Hoà giải có thể được diễn ra trong toà án hoặc ngoài toà án. Tuy nhiên, sau khi hoà giải thành thì Toà án sẽ ra quyết định công nhận kết quả hoà giải thành ngoài toà án. Vậy mẫu quyết định công nhận kết quả hoà giải thành ngoài toà án bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định công nhận kết quả hoà giải thành ngoài toà án là gì?
Mẫu quyết định công nhận kết quả hoà giải thành ngoài toà án là mẫu văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành khi công nhận kết quả hoà giải thành ngoài toà án theo quy định của pháp luật. Mẫu quyết định công nhận kết quả hoà giải thành ngoài toà án nêu rõ thông tin về người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người đại diện hợp pháp của người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nội dung của quyết định công nhận kết quả hoà giải thành ngoài toà án.
Mẫu quyết định công nhận kết quả hoà giải thành ngoài toà án là mẫu văn bản được dùng để quyết định về việc công nhận kết quả hoà giải thành ngoài toà án. Quyết định công nhận kết quả hoà giải thành ngoài toà án là cơ sở để cơ quan Toà án công nhận về kết quả hoà giải thành của các bên đương sự ngoài toà án. Đây cũng là căn cứ để công nhận những thoả thuận của các bên đương sự trong quá trình các bên đương sự tiến hành hoà giải.
2. Mẫu quyết định công nhận kết quả hoà giải thành ngoài toà án:
TÒA ÁN NHÂN DÂN……(1)
——-
Số: ……../……/QĐST-DS
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
…., ngày ….. tháng …. năm …….
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG NHẬN KẾT QUẢ HÒA GIẢI THÀNH NGOÀI TÒA ÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN …………
Thành phần giải quyết việc dân sự gồm có:
Thẩm phán – Chủ tọa phiên họp: Ông (Bà) …………
Thư ký phiên họp: Ông (Bà)(3) …………
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân ………… tham gia phiên họp:
Ông (Bà)……….. – Kiểm sát viên.
Ngày …..tháng….. năm…… tại(4)…………………. mở phiên họp xét công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án thụ lý số …../…. /TLST-DS(5) ngày…… tháng…… năm…… theo Quyết định mở phiên họp số …./ ……/QĐST-DS ngày ……tháng ….năm……….
Ngày …..tháng….. năm…… tại(4)…………………. mở phiên họp xét công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án thụ lý số …../…. /TLST-DS(5) ngày…… tháng…… năm…… theo Quyết định mở phiên họp số …./ ……/QĐST-DS ngày ……tháng ….năm……….
– Người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(6)…………
Người đại diện hợp pháp của người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(7)………
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(8)……
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(9)……………
Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(10)…………
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: (11)………..
NỘI DUNG VIỆC DÂN SỰ:(12)
–
– …
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được thẩm tra tại phiên họp; ý kiến của các đương sự và đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp,
[1]……………
[2]……………
Căn cứ(14)………………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án thụ lý số …./…. /TLST-DS(15) ngày…. tháng …..năm ……., cụ thể như sau:
(16). – ………………
Điều 2. Lệ phí ………Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Điều 4. Quyết định này được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự; người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7, 7a và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.
Nơi nhận:
– Ghi theo quy định tại khoản 7 Điều 419 Bộ luật Tố tụng dân sự;
– Lưu: VT, hồ sơ việc dân sự.
THẨM PHÁN- CHỦ TỌA PHIÊN HỌP
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định công nhận kết quả hoà giải ngoài toà án:
(1) Ghi tên Tòa án ra quyết định; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ tên Tòa án
nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định.
(3) Ghi họ tên, chức danh của Thư ký phiên họp.
(4) Ghi địa điểm diễn ra phiên họp (ví dụ: trụ sở Tòa án nhân dân huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).
(5) và (15) Ghi số, ký hiệu, ngày tháng năm thụ lý việc dân sự.
(6) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên
cần ghi thêm ngày, tháng, năm sinh; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.
(7) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; ghi rõ là người đại
diện theo pháp luật hay là người đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa
người đó với người yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản ủy quyền ngày…. tháng…. năm…..”.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A, địa chỉ là người đại diện theo pháp luật của người yêu cầu (Giám đốc Công ty TNHH Thắng Lợi).
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B, địa chỉ ………là người đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu (Văn bản ủy quyền ngày… tháng… năm…).
(8) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó (nếu là
Luật sư thì ghi là Luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư nào); nếu có nhiều người yêu cầu thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người yêu cầu nào.
(9) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (6).
(10) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (7).
(11) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (8).
(12) Ghi tóm tắt nội dung mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải quyết.
(13) Ghi nhận định của Tòa án và những căn cứ để chấp nhận đơn yêu cầu. Trong phần này, các đoạn văn được đánh số thứ tự trong dấu [].
(14) Ghi rõ điểm, khoản, điều luật tương ứng của Bộ luật Tố tụng dân sự và pháp luật liên quan (nếu có) để ra quyết định.
(16) Ghi nội dung thỏa thuận của các đương sự tại
4. Quy định của pháp luật về công nhận kết quả hoà giải thành ngoài toà án:
* Yêu cầu công nhận kết quả hoà giải thành ngoài toà án
– Theo Điều 416 BLTTDS năm 2015, các bên có quyền lợi ích liên quan đến kết quả hoà giải vụ việc ngoài toà án có quyền yêu cầu toà án xem xét ra quyết định công nhận. Kết quả hoà giải vụ việc ngoài toà án là kết quả hoà giải thành vụ việc xảy ra giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền có nhiệm vụ hoà giải đã hoà giải thành theo quy định của pháp luật về hoà giải.
– Đơn yêu cầu công nhận kết quả hoà giải thành ngoài toà án phải gửi đơn đến toà án trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày các bên đạt được thoả thuận hoà giải thành. Đơn yêu cầu phải có các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 2 Điều 362 BLTTDS năm 2015; tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức đã tiến hành hoà giải; nội dung, thoả thuận hoà giải thành yêu cầu toà án công nhận. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi văn bản về kết quả hoà giải thành theo quy định của pháp luật có liên quan.
* Thủ tục công nhận kết quả hoà giải thành ngoài toà án:
– Thủ tục nhận đơn, xử lí đơn yêu cầu công nhận kết quả hoà giải thành ngoài toà án (Điều 363 BLTTDS năm 2015), thủ tục trả lại đơn yêu cầu (Điều 364 BLTTDS năm 2015) và thông báo thụ lí đơn yêu cầu (Điều 365 BLTTDS năm 2015), toà án áp dụng theo thủ tục chung giải quyết việc dân sự. Tuy nhiên, thủ tục công nhận kết quả hoà giải thành ngoài toà án có những đặc thù riêng, đó là:
– Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu công nhận kết quả hoà giải thành ngoài toà án là 15 ngày, thời hạn mở phiên họp xét đơn yêu cầu công nhận kết quả hoà giải thành ngoài toà án là 10 ngày kể từ ngày toà án thụ lí đơn yêu cầu; hết thời hạn này, toà án phải ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
– Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, thẩm phán được phân công xét đơn có quyền yêu cầu cầu bên tham gia hoà giải, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày ý kiến; yêu cầu cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền tiến hành hoà giải cung cấp các tài liệu cho toà án. Để có căn cứ ra quyết định công nhận kết quả hoà giải thành ngoài toà án, thẩm phán có quyền thu thập, đánh giá các chứng cứ một cách độc lập để xem xét nội dung thoả thuận của các bên trong văn bản hoà giải thành ngoài toà án có hợp pháp theo các điều kiện được quy định tại Điều 417 BLTTDS năm 2015 hay không.
– Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả hoà giải thành ngoài toà án nếu thoả mãn các điều kiện: (i) Các bên tham gia thoả thuận hoà giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; (2) Các bên tham gia thoả thuận hoà giải là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thoả thuận hoà giải. Trường hợp nội dung thoả thuận hoà giải thành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý; (3) Một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu toà án công nhận; (4) Nội dung thoả thuận hoà giải thành của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba. Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hoà giải thành ngoài toà án có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giảm bớt việc khởi kiện yêu cầu toà án giải quyết.
– Cơ sở pháp lý: