành phần giải quyết việc dân sự gồm có:
Thẩm phán – Chủ tọa phiên họp: Ông (Bà) ………
Thư ký phiên họp: Ông (Bà)(3) ………
Đại diện Viện kiểm sát nhân …….. tham gia phiên họp:
Ông (Bà) …….- Kiểm sát viên.
Ngày ….tháng…. năm….. tại(4) ………………….mở phiên họp xét công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án thụ lý số…../ …/TLST-DS(5) ngày …..tháng …..năm ……theo Quyết định mở phiên họp số…./…./QĐST-DS ngày…. tháng…. năm ……
– Người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(6) ……….
Người đại diện hợp pháp của người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(7)…….
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(8)……..
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(9)………
Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(10)………
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(11)…………
NỘI DUNG VIỆC DÂN SỰ:(12)
– ………
– ……….
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được thẩm tra tại phiên họp; ý kiến của các đương sự và đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Tòa án nhân dân …… nhận định:(13)
[1]…….
[2]…….
Căn cứ(14)………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án thụ lý số …./….. /TLST-DS(15) ngày …..tháng….. năm ……
Điều 2. Lệ phí ………
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
THẨM PHÁN- CHỦ TỌA PHIÊN HỌP
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Nơi nhận:
– Ghi theo quy định tại khoản 7 Điều 419 Bộ luật Tố tụng dân sự;
– Lưu: VT, hồ sơ việc dân sự.
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án:
Người soạn thảo Mẫu quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu quyết định chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức mẫu quyết định, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên của Tòa án nhân dân có thẩm quyền;
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu quyết định, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là Mẫu quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án;
Về nội dung mẫu quyết định: các căn cứ ra quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án, nội dung quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án và trách nhiệm của các chủ thể liên quan về quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án.
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 33-VDS:
(1) Ghi tên Tòa án ra quyết định; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện A, tỉnh B); nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định.
(3) Ghi họ tên, chức danh của Thư ký phiên họp.
(4) Ghi địa điểm diễn ra phiên họp (ví dụ: trụ sở Tòa án nhân dân huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).
(5) và (15) Ghi số, ký hiệu, ngày tháng năm thụ lý việc dân sự.
(6) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên cần ghi thêm ngày, tháng, năm sinh; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.
(7) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại hiện theo ủy quyền của người yêu cầu; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với người yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản ủy quyền ngày….. tháng….. năm….. ”.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A, địa chỉ là người đại diện theo pháp luật của người yêu cầu (Giám đốc Công ty TNHH Thắng Lợi).
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B, địa chỉ là người đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu (Văn bản ủy quyền ngày… tháng… năm…).
(8) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư của
(9) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (6).
(10) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (7).
(11) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (8).
(12) Ghi tóm tắt nội dung mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải quyết.
(13) Ghi nhận định của Tòa án và những căn cứ pháp luật để không chấp nhận đơn yêu cầu. Trong phần này, các đoạn văn được đánh số thứ tự trong dấu [].
(14) Ghi rõ điểm, khoản, điều luật tương ứng của Bộ luật Tố tụng dân sự và pháp luật liên quan (nếu có) để ra quyết định.
4. Những quy định về điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án:
Điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được quy định tại Điều 417
– Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải ngoài tòa án phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, điều này đảm bảo ý chí hòa giải là tự nguyện, hai bên đều tự nhận thức được đúng và sai.
– Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải ngoài tòa án phải là những người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải, như vậy thì những người này mới có quyền quyết định đối với các nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình. Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải thành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý.
– Một hoặc cả hai bên tiến hành hòa giải ngoài tòa án có đơn yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành.
– Nội dung thỏa thuận hòa giải thành ngoài tòa án của các bên là hoàn toàn tự nguyện không có dấu hiệu bị ép buộc, các nội dung này không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba.
Như vậy, để được công nhận hòa giải thành, các bên cần đáp ứng các điều kiện trên và có đơn yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành thì Tòa án mới công nhận hòa giải thành.
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015.