Khi các cá nhân, tổ chức muốn nuôi trồng thủy sản trên biển thì cần lập mẫu đơn đề nghị cấp, cấp lại giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển gửi đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Vậy, mẫu đơn đề nghị cấp, cấp lại giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển được quy định cụ thể như thế nào và có nội dung cụ thể ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn đề nghị cấp, cấp lại giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị cấp, cấp lại giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đề nghị cấp, cấp lại giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển:
- 4 4. Quy định của pháp luật về thủ tục cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam (trong phạm vi 06 hải lý):
1. Mẫu đơn đề nghị cấp, cấp lại giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển là gì?
Nuôi trồng thuỷ sản trên biển hiện đang là một trong những ngành mũi nhọn của cả nước, thủy sản đóng góp tiềm năng đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù vẫn có những thử thách phải đối mặt, song ngành thuỷ sản vẫn luôn đóng vai trò quan trọng, mang đến thành công lớn cho Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nuôi trồng thuỷ sản đã cung cấp thực phẩm cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu và các ngành sản xuất khác. Không những thế còn góp phần làm sạch môi trường nước. Mẫu đơn đề nghị cấp, cấp lại giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển được sử dụng phổ biến và có những vai trò cũng như ý nghĩa quan trọng.
Mẫu số 29.NT: Đơn đề nghị cấp, cấp lại giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển là mẫu đơn được lập ra nhằm mục đích để các cá nhân, tổ chức đưa ra đề nghị đối với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc cấp, cấp lại giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo quy định của pháp luật Việt Nam. Mẫu nêu rõ thông tin tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép, địa điểm nuôi trồng thuỷ sản, đối tượng thủy sản nuôi trồng, diện tích mặt nước xin được giao để nuôi trồng thủy sản, dự kiến sản lượng nuôi trồng thuỷ sản… Mẫu đơn đề nghị cấp, cấp lại giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển được ban hành theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật thuỷ sản.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp, cấp lại giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển:
Mẫu số 29.NT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
………, ngày …….tháng…… năm……
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI
GIẤY PHÉP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN BIỂN
Kính gửi: (Tên cơ quan cấp phép).
1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép:
Đại diện (nếu là tổ chức):
2. Số chứng minh thu nhân dân:……; Cấp ngày: …….; Nơi cấp:
3. Địa chỉ thường trú/trụ sở công ty (nếu là tổ chức):
4. Điện thoại……; Số Fax…….; Email
5. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập (nếu có):
6. Địa chỉ khu vực biển để nuôi trồng thủy sản:
7. Đối tượng thủy sản nuôi trồng:
8. Diện tích mặt nước xin được giao để nuôi trồng thủy sản: (ha/m2)
9. Dự kiến sản lượng nuôi (tấn/vụ):…..; Tổng sản lượng (tấn/năm):
10. Thông tin khác:
Đề nghị …… (tên cơ quan cấp phép) ……. cấp/cấp lại Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức/cá nhân
Lý do cấp lại (áp dụng đối với trường hợp xin cấp lại):
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu nếu có)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đề nghị cấp, cấp lại giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển:
– Phần mở đầu:
+ Mẫu số 29.NT
+ Ghi đầy đủ thông tin bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là đơn đề nghị cấp, cấp lại giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn đề nghị cấp, cấp lại giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển.
+ Thông tin tổ chức, cá nhân làm đơn đề nghị cấp, cấp lại giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển.
+ Địa chỉ khu vực biển để nuôi trồng thủy sản.
+ Đối tượng thủy sản nuôi trồng.
+ Diện tích mặt nước xin được giao để nuôi trồng thủy sản.
+ Dự kiến sản lượng nuôi trồng thuỷ sản.
+ Thông tin khác.
+ Đề nghị cấp, cấp lại giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển.
+ Lý do cấp lại (áp dụng đối với trường hợp xin cấp lại).
– Phần cuối biên bản:
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của đại diện cơ sở đề nghị cấp, cấp lại giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển.
4. Quy định của pháp luật về thủ tục cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam (trong phạm vi 06 hải lý):
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Thủy sản năm 2017.
– Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
Tên thủ tục hành chính:
Cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam (trong phạm vi 06 hải lý)
Trình tự thực hiện:
– Đối với việc cấp mới giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam (trong phạm vi 06 hải lý) được thực hiện theo trình tự sau đây:
+ Các tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh để xin cấp mới giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam (trong phạm vi 06 hải lý).
+ Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp thì Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
+ Trong trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng thì pháp luật quy định trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh
+ Trình tự cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ, xin ý kiến cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, đơn vị có liên quan và xem xét cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo Mẫu số 31.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ nếu đáp ứng các quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp không cấp phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Trình tự cấp lại Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển trong trường hợp Giấy phép bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi, bổ sung thông tin:
+ Các tổ chức, cá nhân gửi đề nghị cấp lại Giấy phép theo Mẫu số 29.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP Của Chính phủ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được đề nghị cấp lại Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp lại Giấy phép. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có).
Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Đơn đăng ký theo Mẫu số 29.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
– Thứ hai: Bản thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 30.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
– Thứ ba: Báo cáo đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thủy sản hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường và
– Thứ tư: Sơ đồ khu vực biển kèm theo tọa độ các điểm góc của khu vực biển đề nghị giao.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết:
Theo quy định của pháp luật là 45 ngày đối với trường hợp cấp mới; 15 ngày đối với trường hợp cấp lại.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
– Tổ chức.
– Cá nhân.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì Thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển có nội dung cụ thể như sau:
– Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam trong phạm vi vùng biển tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đến 06 hải lý thuộc phạm vi quản lý.
– Tổng cục Thủy sản thực hiện cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam trong khu vực biển ngoài 06 hải lý, khu vực biển giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu vực biển nằm đồng thời trong và ngoài 06 hải lý.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển.
Phí, lệ phí (nếu có): Chưa có văn bản quy định.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
– Đơn đăng ký theo Mẫu số 29. NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
– Bản thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 30. NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Không có.