Khi tiến hành hoạt động điều chuyển tài sản là vũ khí, công cụ hỗ trợ, thì các cơ quan sẽ cần phải sử dụng đến văn bản ghi nhận về việc bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ, văn bản đó có tên gọi chính là Biên bản bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ.
Mục lục bài viết
1. Biên bản bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ là gì?
Điều chuyển vũ khí, công cụ hỗ trợ là việc thu lại vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ của các đơn vị, địa phương đã được trang bị để bổ sung cho các đơn vị, địa phương khác. Có thể thấy, hoạt động điều chuyển này phải được thực hiện giữa các chủ thể đều được pháp quy định là được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ. Hoạt động điều chuyển này thường xảy ra khi có tình trạng khẩn cấp xảy ra nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp hoặc khi có tình huống đột xuất khác hoặc phục vụ yêu cầu công tác, chiến đấu theo đề nghị của cơ quan quản lý về trang bị và kho vận.
Khi thực hiện hoạt động điều chuyển này, thì các cơ quan cần tiến hành lập biên bản bàn giao. Như vậy, có thể hiểu biên bản bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ ở đây chính là văn bản được lập khi các chủ thể tiến hành hoạt động giao nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ được quyết định điều chuyển từ đơn vị này đến đơn vị khác. Các đơn vị giao và nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ ở đây chính là các đơn vị được trang bị các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ. Biên bản bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ (06- BBBG) ở đây được sử dụng trong các cơ quan được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ thuộc Tổng cục Hải quan, cụ thể đó chính là Tổng cục Hải quan, lực lượng điều tra chống buôn lậu, Hải quan cửa khẩu thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ( Khoản 5 Điều 8 và Điều 9 Thông tư số 17/2018/TT- BCA ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Công an ban hành quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ).
Biên bản bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ (06-BBBG) được các chủ thể bàn giao- chủ thể nhận tiến hành ghi nhận lại các hoạt động, nội dung diễn ra khi bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ. Văn bản này chính là minh chứng cho việc bàn giao và cũng là căn cứ để các chủ thể dựa vào nếu sau khi bàn giao có những thông tin không đồng nhất về vũ khí, công cụ hỗ trợ được bàn giao.
Trong Biên bản bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ (06- BBBG) thể hiện các nội dung như các chủ thể tiến hành bàn giao, chủ thể nhận, đối tượng được bàn giao, tình trạng đối tượng được bàn giao, số tượng đối tượng được bàn giao, nước sản xuất, thiết bị, phụ tùng kèm theo của vũ khí, công cụ hỗ trợ được điều chuyển,…. Biên bản bàn giao này phải có chữ ký của cán bộ trực tiếp giao, nhận và xác nhận của lãnh đạo đơn vị các bên có liên quan.
2. Mẫu Biên bản bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ (06-BBBG):
Biên bản bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ (06-BBBG) được quy định trong Phụ lục của Quy chế quản lý sử dụng vũ khí công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan được ban hành theo Quyết định số 498/QĐ-TCHQ ngày 18 tháng 3 năm 2019 về việc ban hành Quy chế quản lý sử dụng vũ khí công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan. Mẫu văn bản như sau:
Mẫu số 06-BBBG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
…………
………… (1)
——-
BIÊN BẢN BÀN GIAO
VŨ KHÍ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 14/2017/QH14 ngày 20/6/2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Quyết định số /QĐ-TCHQ ngày………… của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan;
Căn cứ Quyết định số………..ngày…………của………….về việc điều chuyển tài sản là vũ khí, công cụ hỗ trợ cho…….., (2)
Hôm nay, vào hồi……….ngày………., tại………… (3)
Chúng tôi gồm: (4)
1………..Chức vụ:………..Đơn vị:…………
2……….Chức vụ:……….Đơn vị:…………
3………….Chức vụ:……….Đơn vị:………
Tiến hành bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho…………(5) cụ thể như sau:
– Số lượng, chủng loại theo
– Số hiệu vũ khí, công cụ hỗ trợ bàn giao trên thực tế hoàn toàn trùng khớp với số hiệu trên Phiếu xuất kho và Quyết định trang cấp.
– Tình trạng vũ khí, công cụ hỗ trợ khi bàn giao: ………… (7)
Biên bản lập hồi……… cùng ngày, đã được các bên liên quan thông qua.
Biên bản lập thành ….bản, mỗi bên giữ 01 bản./.
BÊN GIAO
(ký, ghi rõ họ tên)
BÊN NHẬN
(ký, ghi rõ họ tên)
3. Lập Biên bản bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ (06-BBBG):
(1) Ghi tên đơn vị lập biên bản và đơn vị cấp trên trực tiếp của đơn vụ lập biên bản
(2) Ghi theo Quyết định điều chuyển tài sản là vũ khí, công cụ hỗ trợ
(3) Ghi thời gian, địa điểm thời tiến hành bàn giao
(4) Ghi chủ thể tiến hành bàn giao
(5) Ghi chủ thể nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ
(6) Ghi thông tin theo Phiếu xuất kho
(7) Ghi tình trạng vũ khí, công cụ hỗ trợ khi các bên tiến hành bàn giao
4. Đối tượng được tiến hành điều chuyển, bàn giao trong Biên bản bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ (06-BBBG):
Biên bản bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ (06-BBBG) được sử dụng trong hoạt động điều chuyển vũ khí, công cụ hỗ trợ của các đơn vị được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ thuộc Tổ cục Hải quan. Nên đối tượng được điều chuyển, bàn giao trong Biên bản bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ (06-BBBG) phải là các vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị cho các cơ quan này.
Theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư số 17/2018/TT- BCA ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Công an ban hành quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ thì Cục điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, lực lượng điều tra chống buôn lậu, Hải quan cửa khẩu thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được trang bị đó chính là súng ngắn, súng tiểu liên, đạn sử dụng cho loại súng này và các loại vũ khí thô sơ và các loại công cụ hỗ trợ.
Tại Điều 5 trong Quy chế quản lý sử dụng vũ khí công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan được ban hành theo Quyết định số 498/QĐ-TCHQ ngày 18 tháng 3 năm 2019 về việc ban hành Quy chế quản lý sử dụng vũ khí công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan quy định về các loại vũ khí, công cụ được cấp cho Cục Điều tra chống buôn lậu, lực lượng điều tra chống buôn lậu, Hải quan cửa khẩu thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ để thực thi nhiệm vụ, cụ thể:
“a) Vũ khí quân dụng gồm: súng ngắn, súng tiểu liên và đạn sử dụng cho các loại súng này.
b) Vũ khí thô sơ gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
c) Công cụ hỗ trợ gồm: Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này; phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa; lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ; dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh.”
Ngoài ra, thì các đơn vụ hải quan cũng được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ đã mất tính năng, tác dụng để trưng bày tại cơ quan. Lực lượng bảo vệ cơ quan thuộc Tổng cục Hải quan được trang bị các loại công cụ hỗ trợ gồm: dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao.
Từ đó, các đối tượng được liệt kê nêu trên sẽ có thể được điều chuyển theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Người được giao quản lý kho, hoặc quản lý nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ có trách nhiệm thống kê, ghi chép đầy đủ vào sổ theo dõi việc điều chuyển các vũ khí, công cụ hỗ trợ. Các đơn vị có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ, vũ khí công cụ được điều chuyển đó và thực hiện báo cáo với cơ quan cấp trên.
* Cơ sở pháp lý
– Luật Quản lý, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 14/2017/QH14 ngày 20/6/2017 được sửa đổi bổ sung năm 2017;
– Thông tư số 17/2018/TT- BCA ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Công an ban hành quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ;
– Quyết định số 498/QĐ-TCHQ ngày 18 tháng 3 năm 2019 về việc ban hành Quy chế quản lý sử dụng vũ khí công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan.