Nuôi trồng thủy sản đã làm giảm áp lực đối với thủy sản tự nhiên và đóng góp to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội tại các cộng đồng địa phương và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động trên toàn đất nước. Khi tham gia vào nuôi trồng thuỷ sản thì các cơ sở cần có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản là gì?
- 2 2. Mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản:
- 4 4. Điều kiện cơ sở kinh doanh nuôi trồng thủy sản:
- 5 5. Quy định của pháp luật về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản:
1. Mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản là gì?
Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản đã không ngừng phát triển tại Việt Nam cũng như toàn bộ các quốc gia trên thế giới. Hiện nay Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia sản xuất thủy sản lớn nhất trên thế giới. Với lợi thế là một quốc gia ven biển, ngành nuôi trồng thủy sản trở thành một phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và góp phần giúp cải thiện cuộc sống cho người nông dân vùng biển. Các điều kiện kinh doanh nuôi trồng thủy sản luôn là vấn đề mà người nuôi trồng quan tâm đầu tiên khi tham gia vào hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản được sử dụng khá phổ biến và có những vai trò, ý nghĩa to lớn trong thực tiễn.
Mẫu số 25.NT: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản là mẫu giấy chứng nhận được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để chứng nhận về việc các cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật hiện hành. Mẫu nêu rõ thông tin người đại diện cơ sở nuôi trồng thủy sản, đối tượng thủy sản nuôi trồng; số lượng ao (đầm/hầm)/bể/lồng; tổng diện tích cơ sở; thông tin về diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản,… Mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản được ban hành theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản:
Mẫu số 25.NT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
GIẤY CHỨNG NHẬN
CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
…….(tên Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp)…….
1. Tên (người đại diện) cơ sở nuôi trồng thủy sản:
2. Địa chỉ của cơ sở:
3. Điện thoại ……..; Số Fax ……..; Email
4. Địa điểm nuôi:
Đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản:
– Đối tượng thủy sản nuôi trồng:
– Số lượng ao (đầm/hầm)/bể/lồng:
– Tổng diện tích cơ sở:
– Diện tích mặt nước nuôi:
Số cấp: AA/20…/BB/CN-NTTS
Có hiệu lực đến ngày tháng năm
(*) và thay thế Giấy chứng nhận số:…… Cấp ngày…tháng…năm…
……, ngày… tháng… năm ….
(Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản:
– Tên biển bản: Mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản.
– AA: Số thứ tự của cơ sở được kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện.
– BB: Mã số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và được quy định tại
– (*): Ghi trong trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại.
– Ghi rõ thông tin người đại diện cơ sở nuôi trồng thủy sản.
– Ghi rõ thông tin địa điểm nuôi trồng thuỷ sản.
– Ghi rõ thời gian và địa điểm lập mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản.
– Ghi rõ họ tên và đóng dấu của thủ trưởng đơn vị.
4. Điều kiện cơ sở kinh doanh nuôi trồng thủy sản:
Để được kinh doanh nuôi trồng thủy sản các cơ sở kinh doanh cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện cụ thể sau đây:
– Các cơ sở mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy sản cần phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy, nổ.
– Thủy sản, sản phẩm thủy sản được mua, bán, sơ chế, chế biến cần phải có hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
– Việc mua, bán thủy sản tại vùng công bố dịch bệnh phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo quy định pháp luật.
– Các cơ sở phải bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật cụ thể: Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản; tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật hiện hành.
– Các cơ sở phải có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại để được kinh doanh nuôi trồng thuỷ sản.
– Các cơ sở phải có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường theo đúng các quy định pháp luật.
– Đảm bảo duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
– Các cơ sở phải phải sử dụng các loại thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
– Các cơ sở phải cần phải tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống (thủy hải sản) còn phải đảm bảo các điều kiện cụ thể về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm; bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm và bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh.
Việc đưa ra các quy định về điều kiện của cơ sở kinh doanh dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản là vô cùng hợp lý và có những vai trò, ý nghĩa quan trọng trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của đất nước ta, đảm bảo sự an toàn và chất lượng của các nguồn thuỷ sản.
5. Quy định của pháp luật về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản:
Trình tự thực hiện thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản:
– Các tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.
– Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ.
– Trong trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá hai ngày làm việc theo quy định của pháp luật, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh
– Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện kiểm tra thực tế tại cơ sở theo Mẫu số 24.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Đối với kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 25.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).
Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Thành phần hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu sau đây:
+ Thứ nhất: Đơn đề nghị theo Mẫu số 23.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
+ Thứ hai: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản.
+ Thứ ba: Sơ đồ vị trí đặt lồng bè/Sơ đồ khu vực nuôi.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
– Tổ chức.
– Cá nhân.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
Trung Tâm hành chính công cấp tỉnh.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản.
Thời hạn của Giấy chứng nhận: 24 tháng.
Phí, lệ phí (nếu có):
Chưa có văn bản quy định.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị theo Mẫu số 23.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Không có.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Thủy sản năm 2017.
– Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.