Trên thực tế, có rất nhiều hình thức nuôi trồng thuỷ sản. Một trong số đó phải kể đến việc nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà các cá nhân, tổ chức phải đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè là gì?
Hiện nay, ngành thủy sản Việt Nam có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, được xác định là một trong năm ngành kinh tế biển then chốt trong chiến lược biển Việt Nam. Thủy sản là những nguồn lợi, sản vật được đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch nhằm mục đích sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường. Việc phát triển ngàng thuỷ sản đã đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh luơng thực và tạo lập công bằng xã hội, nhất là đối với các vùng nông thôn nghèo, vùng sâu, vùng xa. Có rất nhiều mẫu biên nản được ban hành để quy định về việc nuôi trồng thủy sản. Mẫu đơn đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè được sử dụng phổ biến trong thực tiễn và có những vai trò quan trọng.
Đối với một nước có bờ biển dài hàng ngàn km cùng với diện tích mặt nước từ sông suối rất lớn thì nguồn lợi này đem lại cho nền kinh tế là không hề nhỏ. Chính bởi vì thế mà việc nuôi trồng là điều bất cứ ai trên đất nước ta đều cần quan tâm nhằm bảo vệ nhằm duy trì và phát triển các nguồn lợi thủy sản, hạn chế việc đánh bắt và sử dụng đến cạn kiệt. Mẫu số 27.NT: Đơn đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè là mẫu đơn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để các cá nhân, tổ chức thực hiện đăng ký lại về việc nuôi trồng thủy sản lồng bè theo quy định của pháp luật hiện hành. Mẫu đơn đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè được ban hành theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Mẫu đơn đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè:
Nội dung mẫu đơn đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè:
Mẫu số 27.NT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
………, ngày …….tháng…… năm……
ĐƠN ĐĂNG KÝ LẠI
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN LỒNG BÈ/ĐỐI TƯỢNG THỦY SẢN NUÔI CHỦ LỰC
Kính gửi: (Tên cơ quan xác nhận đăng ký)
1. Họ tên chủ cơ sở:
2. Số căn cước công dân/chứng minh nhân dân (đối với chủ cơ sở không phải là doanh nghiệp) hoặc mã số doanh nghiệp:
3. Địa chỉ của cơ sở:
4. Điện thoại…….; Số Fax……. Email
5. Đối tượng thủy sản nuôi:
6. Tổng diện tích của cơ sở (ha):
7. Tổng diện tích/thể tích nuôi (ha/m3):
8. Hình thức nuôi (1):
9. Lý do đề nghị xác nhận lại:
a) Bị mất, rách:
b) Thay đổi chủ cơ sở nuôi; diện tích ao nuôi; đối tượng nuôi; mục đích sử dụng: (Điền thông tin theo bảng ở dưới).
Đề nghị ………… (tên cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh) …… xác nhận đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè/đối tượng thủy sản nuôi chủ lực cho cơ sở theo thông tin sau:
TT | Mã số nhận diện ao/bể nuôi đã được cấp | Địa chỉ ao/bể nuôi (2) | Thay đổi đối tượng nuôi | Thay đổi mục đích sử dụng | Thay đổi diện tích ao nuôi (m2) | Thay đổi chủ cơ sở | ||||
Cũ | Mới | Cũ | Mới | Cũ | Mới | Cũ | Mới | |||
1 | ||||||||||
… |
Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về các thông tin đã kê khai./.
CHỦ CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu nếu có)
Hướng dân soạn thảo mẫu đơn đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè:
(1) Hình thức: Thâm canh/Bán thâm canh/Khác (ghi rõ hình thức nuôi).
(2) Ghi cụ thể đến ấp, thôn, xã huyện.
3. Khái quát chung về nuôi trồng thuỷ sản:
3.1. Nuôi trồng thuỷ sản là gì?
Ta có thể hiểu hoạt động nuôi trồng thủy sản chính là hoạt động đem các con giống thủy hải sản đã được chọn lọc kỹ càng, có thể là con giống nhân tạo hoặc con giống tự nhiên rồi thả vào môi trường nuôi đã được chuẩn bị sẵn.
Thực chất, hoạt động nuôi trồng thủy sản có thể tiến hành trong trong môi trường nước ngọt, nước lợ hay nước mặn tuỳ vào các cá nhân, tổ chức nuôi trổng thuỷ sản. Các loài thủy sản được nuôi trồng phổ biến hiện nay bao gồm: tôm, cua, cá, ngao, ốc,… Để đảm bảo việc nuôi trồng thuỷ sản đáp ứng các yêu cầu ký thuật và đem lại hiệu quả cao thì người nuôi trồng phải áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiến bộ để tiến hành chăm sóc thủy sản, qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm thu về lợi nhuận cho mình cũng như cung cấp lương thực cho cộng đồng xã hội.
Thủy hải sản là tên gọi chung được sử dụng trong thực tiễn của những nguồn sinh vật bao gồm động, thực vật có nguồn gốc từ biển bao gồm các loài cá, tôm, cua, ốc,… và các loại tảo, vi tảo,…
Hiểu một cách đơn giản, hoạt động nuôi trồng thủy sản là việc các cá nhân, tổ chức nuôi dưỡng các loài thủy sinh vật trong nhiều môi trường nước khác nhau theo tiêu dùng đặc biệt của con người. Bao gồm việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiến bộ, an toàn vào quy trình nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nguyên liệu thủy sản.
3.2. Các loại hình nuôi trồng thủy sản phổ biến:
Hiện nay, có một số loại hình nuôi trồng thủy hải sản có thể kể đến cụ thể như là: nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ, những trang trại nuôi chuyên công nghiệp hoá có quy mô lớn, nuôi trồng thủy sản nước lợ, nuôi trồng thủy sản thương mại, nuôi trồng thủy sản quảng canh, nuôi trồng thủy sản cao sản, nuôi trồng thủy sản kết hợp, nuôi trồng trên biển và nuôi quảng canh cải tiến. Cụ thể:
– Nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ: Đây là loại hình mà người nuôi trồng theo sở thích, diện tích nhỏ, dùng để tự tiêu thụ cho gia đình hoặc đem bán.
– Nuôi trồng thủy sản thương mại: Đây là hình thức nuôi trồng quy mô lớn, áp dụng ở các cơ sở nuôi trồng thủy sản để thu được lợi nhuận tối đa. Sản phẩm thu hoạch để bán ra thị trường lớn, thậm chí là xuất khẩu ra nước ngoài.
– Nuôi trồng thủy sản nước lợ: Đây là hình thức nuôi thủy sản trên vùng nước lợ.
– Nuôi trồng thủy sản bằng nguồn giống khai thác tự nhiên: Đây là việc các cá nhân, tổ chức thực hiện việc thu gom giống ở bên ngoài tự nhiên từ khi con non cho đến con trưởng thành, nuôi tiếp đến cỡ thương phẩm rồi đem bán ra thị trường.
– Nuôi trồng thủy sản cao sản: Đây là mô hình nuôi thâm canh dùng hoàn toàn thức ăn công nghiệp theo nhu cầu của loài. Lấy giống từ các trại sản xuất giống, nuôi trong lồng hay bể nuôi nhân tạo có màng lót…
– Nuôi trồng trên biển: Còn đây là hình thức nuôi trồng từ khi thả giống cho đến khi thu hoạch đều được thực hiện ở trên biển.
3.3. Quy trình nuôi trồng thủy sản:
Quy trình nuôi trồng thủy sản cúa các cá nhân hay tổ chức có thể có sự khác nhau giữa từng loài nhưng nhìn chung đều bao gồm bốn giai đoạn chính cụ thể là:
– Giai đoạn 1: Các cá nhân, tổ chức nuôi trồng thuỷ sản sẽ chuẩn bị con giống, con giống tốt sẽ giúp cho việc nuôi đơn giản hơn, thủy sản sẽ lớn nhanh và tăng hiệu quả kinh tế. Chính bởi vậy, giai đoạn này cần đảm bảo lựa chọn nguồn giống chất lượng, nguồn giống này có thể là giống tự nhiên hay nhân tạo đều được.
Không những thế cũng cần phải chuẩn bị môi trường nuôi thủy sản cho tốt, bởi vì trên thực tế, trong giai đoạn này dù giống có tốt đến mấy nhưng nếu môi trường bẩn, không phù hợp thì chúng có thể bị chết. Theo đó các chủ thể cần tiến hành khử trùng, làm sạch, đảm bảo nước trong phù hợp với đặc tính thủy sản.
– Giai đoạn 2: Các cá nhân tổ chức thực hiện quá trình chăm sóc thủy sản.
Các loại thủy sản sau khi được lựa chọn kỹ lưỡng sẽ được chuyển đến môi trường nuôi. Trong quá trình này cần phải dùng thức ăn chăn nuôi do các nhà máy sản xuất để cho thủy sản ăn. Thường xuyên phải kiểm tra để phát hiện bệnh dịch, thay nước nếu bị ô nhiễm.
– Giai đoạn 3: Gia đoạn thu hoạch.
Khi thủy sản đã phát triển đến ngưỡng nhất định thì các cá nhân, tổ chức sẽ tiến hành thu hoạch thuỷ sản. Các chủ thể có thể sử dụng các kỹ thuật chuyên nghiệp để thu hoạch nhanh nhất.
– Giai đoạn 4: Cuối cùng làchế biến và đóng gói sản phẩm, bán ra thị trường.
Hiện nay, hoạt động nuôi trồng thuỷ hải sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho con người, không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt là ở vùng nông thôn và vùng ven biển. Nhu cầu thuỷ sản cho con người đàn ngày càng tăng trong khi nguồn lợi của các tài nguyên này lại có giới hạn và đang bị các quốc gia trên thế giới khai thác cạn kiệt, chính bởi vì vậy ngành nuôi trồng thuỷ sản cần được trú trọng phát triển để bù đắp vào những thiếu hụt đó.